Tiểu bang California trong nền kinh tế Hoa kỳ và quan hệ đối với Việt Nam

Sau bình thường hóa vào năm 1995, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh và giao lưu nhân dân phát triền ngày càng mạnh mẽ và toàn diện.

Khi Hiệp định thương mại song phương và Hiệp định khung Thương mại &Đầu tư giữa 2 quốc gia có hiệu lực, hoạt động thương mại và đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam đã tăng lên đáng kể; thương mại giữa 2 nước đã từ 0,45 tỷ USD năm 1995 tăng lên 77.6 tỷ USD vào năm 2019 (gấp trên 172 lần trong vòng 12 năm)

Là một cấu phần của mối quan hệ hợp tác toàn diện, hợp tác kinh tế thương mại là một nội dung rất quan trọng. Đến năm 2020, Viêt Nam là đối tác thương mại hàng hóa lớn thứ 10, nguồn cung hàng hóa lớn thứ 6 của Hoa Kỳ và ngược lại, Hoa Kỳ đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 và là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Cùng với quan hệ thương mại, Hoa Kỳ đã đầu tư 1.135 dự án với tổng vốn đăng ký 10 tỷ USD vào Việt Nam và Việt Nam cũng có hơn 200 dự án trị giá trên 1 tỷ USD đầu tư tại Hoa Kỳ.

Việt Nam nhất quán mục tiêu xây dựng quan hệ hài hòa, bền vững với chính sách tiếp cận khách quan trên tinh thần xây dựng, cầu thị nhằm phát huy, củng cố và nâng cao hiệu quả cơ chế và các kênh đối thoại. để mở ra triển vọng hợp tác kinh tế thương mại tích cực giữa 2 nền kinh tế.

bang-california-co-bao-nhieu-thanh-pho-1-1644292958.jpg
Tiểu bang California trong nền kinh tế Hoa kỳ và quan hệ đối với Việt Nam

Vượt qua thách thức của đại dịch Covid-19, những tháng đầu năm 2021, kinh tế Hoa Kỳ có sự hồi phục. tăng trưởng Quý II đạt 6,7% tăng 0,4% so với Quý I/2021. Mức tăng này phản ánh quá trình mở cửa các lĩnh vực và hành động tích cực của chính phủ. Theo Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), trong năm 2021, kinh tế Hoa Kỳ có thể tăng trưởng 6,0% và dự báo năm 2022 sẽ đạt mức tăng 5,2%

Nhân kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Hoa Kỳ và Viêt Nam, vụ Thị trường châu Âu-châu Mỹ thuộc bộ Công Thương đã biên soạn tài liệu giới thiệu thị trường miền Tây Hoa Kỳ, bài viết đề cập những nét nổi bật về California, một vùng kinh tế trọng điểm có nền nông nghiệp lớn nhất của đất nước Hoa Kỳ.

Tổng quan về Hoa Kỳ

Hoa Kỳ (United States US) còn được gọi là nước Mỹ (America), tên đầy đủ là Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (United States of America USA), là một quốc gia cộng hòa lập hiến liên bang thuộc châu Mỹ. Quốc gia này nằm ở Tây Bán cầu, bao gồm 50 tiểu bang và 1 đặc khu liên bang với Thủ đô là  thành phố Washington, D.C.

 Nằm giữa Bắc Mỹ, phía Tây giáp biển Thái Bình DươngĐại Tây Dương ở phía Đông, phia Bắc là Canada  và México ở phía Nam, Hoa Kỳ có 14 vùng lãnh thổ còn được gọi là vùng quốc hải  nằm trong vùng biển Caribe và Thái Bình Dương cùng với 326 biệt khu thổ dân. Với diện tích 9,8 triệu km² và dân số hơn 331 triệu người, Hoa Kỳ là quốc gia lớn thứ 4 về tổng diện tích và đứng thứ 3 về quy mô dân số trên thế giới.

Là đất nước của những người nhập cư, Hoa Kỳ là quốc gia đa chủng tộc và nền văn hóa lớn trên thế giới, Quốc gia này ban đầu được hình thành với 13 thuộc địa của đế quốc Anh nằm dọc theo bờ biển Đại Tây Dương. 13 cựu thuộc địa đã đưa ra tuyên ngôn độc lập vào ngày 4 tháng 7 năm 1776Hội nghị Liên bang quyết định theo Hiến pháp Hoa Kỳ vào ngày 17 tháng 9 năm 1787. Sau khi giành độc lập, Hoa Kỳ bắt đầu công cuộc mở rộng lãnh thổ trên khắp Bắc Mỹ; cuối thế kỷ XIX, nước Mỹ đã mở rộng ảnh hưởng đến toàn bộ Thái Bình Dương và trở thành một nền kinh tế lớn nhất toàn cầu.

Ngày nay, Hoa Kỳ là một quốc gia công nghiệp phát triển với nền kỹ nghệ có tầm ảnh hưởng rộng lớn và là thành viên của hầu hết các tổ chức toàn cầu, nổi bật là Liên Hợp Quốc, các nhóm G-7G-8G-20Câu lạc bộ ParisOECD và WTO,…Vào năm 2020, nền kinh tế Hoa K có quy mô lớn nhất thế giới theo GDP danh nghĩa, xếp thứ 2 sau Trung Quốc theo sức mua tương đương. Đến năm 2019, tổng GDP cả nước đạt 21.430 tỷ USD, chiếm 23,6% kinh tế toàn cầu. Hoa Kỳ đã giữ vị trí kinh tế lớn nhất thế giới từ năm 1871. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người (cả danh nghĩa và sức mua tương đương) đạt trung bình 63 nghìn USD với chỉ số phát triển con người (HDI) ở hạng 17 toàn cầuchỉ số tiến bộ xã hội xếp thứ 28 thế giới ;

Trong 50 tiểu bang, California có quy mô GDP lớn nhất với giá trị 3.150 tỷ USD, Nếu so sánh với các quốc gia trên thế giới thì GDP của California cao hơn Ấn Độ, Anh hoặc Pháp và đứng ở hàng thứ 5 so với các nước trên thế giới, Theo Báo cáo cạnh tranh toàn cầu. Hoa kỳ đứng thứ 17 thế giới về chỉ số tự do kinh tế, là một trong những thị trường kinh doanhtài chính, tiêu dùng có sức ảnh hưởng lớn với thị trường chứng khoán New York (NYSE) có vốn hoá cao nhất thế giới; đồng Đô la Mỹ là loại tiền tệ được giao dịch nhiều nhất, đồng thời cũng là nơi có số tỷ phú  hàng đầu thế giới (World Economic Forum 2019).

Hoa Kỳ dẫn đầu thế giới trong đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, nhất là ở các nước đang phát triển, cũng như tài trợ cho các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Các ngành kinh tế dịch vụ và giáo dục không chỉ sở hữu nhiều trường Đại học nổi tiếng mà còn là nơi có tiềm lực tài chính lớn trên thế giới.

Là nước đi đầu trong lĩnh vực khám phá vũ trụ, Mỹ là nước đầu tiên thành công trong việc đưa con người  lên Mặt trăng và cũng là nước đã thành lập và đưa quân chủng vũ trụ vào hoạt động độc lập, đang dẫn đầu trong cuộc đua chinh phục sao Hỏa, Là một trong 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Hoa Kỳ là siêu cường còn lại sau Chiến tranh “lạnh”,được các quốc gia nhìn nhận như một thế lực quân sựvăn hóachính tr và kinh tế có ảnh hưởng sâu rộng trên toàn thế giới.

Mặc dù là một quốc gia phát triển, song xã hội Hoa Kỳ hiện phải đối mặt với nhiều thách thức như sự chênh lệch giàu nghèothất nghiệp, nạn xả súng bừa bãi,quản lý súng đạn lỏng lẻo, bất bình đẳng xã hội với nạn phân biệt chủng tộc , nhập cư bất hợp pháp và chi phí y tế - giáo dục  đắt đỏ nhất thế giới.

Trong nền kinh tế Hoa kỳ, dịch vụ chiếm trên 3/4 GDP và sử dụng 79,4% lực lượng lao động cả nước. Các lĩnh vực quan trọng trong ngành dịch vụ bao gồm tài chính, bảo hiểm, bất động sản và dịch vụ thuê mướn có quy mô khoảng 4.500 tỷ USD chiếm 21% GDP cả nước; giáo dục,y tế và trợ giúp xã hội chiếm trên 8,78% và khu vực chính phủ chừng 12,3%. Thị trường tài chính Hoa Kỳ có tính thanh khoản cao. Vào năm 2918, tài chính và bảo hiểm chiếm trên 7,4% GDP. Trong năm 2017, xuất khẩu dịch vụ tài chính và bảo hiểm đạt 114,5 tỷ USD với mức thặng dư trên 40,8 tỷ USD. Ngành công nghiệp hậu cần và vận tải Hoa Kỳ có quy mô trên 1.600 tỷ USD chiếm 8% GDP, tạo mạng lưới cung ứng tích hợp, giúp liên kết nhà sản xuất và tiêu dùng thông qua nhiều phương thức, bao gồm cả dịch vụ chuyển phát nhanh, hàng không, đường sắt, vận tải hàng hải và bằng xe tải.

Các ngành công nghiệp đóng góp trên 18,2% GDP và sử dụng 19,2% lực lượng lao động, Là  quốc gia dẫn đầu trong khai thác khoáng sản đồng thời cũng là nước đứng thứ 3 thế giới về sản xuất dầu mỏ. Máy móc là lĩnh vực sản xuất quan trọng và có sức cạnh tranh cao. Ngành này với hàng chục nghìn công ty, có nhiều công ty đại chúng quy mô lớn và thương hiệu mang tính biểu tượng kinh doanh toàn cầu. Công nghiệp hàng không vũ trụ có quy mô lớn, sử dụng trực tiếp 500.000 công nhân, tạo ra hơn 700.000 việc làm trong các lĩnh vực liên quan khác và đóng góp trên 150 tỷ USD vào kim ngạch xuất khẩu, tạo thặng dư hàng năm trên 88 tỷ USD.

Trong lĩnh vực năng lượng, Hoa Kỳ là nước đi đầu trong sản xuất, cung ứng và tiêu thụ. Thông qua mạng lưới hạ tầng được hỗ trợ bởi những dịch vụ mới như lưới điện thông minh, các công ty năng lượng đã thực hiện việc truyền tải, phân phối và lưu trữ điện. Nhờ đó, Hoa Kỳ đã trở thành một trong những thị trường hấp dẫn nhất với giá trị đạt trên 350 tỷ USD/năm.

Nông nghiệp, thực phẩm và những ngành liên quan đóng góp 5,2% vào GDP (trên 1.100 tỷ USD); trong đó,các trang trại tạo ra khoảng 0.6% GDP. Là đầu vào cơ bản cho ngành công nghiệp và nhiều lĩnh vực khác, nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Nông nghiệp Hoa Kỳ tạo ra 2,2 triệu việc làm tương đương với 10.9% tổng số việc làm cả nước. Trong đó, việc làm trực tiếp trong các nông trại khoảng 2,6 triệu bằng 1,3% tổng số việc làm liên quan đến nông nghiệp và thực phẩm (19,6 triệu). Vào năm 2019, 10 bang sản xuất nông nghiệp hàng đầu nước Mỹ lần lượt được kể đến là Califorrnia, Iowa. Nebraska, Texas, Minesota, Illinois, Kansas,Wisconin. North Carolina và India. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt 136,7 tỷ USD/năm và nhập khẩu tương ứng là 131 tỷ USD với cơ cấu tiêu dùng bình quân của hộ gia đình về lương thực thực phẩm đứng ở hàng thứ 3 (12,9%), đứng sau nhà ở 32,8% và đi lại 15,9%.

Quá trình di, định cư của các sắc dân nhập cư khác nhau đã góp phần tao ra các vùng kinh tế đặc trưng. Những nhóm người định cư cùng với phong tục tập quán. kỹ năng và nguồn lực mang theo đã hình thành nên bản sắc và tính cách đặc trưng của từng khu vực trong nền kinh tế.

Về mặt thị trường, là quốc gia có GDP đứng ở hàng đầu với 328 triệu người tiêu thụ Hoa kỳ đã hình thành nhiều thị trường tiêu dùng với đặc thù địa lý và nhân khẩu học khác nhau. Trong đó, có 6 khu vực chính là Đông Bắc, Trung Đại Tây Dương, khu vực phía Nam, Trung Tây, Tây Nam và miền Tây. Miền Tây còn gọi là bờ Tây gồm 11 tiểu bang; trong đó California đã nổi lên như một nền kinh tế lớn thứ 5 trên thế giới (đứng sau Hoa Kỳ, Trung Quốc. Nhật Bản và CHLB Đức) với 39,5 triệu dân, chiếm 25% GDP nước Mỹ. Là một trung tâm công nghệ toàn cầu, California còn là đầu mối thương mại với các nền kinh tế thuộc vành đai Thái Bình Dương.

Mặc dù chỉ chiếm chưa đến 5% dân số thế giơi, nhưng Hoa Kỳ lại là quốc gia thương mại lớn nhất toàn cầu, có quan hê giao thương với hơn 200 nền kinh tế và vùng lãnh thổ với tổng giá trị xuất nhập khẩu trên 4.400 tỷ USD/năm.Trong đó, hơn 85% tổng kim ngach thương mại và 88% tổng giá trị các mặt hàng đến từ giao dịch với 25 nền kinh tế. Trong số này, Viêt Nam đứng ở vị trí thứ 13 với tổng kim ngạch trên 77,5 tỷ USD, bao gồm hơn 10,7 tỷ xuất khẩu và nhập khẩu trên 66,68 tỷ USD. Hoa kỳ là nước xuất khẩu hàng hóa lớn thứ 2 thế giới, đạt 1.600 tỷ USD (2019) và cũng là nước xuất khẩu lớn nhất về dịch vụ với kim ngạch lên tới 875,8 tỷ USD. Là nước xuất khẩu ròng dịch vụ với mức thặng dư 287,4 tỷ USD/năm đã giúp Hoa Kỳ bù đắp được phần lớn thâm hụt trong cán cân thương mại hàng hóa.

Tiểu bang Califorrnia, tiểu bang kinh tế hàng đầu nước Mỹ

Với biệt hiệu Golden State, tiểu bang Califorrnia (viết tắt là Calif hoặc CA) có diện tích tự nhiên 423.970Km2 (Gấp 1,27 lần Việt Nam) và trên 39,5 triệu dân; đạt mật độ 97;9 người/Km2 California có nền kinh tế lớn nhất trong các tiểu bang của Hoa Kỳ với tổng sản phẩm nội địa (GDP) 3.200 tỷ USD và thu nhập bình quân đầu người đạt trên 81000 USD/năm.. Nếu là một quốc gia độc lập, California sẽ là nền kinh tế đứng thứ 5 thế giới. California là nơi có nhiều công ty có giá trị nhất thế giới, bao gồm AppleAlphabet Inc. và Facebook.

Những lĩnh vực then chốt của Califorrnia bao gồm nông nghiệp, khoa học và công nghệ, thương mại, truyền thông, du lịch. Đa số các hoạt động kinh tế diễn ra ở các thành phố ven biển, vùng nội địa chủ yếu tập trung cho nông nghiệp. Khu vực kinh tế mạnh nhất là vùng lòng chảo Los Angeles, nơi tập trung vào dịch vụ du lịch, truyền thông, thương mại và San Francisco, nơi công nghệ, thương mại và du lịch là những ngành công nghiệp chính. Là một bang giáp biển nên đây cũng là nơi trao đổi hàng hóa quan trọng của Hoa Kỳ

Địa hình và thời tiết của California khá đa dạng, bao gồm các khu vực thuộc vịnh San Francisco, bờ biển, các thung lũng trung tâm, vùng duyên hải và những vùng núi ớ cả ở phía Bắc và Nam. Nhờ dòng hải lưu California mát mẻ ngoài khơi tạo ra sương mù vào mùa hè nên nhiêt độ ít khi vượt quá 300C; vào mùa đông không có tuyết. Khí hậu ôn hòa hơn là ở các thung lũng, đây cũng là nơi trung chuyển các con sông, kênh và đập nước lớn của các hệ thống thủy nông, tạo nguồn nước cho sản xuất, biến các thung lũng thành những trung tâm nông nghiệp, cung cấp phần lớn lương thực thực phẩm cho Hoa Kỳ và tạo nguồn nông sản xuất khẩu sang nhiều quốc gia. Sự đa dạng về thời tiết tạo thuận lợi cho giao thương các mặt hàng nông-lâm-thủy sản và công nghiệp nhẹ từ California ra thế giới và ngược lại, với những mặt hàng từ nhiều nước trên thế giới hướng về để bù đắp cho khoảng trống thị trường còn thiếu hụt trong các khu vực khác nhau. Cùng với địa hình và khí hậu, tính đa dạng dân tộc ở đây cũng là điều kiện thuận lợi cho các nhà xuất khẩu đến từ nhiều châu lục khi có sự tương đồng về văn hóa, thị hiếu và nhất là tỷ lệ dân số sinh ra từ nước ngoài trong giai đoạn 2014-2018 của bang lên tới 26,9%.

Do điều kiện tự nhiên ưu đãi, diện tích đất nông nghiệp toàn tiểu bang có tới hơn 10,1 triệu ha cùng với khí hậumang tính chất địa trung hải nên hoạt động trồng trọt và chăn nuôi rất phát triển. Đây là một trong 5 khu vực cung cấp lương thực và thực phẩm lớn nhất trên thế giới với tổng giá trị hàng nông sản chiếm hơn 6,4% GDP của bang California, bằng 13% tổng sản phẩm nông nghiệp của toàn nước Mỹ, toàn tiểu bang có khoảng 10% lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực này.Califorrnia gieo trồng trên 400 loại cây nông nghiệp hàng hóa, cung cấp 2/3 sản lượng trái cây và cây có hạt cho toàn Hoa Kỳ, Cùng với sản phẩm cây trồng, trong lĩnh vực chăn nuôi tiểu bang cũng đã đóng góp với giá trị kinh tế lớn đối với các mặt hàng sữa, sản phẩm từ sữa,thịt bò, thịt gà cá và các loại động vật có vỏ…

California có trên 69.400 trang trại với diện tích trung bình 141ha/trang trại. Trong số này, 29% đạt doanh thu từ trên 100.000USD, cao hơn mức trung bình cả nước là 18%. Hoạt động nông nghiệp ở California chủ yếu tập trung tại thung lũng Trung tâm (Central Valley), thung lũng Salinas và trong các trang trại hữu cơ.

Tại Central Valley đã có trên 230 loại cây được gieo trồng; tuy chỉ chiếm 1% tổng diện tích đất nông nghiệp nhưng đã tạo ra 8% giá trị sản lượng nông nghiệp toàn nước Mỹ; 4 hạt đứng đầu về doanh thu nông nghiệp cả nước đều nằm ở thung lũng này.

Salinas nằm trong hạt Monterey, Đây là nơi trồng tới hơn 50% sản lượng rau diếp, cần tây và một lượng đáng kể cải xanh, súp lơ và dâu tây của Hoa kỳ

Các trang trại hữu cơ nằm rải rác trong khắp tiếu bang sản xuất nhiều sản phẫm như hạnh nhân, rau xanh, sup lơ, atiso, dâu tây, nho, mận và quả óc chó…

Theo nhìn nhận của các tổ chức nông nghiệp Hoa kỳ, những nông sản hàng đầu của California đều đạt giá trị hàng tỷ đô la mỗi năm. Theo đó, sữa và sản phẩm từ sữa đạt 7,34 tỷ USD/năm; hạt hạnh nhân trên 6 tỷ USD, trong niên vụ 2018/19 đã xuất khẩu đến hơn 100 quốc gia,

Với giá trị đạt trên 5,41 tỷ USD, cây nho được trồng thành 3 nhóm làm rượu vang, nho khô và để ăn trái, Đáng lưu ý là 98% lượng nho ăn trái của cả nước đến từ các vùng nho của California và 90% sản lượng rượu vang Hoa Kỳ là vang California.

Sau cây nho là cây dâu tây, California trồng khoảng 88% diện tích dâu tây cả nước, tập trung ở 300 trang trại, hàng năm tạo ra một giá trị trên 2,22 tỷ USD.

Cùng với dâu tây hàng năm California đã tao ra một lượng hạt rẻ cười trị giá trên 1,4 tỷ USD; hơn 98% lượng hạt rẻ cười nước Mỹ được sản xuất tại California.

Cây óc chó với giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1,29 tỷ USD, được trồng tập trung tại một số thung lũng. California là nơi cung cấp 99% nguồn hạt óc chó thương phẩm của Hoa Kỳ.

Cà chua là cây được trồng tập trung với 74% diện tích ở 5 hạt. California sản xuất hơn 90% sản lượng cà chua chế biến của nước Mỹ và gần ½ cà chua chế biến trên thế giới, mang lại nguồn thu hàng năm trên 1,17 tỷ USD.

Rau, hoa là những lĩnh vực khá phát triển, hàng năm thu về được 2,82 tỷ USD từ rau xà lách và. 1,22 tỷ USD từ sản phẩm hoa các loại. California cung cấp 75% sản lượng sà lách và các loại rau lá cho cả nước. Rau dược trồng trong các thung lũng. Vùng lớn nhất là Central Coast với 75% sản lượng của bang. Califorrnia là nơi dẫn đầu cả nước về các loại hoa, ngành công nghiệp hoa cắt cành đã tập trung phát triển ở 6 hạt ven biển bao gồm cả San Diego và Santa Cruz.

Cùng với trồng trọt, chăn nuôi là lĩnh vực phát triển mạnh ở California. Ngoài lượng sữa và sản phẩm sữa khổng lồ cung cấp cho cả nước, tiểu bang còn có khoảng 14.000 trang trại nuôi gia súc, hàng năm tạo ra giá trị sản phẩm trên 3,06 tỷ USD. Ở đây có nhiều trang trại gia súc lớn tập trung ở một số hạt như Tulare và Fresno.

Mặt hàng nông nghiệp của California nổi tiêng trên thế giới về chất lượng nhờ được sản xuất với tiêu chuẩn tốt, sản lượng lớn trên những cánh đồng và quy mô trang trại tập trung cao. Đây là được coi là một địa điểm tốt để các nhà nhập khẩu nông sản nghiên cứu thiết lập những kênh nhập khẩu nông sản từ California xuất khẩu sang nước khác.Ở chiều ngược lại, nhà xuất khẩu cũng có cơ hội nghiên cứu những mặt hàng nông sản nhiệt đới như trái cây tươi, rau củ quả nhiệt đới và thủy sản vốn không phải là lợi thế phát triển của California.

Thay cho lời kết

Với vai trò là người đứng đầu của ngành nông nghiệp California, Bộ trưởng bộ Nông nghiệp California Karen đã xác định, nhiệm vụ lớn nhất của bà là quan tâm, giúp nông dân phát triển, cả về trồng trọt lẫn chăn nuôi và mở rộng kết nối thị trường. Bà cho rằng Nông dân là những người bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu như hạn hán, nhiễm mặn… gây thiệt hại không nhỏ cho nông nghiệp. Bà mong muốn hợp tác hơn nữa với Việt Nam về vấn đề khoa học công nghệ, chính sách, quản lý để cùng nhau giải quyết các thách thức đặt ra. 

Quan hệ Việt Nam Hoa Kỳ đang ngày càng phát triển, Theo đó, nông nghiệp là vấn đề được cả hai nhà nước rất quan tâm và tăng cường hợp tác. Trong năm 2020, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Việt Nam Lê Quốc Doanh đã gặp gỡ các nhà lãnh đạo bang California. Đại diện Bộ NN&PTNT Việt Nam đã chia sẻ với Bộ Nông nghiệp California về vấn đề thương mại khi mà các sản phẩm của Việt Nam và Mỹ rất ít cạnh tranh mà thường là bổ trợ cho nhau; tiếp theo là hợp tác trong lĩnh vực khoa học công nghệ và đào tạo nhân lực cho ngành nông nghiệp, đặc biệt là nghiên cứu về giống, thú y, bảo vệ thực vật và dây chuyền chế biến, bảo quản nông sản vốn là những thế mạnh của California; sau cùng liên quan đến biến đổi khí hậu, do Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nên trong quan hệ hợp tác, phía California có thể chia sẻ những kinh nghiệm ứng phó biến đổi khí hậu đối với Việt Nam.

Hy vọng từ những vấn đề gợi ra, quan hệ giữa nông nghiêp Việt Nam và Tiểu bang California sẽ ngày một tăng cường, tạo những tiền đề phát triển lâu dài trong hội nhập kinh tế toàn cầu./.