du lịch nông nghiệp
Đẩy mạnh đầu tư vào phát triển du lịch nông thôn
Trong những năm gần đây, du lịch nông thôn ở Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, với nhiều loại hình đa dạng như du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa và du lịch làng nghề. Các hoạt động này không chỉ giúp thúc đẩy kinh tế nông thôn, mà còn tạo ra sự gắn kết và niềm tự hào của cư dân địa phương với vẻ đẹp của vùng quê.
Xanh hóa du lịch nông nghiệp và nông thôn: Con đường phát triển bền vững
Trong những năm gần đây, tăng trưởng xanh đã trở thành một xu hướng phát triển tất yếu được nhiều quốc gia, bao gồm Việt Nam, chú trọng. Mô hình tăng trưởng xanh nhắm đến việc biến những hạn chế về nguồn lực và các thảm họa thiên nhiên thành cơ hội kinh tế, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Điều này được thực hiện thông qua việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên và tăng cường đầu tư vào vốn tự nhiên.
Phát triển du lịch nông nghiệp theo hướng bền vững
Trong thời gian qua, các mô hình du lịch nông nghiệp và nông thôn đã phát triển mạnh mẽ tại nhiều địa phương. Xu hướng này được đánh giá sẽ là hướng phát triển của du lịch Việt Nam trong tương lai, không chỉ tạo sức hút lớn đối với du khách trong nước và quốc tế mà còn thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững.
Tp. Hồ Chí Minh: Phát triển mô hình du lịch nông nghiệp tạo sức hút lớn đối với du khách
Thời gian qua, những mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn đã phát triển mạnh mẽ tại các địa phương. Đây được đánh giá là xu hướng phát triển của du lịch TP.HCM trong thời gian tới, góp phần tạo sức hút lớn đối với du khách trong nước và quốc tế, bên cạnh đó, thúc đẩy triển kinh tế nông thôn theo hướng bền vững.
Đắk Lắk: Phát triển du lịch nông nghiệp gắn liền với tiêu thụ nông sản
Thực tế cho thấy, du lịch nông nghiệp mang lại nhiều lợi ích cho cả sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân ở các vùng nông thôn. Với diện tích cây trồng hằng năm hơn 679.000 ha, nông dân Đắk Lắk đã tạo ra nhiều loại nông sản có giá trị như: cà phê, ca cao, hồ tiêu, sầu riêng, mắc ca… Từ thế mạnh rất lớn này là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch nông nghiệp, không chỉ mang lại nguồn lợi kinh tế mà còn là giải pháp hữu hiệu để quảng bá nông sản của tỉnh.
Quảng Nam: Phát triển du lịch nông nghiệp gắn với tiêu thụ sản phẩm OCOP bền vững
Phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn là cơ hội để quảng bá, giới thiệu nông sản địa phương, đặc biệt là các sản phẩm OCOP. Sản phẩm OCOP thể hiện giá trị văn hóa đặc sắc của mỗi địa phương, càng đặc thù, đặc trưng vùng miền thì càng có sức hấp dẫn và thu hút du khách.
Tuyên Quang tiềm năng phát triển du lịch nông nghiệp
Những năm gần đây, nhờ phát triển du lịch nông thôn, phát triển nông nghiệp gắn với du lịch, thu nhập của bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Tuyên Quang tăng đáng kể.
Những trăn trở về du lịch nông nghiệp ở Hà Nội
Ngày 4/3/2022, TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch 73 về việc phát triển kinh tế du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng NTM giai đoạn 2022-2025.
Du lịch nông nghiệp trên cao nguyên Mộc Châu
Du lịch và nông nghiệp là hai ngành kinh tế có mối tương quan, tương hỗ trong định hướng phát triển kinh tế của cả nước. Việc phát triển du lịch sẽ tác động lan tỏa tới các ngành kinh tế khác, đặc biệt là thương mại, dịch vụ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn.
Tiến sĩ Ngô Kiều Oanh hiến kế cho Thủ đô phát triển du lịch nông nghiệp
Tiến sĩ Ngô Kiều Oanh là người trăn trở về du lịch nông nghiệp và đi tiên phong khi mở ra Trang trại Đồng Quê hơn 10 năm trước ở huyện Ba Vì, Hà Nội.
Phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn: Đầu tư chuyên sâu mới có khách
Phát triển du lịch nông thôn đang là hướng đi tạo thêm nguồn lực cho xây dựng và phát triển nông thôn mới, tạo sinh kế cho người dân trong giai đoạn tới. Dù trước đó đã có các loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng nhưng du lịch nông thôn vẫn là điều mới mẻ, thu hút khách.