Trăn trở với rừng của tư lệnh tối cao trong ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Tại Hội nghị tổng kết 50 năm Xây dựng và Phát triên lực lượng Kiểm lâm nhân dân năm nay (21 tháng 5 năm 2023) tại Hà Nội, tôi cùng nhiều đại biểu may mắn đã nhận được những cuốn sách quý về lâm nghiệp từ tiền riêng bỏ ra của nhà báo Xích Lô, bút danh báo chí của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT) Việt Nam gửi tặng với lời nhắn nhủ: “Chúng ta không thể trông chờ và kỳ vọng mà cần cùng hành động để tưới mát, vun trồng và chăm sóc tình yêu với rừng cũng như với khát vọng cống hiến của người giữ rừng bền vững”
bao-chi-1-1685956428.jpg

Rừng thông Bồ Bồ Quảng Nam (Ảnh sưu tầm)

Cầm trên tay cuốn sách Người trồng rừng (L’homme qui plantait des arbles) của văn hào Jean Giono tôi không khỏi bồi hồi xúc động. Vởi khoảng 50 trang chuyển ngữ,, bao gồm cả phần minh họa và chú thích, nội dung cuốn sách là một câu chuyện cảm động về nguồi chăn cừu đã dành hết tâm sức để trồng nhiều cây trong một thung lõng hoang vắng và cằn cỗi ở vùng núi Alpes-Provence trong suốt nửa đầu thế kỷ XX. Câu chuyện đã được dịch ra nhiều thứ tiềng và đã chuyển thể thành phim, đạt giải Cành cọ vàng tại liên hoan phim Canes năm 1987 và giảỉ Oscar vào năm 1988, Người trồng rừng còn giúp JeanGiono dược vinh danh với giải thưởng văn học Prince Rainer of Moncao và trở thành thành viên của Conseil literature Monaco vào năm 1963.

Theo các nhà phân tích, sự sống của loài người là do kết hợp của những yếu tố đến từ nhiều mặt, từ cả vũ trụ, muôn người và muôn loài. Khi xây dựng nhân vật câu chuyện, Jean Giono đã muốn nói lên tâm nguyện để con người và thiên nhiên sống thật hài hòa trong mối thâm tình đã có từ muôn thuở. Với mong muốn giúp giới trẻ Viêt Nam có thể dóng góp tích cực vào duy trị và phát triển vẻ đẹp của văn hóa và hiến dâng trái tim trong sáng cho cuộc đời, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã gieo giống thiện lành bằng giáo dục cho lớp trẻ, nhằm xây dựng con người từ bi và trí tuệ trong nền văn minh vủa thế kỷ XXI thông qua tác phẩm này

Nhân kỷ niệm Ngay báo chí chí cách mạng năm nay, bài viết thể hiện niềm tri ân đối với nhà báo Xích lô, vị tư lệnh tối cao của ngành NN&PTNT Việt Nam và hy vọng dưới sự lãnh đạo của ông, sự nghiệp Lâm nghiệp nước nhà sẽ không ngừng phát triển, đáp ứng được cam kết phát thải ròng bằng không vào giữa thế kỷ này trong chương trình phát triển bền vững toàn cầu.

Cuốn sách Người trồng rừng và những nội dung cốt lõi

Jean Giono kể lai, ông đã có dịp đi ngao du trên cao nguyên Provence, một vùng cổ xưa của núi Alpes, nơi chưa hề có chân du khách, thuộc miền Bắc tỉnh Basses Alpes. Ông đã đi bộ suốt 3 ngày qua nhều vùng hoang vắng, trơ trụi không cây cỏ mọc. Cắm lều bên cạnh ngôi làng bị bỏ phế giống như nhiều làng mạc khác, có nhà thờ và nhà ở, nhưng gác chuông đã đổ nát, còn nhà ở thì tróc nóc và rêu phong. Dường như sự sống đã vắng mặt từ lâu!

Ở một vùng cao ngất trời và không một bóng cây, gió gầm thét dữ dội, ông phải rời lều đến một nơi khác. Đi bộ suốt 5 giờ liền, ông vẫn chưa tìm được nước uống và không hy vọng sẽ có nước vì mọi nơi, mọi chốn đều khô cháy, chỉ có cỏ già. Thoáng thấy một bóng đen, đền gần ông mới nhận ra đó là một người chăn cừu, Người chăn cừu mang tên Elzéard  Bouffier đưa bình nước cho ông uống rồi đưa ông về gần chuồng cừu, nằm trong một cái lõm của cao nguyên. Ông lão chăn cừu khoảng trên 50 tuổi, trước đây đã có một nông trại ở đồng bằng, sinh sống cùng với vợ và người con trai. Sau khi những người thân yêu lần lượt qua đời, ông lui về sống ẩn dật ở vùng đất này với đàn cừu và con chó. Người chăn cừu ít nói, nhưng có thể cảm nhận được sự vững chãi và tự tin ở vùng trơ trọi và cằn cỗi này.

Nhà của người chăn cừu làm bằng đá vững chắc, mái lộp kỹ và kín gió; ông đã tốn nhiều công sức để xây dựng lại từ những đống đổ nát khi mới đến đây. Jean Giono cũng kịp nhận ra, người chăn cừu cạo râu tóc nhẵn nhụi, áo quần may vá cẩn thận và ngầm hiểu, có thể nghỉ lại đêm nay ở nhà ông.

bao-chi-2-1685956428.jpg

Người chăn cừu không hút thuốc, ông lấy ra một túi nhỏ đổ ra trên bàn một số hạt giống cây sồi, rồi xem xét từng hạt một cách cẩn thận, để hạt tốt một bên và hạt xấu phía bên khác, rồi chia số hạt tốt thành từng nhóm mười hạt một, sau đó xem xét lại rất kỹ để loại bỏ những nạt nhỏ hoặc bị nứt, Lựa chọn được chừng 100 hạt tốt, ông dừng lại và đi ngủ.

Sáng ngày sau vì tò mò muốn biết việc người chăn cừu định làm, Giono xin phép được ở lại.  Ông lão đưa đàn cừu ra đồng ăn cỏ. Trước lúc ra đi, ông đã cẩn thận nhúng những hạt sồi được lựa chọn vào một xô nước, rồi mang theo một cây sắt dài chừng 1,5m, to bằng ngón chân cái.

Đồng cỏ nằm sâu dưới thung lũng, ông để đàn cừu cho con chó canh giữ rồi leo lên cao và rủ Giono đi cùng. Lên một đỉnh cao, ông cắm cây sắt xuống đất, khoét một lỗ tròn rồi reo hạt sồi xuống đó, ông trồng những cây sồi không cần biết đến đất này là của ai, ông chỉ lo gieo trồng tốt 100 hạt đã được lựa chọn cẩn trọng từ đêm hôm trước.

Trở về sau bữa ăn trưa, người chăn cừu lại làm công việc lựa chọn hạt giống. Ông làm những công việc này từ 3 năm trước, âm thầm, lặng lẽ một mình. Ông đã tròng đươc trên 300 nghìn cây sồi, nhưng chỉ có 20 ngàn cây nhú lá non và dự đoán sẽ có khoảng 1/2 bị chết vì các loài gặm nhấm và những lý do không thể định trước. Sẽ chỉ còn 10 nghìn cây sống sót trên vùng đất mà trước đây không hề có bóng cây nào.

Trò chuyện cùng ông lão chăn cừu, Jean Giono được biết,ai cũng thích một đời sống an nhàn; nhưng nhận thấy vùng đất có thể chết vì thiếu cây cối, ông lão đã quyết định bắt tay vào việc trồng rừng. Ông cho biết, lúc trẻ từng sống độc thân nên biết tiếp xúc với những tâm hồn cô độc một cách tế nhị nhưng vẫn không tránh được lỗi lầm. Chính vì lẽ này, ông chỉ nghĩ đến tương lai và cố đi tìm môt thứ hạnh phúc nào đó với hy vọng nếu sống thêm được 30 năm ông sẽ trông được thêm nhiều cây sồi vì 10 nghìn cây nếu sống được thì cũng chỉ như một giọt nước giữa đại dương mênh mông.

Đại chiến Thế giới lần thứ nhất bùng nổ, năm 1914 J.Giono vào lính bộ binh trong 5 năm. Sau chiến tranh được giải ngũ, Giono lại trở về vùng Province. Nơi đây chưa có gì đổi khác, chợt nghĩ tới ông lão chăn cừu trồng cây năm xưa Giono đi tìm lại. Ông lão chưa chết mà còn có vẻ dẻo dai hơn xưa; bấy giờ ông chỉ còn 4 con cừu nhưng lại có thêm trên một trăm tổ ong và vẫn triếp tục trồng cây như cũ. Những cây sồi ông trồng được trên 10 năm đã cao vượt độ cao đầu người. Cùng nhau đi dạo khắp khu rừng dài 11 Km, Giono hiểu rõ tất cả cây rừng đều do một mình ông lão tạo ra mà không cần đến bất kỳ một phương tiện kỹ thuật nào khác. Ông đã thực hiện được điều mong muốn của mình! Những cây dẻ cao ngang vai người mọc ngút ngàn đã minh chứng cho điều ông muốn; ông cũng chỉ ra những cụm phong xanh trồng ở những nơi ông nghi có nước ngầm với cành lá mượt mà, đang lớn lên rắn rỏi,

Trồng cây tạo nhiều phản ứng dây chuyền, nhưng ông chẳng hề bận tâm mà luôn tiếp tục công việc một cách chuyên cần và giản dị. Những dòng suối trước đây cạn khô nay đã có nước chảy như từ hàng nghìn năm trước. Khi các dòng suối bắt đầu chảy lại, người ta nhận thấy vườn tược cùng với nhiều loài hoa và cây cối bắt đầu trở lại nhờ gió trời đã mang hạt tới.

Sau năm 1920, năm nào Giono cũng ghé thăm ông lão; ông vẫn giữ một lòng tin sắt đá, không gì  lay chuyển. Chưa kể đến những thất bạị cay đắng,khi phải vượt qua biết bao gian khó. Ông liên tục trồng 10 nghìn cây phong nhưng không một cây nào sống sót, Sau này ông trồng dẻ gai và đã rút ra bí quyết để nó mọc tốt hơn cả những cây sồi. Để hiểu về con người phi thường này, J.Giono đã rút ra, ông đã sống một cuộc đời không có người thân trong sự cô độc và đã tự rèn luyện bản thân.

Vào năm 1933, khi ông lão tròn 75 tuổi, ông định trồng những cây rẻ gai cách nhà 12 cây số, để tránh việc di chuyển, ông quyết định xây một cái chòi bằng đá tại nơi ông muốn trồng cây. Đến năm 1935, một phái đoàn hành chính gồm những nhân vật quan trọng của Bộ Thủy Lâm và nhiều chuyên viên kỹ thuật đã đến kiểm tra. Họ đòi làm nhiều việc, song may may mắn là chẳng ai làm gì, ngoài việc đặt khu rừng dưới sự cai quản và cấm không được làm than.

Giono gặp lại ông lão chăn cừu lần cuối cùng vào tháng 6 năm 1945, khi ông Lão đã ngoài 87 tuổi. Nhà văn đã chứng kiến một sự thay đổi lớn, ông hầu như không còn nhận ra những nơi mà trước đây từng giẫm chân qua. Nếu năm 1913, ngôi làng ở Vergons chỉ có 3 người dân sống trong hoang dã của hận thù và lòng ghen ghét với cây cỏ gai bò ngổn ngang; đời sống đày tuyệt vọng, chỉ chờ cái chết, thì bây giờ mọi thứ đều đã thay đổi với gió mát thoang thoảng mùi hương; tiếng gió rì rào trong rừng như tiếng nước chảy róc rách từ núi cao. Người ta càng xúc động khi thấy cây trồng bên hồ nước cành lá xum xuê như một biểu tượng của sự hồi sinh, LàngVergons đã hồi sinh. người ta quét sạch những đống đổ nát, sửa sang lại những ngôi nhà siêu vẹo; những ngôi nhà được quét vôi sáng sủa có vườn rau, vườn hoa bao quanh với nhiều loài mọc lẫn lộn ngay hàng, thẳng lối , đã biến  nơi đây thành một thiên dường mơ ước.

Trong vòng 8 năm, vùng đất này đã lấy lại sức sống; từ những đống đổ nát đã mọc lên những nông trại mới khang trang, chứa đựng một nếp sống đầy đủ, sung túc. Nhờ nhiều cây rừng, những mạch suối cũ bắt đầu có nước và từ đó người ta đã khai thêm kênh đào. Trong những cụm rừng phong, nhiều hồ nước có vòi tuôn chảy trên những thảm hoa. Làng xóm dần được mở rộng, dân chúng đến lập nghiệp càng lúc càng đông; những con người hạnh phúc này đều bồi hồi xúc động mỗi khi nhắc tới người chăn cừu già Elzeard Bouffier. Khi nghĩ đến ông, một người  mà tài sản vật chất không có bao nhiêu nhưng cũng đủ để biến vùng sa mạc hoang vu thành một thiên đường mơ ước. Nghĩ đến công lao công sức cuả E. Bouffier, người đương thời không khỏi tràn ngập một niềm kính phục một người già ít học nhưng đã hoàn thành một công trình vĩ đại, xứng đáng là một con người.

Xích lô nhà báo tâm huyết với nông nghiệp, xã hội nông thôn và đào tạo con người

Đằng sau bút danh dân dã “Xích Lô” là những tâm tư, trăn trở về chiến lược phát triển đất nước và vai trò của người nông dân trong thời kỳ công nghiệp hóa đã được gửi gắm qua những bài báo dung dị nhưng sắc sảo, với góc nhìn đa chiều. Xích Lô là cách đọc trại của cụm từ dịch “six lotus”(Sáu Sen) vì nhà báo là con thứ sáu, trong một gia đình gắn bó với xứ sở Sen Hồng của tỉnh Đồng Tháp.

Từ một một cán bộ cơ sở đi lên, rồi trở thành Bí thư Tỉnh ủy và là tư lệnh cao nhất của ngành NN&PTNTngày nay, trong hàng trăm tác phẩm báo chí của mình, nhà báo đã viết rất nhiều về nông nghiệp, nông thôn và người nông dân. Những bài báo thể hiện tầm quan sát, cách nhìn sâu sắc của một lãnh đạo gắn bó, gần gũi, thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của dân. Nhiều bài báo ông viết đã giúp Bộ NN&PTNT hoạch định chính sách, kiểm chứng thực tiễn, mang lại giá trị rất cao. Ông quan niệm” không có thông tin thì không lãnh đạo được. Muốn lãnh đạo phải dựa vào thông tin mà thông tin không phải tự nghĩ ra. Ông thường hay dùng từ “tưởng”, và nhấn mạnh “ Điều mình tưởng đôi khi thiếu thực tế. Với báo chí càng cần có cách nhìn trải rộng từ Bắc vào Nam, từ trên rừng núi xuống dưới biển đảo, những bước chân báo chí thường đi cùng những bài báo được cân nhắc cẩn trọng”.

Tâm sự cùng các nhà báo viết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhân kỷ niệm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam năm trước, Nhà báo cho biết, mỗi lần đặt bút viết, ông luôn đứng ở vị thế của người nông dân, nắm bắt cảm xúc của họ và đặt ra rất nhiều câu hỏi “tại sao?” để từ đó tìm hiểu, học hỏi và giải quyết được các vấn đề thực tiễn đặt ra.

bao-chi-3-1685956428.jpg

Nhà báo Xích Lô

Theo ông, báo chí không đơn giản là kể chuyện mà cần phản ánh hiện thực khách quan, làm cho người đọc cảm thấy mình đang ở trong đó và chính bản thân họ phải thay đổi. Ông nói”Cứ tưởng tượng chúng ta đang muốn phát triển kinh tế tập thể, bởi đất đai manh mún, nhỏ lẻ thì khó phát triển. Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì phải đi cùng nhau. Nhưng đi cùng nhau như thế nào? phải có niềm tin về nhau, chứ không thể thể đi cùng nhau mà mỗi người lại nghĩ về một hướng khác nhau”.

Viết về người nông dân trẻ chủ thương hiệu gạo sạch Tâm Việt ở huyện Hồng Ngự: tỉnh Đồng Tháp, ông cho biết “Nhìn cánh đồng lúa mênh mông lượn sóng, mỗi người sẽ cảm nhận niềm vui lan toả và biết ơn nỗi nhọc nhằn của bà con nông dân.một cách khác nhau”. Ghé thăm cánh đồng lúa Tâm Việt đang vào vụ thu hoạch, nhìn chàng trai trẻ với ánh mắt đầy nghị lực dõi theo từng vết máy gặt đập cuốn đi những bông lúa và để lại phía sau là những bao lúa thành quả của mình; lòng ông lâng lâng với những cảm xúc trào dâng. Qua câu chuyện khởi nghiệp của Võ Văn Tiếng, nhà báo đả rút ra“Những quốc gia đi trước đã đi trên con đường đó để trở nên thịnh vượng, nông dân giàu có. Chúng ta chọn con đường phổ quát đó hay vẫn, cố hữu với cách sản xuất truyền thống kém hiệu quả để rồi chấp nhận tụt hậu với bài ca “được mùa, mất giá”. Anh Tiếng đã khởi nghiệp và hệ thống nông nghiệp cũng phải đồng hành cùng khởi nghiệp”. 

Trăn trở trước tình trạng Đồng bằng sông Cửu Long chịu hạn, mặn dưới tác động của biến đổi khí hậu, Xích Lô đã có bài “Câu chuyện cá linh”. Ông viết: “Quê mình mà không có lũ về theo quy luật bao đời thì còn gì là một vùng nước ngọt quanh năm tưới khắp ruộng đồng, còn gì là phù sa để có biển lúa vàng và những khu vườn quanh năm cây xanh, trái ngọt. Trách trời hay trách đất đây?” ông cho rằng phía sau là những câu chuyện về tình trạng hạn, mặn mà vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang phải đối mặt. Đó không chỉ là nỗi lo về bữa ăn của một gia đình, không chỉ là sinh kế của một vùng miền mà chính là những trăn trở về nguy cơ mà cả quốc gia đang phải đối mặt.

Từ những trăn trở gợi ra, Xích Lô đã nêu giải pháp nhằm ứng phó với tình trạng hạn, mặn: “Nước không tràn đồng thì tôm cá sẽ ít đi, những ngành nghề sinh kế từ mùa nước nổi như đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, đóng xuồng ghe, làm ngư cụ sẽ mai một dần. Vì vậy, phải có kế hoạch chuyển đổi, phải tạo ra ngành nghề mới, dạy nghề mới và hỗ trợ kinh phí để thực hiện cả trăm nỗi lo!” Đó không chỉ là trăn trở của người làm báo, mà phải là thái độ tự đặt lên vai trách nhiệm giúp hàng triệu nông dân vượt qua khó khăn của các cấp lãnh đạo trong vùng.

Nói về những nỗ lực để đạt được thành công, Xích lô cho rằng: “Ngày xưa chúng ta xem xã hội là đối tượng quản lý. Còn giờ đây chúng ta cần xem xã hội là đối tượng để phục vụ. Chính điều này khiến người dân hiểu rằng họ được tôn trọng, thấy chính quyền luôn đồng hành với người dân và từ đó có niềm tin vào  các cấp chính quyền…”.

Trên phương diện báo chí, với bút danh Xích Lô, nhà báo thường có những bài viết về cải cách hành chính. Với những bài dưới dạng “câu chuyện”, ông đã phê phán bệnh quan liêu, lãng phí. “Câu chuyện phát động” tác giả đã viết: “Ở xứ mình mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi năm không biết có ai đếm được có bao nhiêu lễ phát động hưởng ứng chủ đề gì đó, Đã có lễ rồi chắc cũng sẽ có hội. Rồi thì, thế nào cũng rợp trời cờ hoa, băng-rôn, khẩu hiệu. Rồi thì, đồng phục diễn văn khai mạc, có phát biểu hứa hẹn.. Nhưng đã có ai tổng kết,rất nhiều chuyện có “phát” nhưng không thấy “động”!!!”. Lãng phí, hình thức và không hiệu quả là những vấn đề mà ông phê phán “Nhưng đâu đó sau lễ phát động rồi ‘đâu lại hoàn đấy’, không thấy chuyển biến được gì, để năm sau lại tiếp tục phát động. Vậy là, lãng phí chứ còn gì để biện minh đây?!?”

Xích Lô đã nêu giải pháp nhằm khắc phục những vấn đề trên, đó là cần chú trọng tính hiệu quả trong các cuộc phát động. Ông viết: “nói như vậy nhưng không cực đoan để sau này không có những buổi lễ phát động, những buổi mít-tinh chào mừng những sự kiện lớn. Có lúc, cũng cần tạo ra khí thế sôi nổi để truyền đi những thông điệp mạnh Tuy nhiên, làm lớn hay nhỏ không quan trọng bằng làm hiệu quả, thiết thực, tránh phô trương hình thức, lãng phí sức người, sức của. ‘Phát’ thì phải làm sao cho ‘động’ có phải vậy không?”

Ông cho cho biết, có những người thường ngồi than phiền về giá vật tư đầu vào gia tăng, nhiều cửa khẩu ùn tắc, giá nông sản rẻ và tự mặc định do giá thị trường thế giới. Họ bị chi phối bởi cảm xúc tiêu cực và chấp nhận hiện thực, đánh mất niềm tin, đổ “tại cái số”, đôi khi còn tìm lý do biện minh vì sao không làm. Theo ông,“Nông nghiệp chịu tác động của biến đổi khí hậu, biến động thị trường và xu thế tiêu dùng. Chúng ta có khoảng 14 triệu nông dân. Nếu mỗi người đều bị tác động bởi những thông tin tiêu cực hàng ngày, sẽ thấy mọi khó khăn không phải do mình mà do trời đất, do thị trường hay cơ quan quản lý. Từ đó, ngồi oán than, luôn nghĩ mình là người chịu thiệt thòi. Báo chí có thể phản ánh hiện thực khách quan, nhưng khi đặt bút viết cần lưu ý để khơi gợi, chuyển tải được năng lượng tích cực trong mỗi con người, để nông dân thấy được trong cái khó vẫn tìm thấy được con đường để hiểu, nếu tự thay đổi sẽ nghĩ được cách giảm chi phí, tiêu thụ được nông sản và có thể vượt qua dược những khó khăn.

Xích Lô luôn trăn trở, muốn thay đổi nền nông nghiệp phải giúp cho người nông dân thay đổi  Báo chí cần phải trở thành mạng lưới xã hội, lấy tôn chỉ để phục vụ nông nghiệp và phục vụ nông dân. Rõ ràng báo chí không chỉ là người mô tả hiện thực khách quan mà phải làm sao để người nông dân thấy rằng có một con đường khác để thay đổi. Muốn thay đổi nền nông nghiệp phải giúp cho nông dân thay đổi, bởi nông dân là lực lượng đông đảo nhất trong lĩnh vực này.Tất tất cả những tác phẩm báo chí của chúng ta cần  hướng tới, tạo ra năng lượng dồi dào cho người nông dân, truyền cho người họ năng lượng tích cực. Trong khó khăn hiện tại, theo ông cần phân tích rõ nhưng phần bình luận và kết luận cần rút ra và chỉ rõ được điều tích cực, một con đường dù khó nhưng vẫn có thể vượt qua. Ông từng chia sẻ bằng lời nói từ tấm lòng mình “Chúng ta thường  nhìn vào đám ruộng, bờ ao; nhưng cái cần là nhìn thẳng vào người nông dân, để, lý giải tại sao trong những điều kiện như nhau có người lại giàu lên, nhưng lại có người lại bị tụt hậu?. cần đặt ra và trả lời cho được những câu hỏi này.

Đề cập đến đào tạo con người trong nông nghiệp, Xích lô nhấn mạnh, việc dạy kỹ năng thực hành, nghề nghiệp hay kiến thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, người học cần nắm vững một cách có hệ thống, để chuẩn bị thích nghi với cuộc sống hay làm bất kỳ nghề gì mà xã hội cần phải thông qua đào tạo. Đào tạo nghề nghiệp trước hết và xuyên suốt là khơi gợi, kích hoạt những cảm xúc tích cực đang tiềm ẩn trong người học, giúp họ có thái độ tích cực, đúng đắn đối với cuộc sống và công việc làm.Người  học phải luôn khắc ghi “thái độ còn quan trọng hơn  trình độ”. Nói cách khác, trình độ là điều kiện cần, còn thái độ mới là điều kiện đủ để đi đến thành công trong công việc và cuộc sống mai này.

Truyền cảm hứng khởi nghiệp nông nghiệp cho học sinh, sinh viên, ông nhấn mạnh, bất kỳ ai cũng có thể khởi nghiệp, miễn là có đủ đam mê, sáng tạo. Khởi nghiệp không phân biệt tuổi tác, Nguyễn Thanh Mỹ khởi nghiệp ở tuổi 60 là một minh chứng sống động về sức sáng tạo, sự khác biệt,và tinh thần bất khuất trong mọi nghịch cảnh.

Làm Nhà báo phải thấy rõ, mục tiêu bài viết của mình để phản ánh hiện thực khách quan. Thông qua, tác phẩm báo chí có thể dẫn dắt sự thay đổi, cho dù sự thay đổi đó bao giờ cũng bắt đầu đầy khó khăn. Xích lô muốn chia sẻ cùng các nhà báo mỗi khi tác nghiệp.

Đôi dòng thay cho lời kết

Trong thư gửi lực lượng kiểm lâm nhân kỷ niệm 50 năm xây dựng và phát triển, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Việt Nam Lê Minh hoan đã bày tỏ: Mỗi dịp gặp gỡ, thăm hỏi lực lượng kiển lâm, lực lượng chuyên trách bảo vệ những cánh rừng từ Tây bắc, Tây Nguyên đến các vườn Quốc gia Ba Vì, Cúc Phương, Nam Cát Tiên …., ông đã cảm nhận, thấu hiểu sâu sắc về công việc, đời sống tình cảm, tâm tư của các đồng chí, đồng nghiệp ngày đêm đang thầm lặng, miệt mài cống hiến ở nơi ; Rừng thiêng ,nước độc, sơn lam chướng khí”

Một dải non sông gấm vóc, núi cao rừng thẳm, giữ gìn được những những cánh rừng bạt ngàn quý báu luôn cần đến lực lượng sẵn sàng túc trực nơi tuyến đầu với hiểm nguy, bất trắc luôn rình rập ở bất kỳ kỳ phân khu nào vào bất kỳ giờ nào. Với bao nỗi khắc khoải nhớ nhà, xa người thân, xa quê; không biết từ khi nào lực lượng giữ rừng đã xem “trạm gác là nhà, rừng là quê hương’  để vượt qua những tổn thương về thể xác và tinh thần mỗi khi phải đối mặt với những kẻ xấu luôn rình rập đánh cắp tài nguyên

Qua những hình ảnh được nhìn thấy và những câu chuyện kể, cảm nhận của ông lại càng thêm trân trọng trước sự cống hiến của ngành Lâm nghiệp,với trách nhiệm vì sứ mạng  gìn giữ, bảo tồn tài nguyên từ ngàn đời do cha ông để lại. Đó là niềm lạc quan, yêu đời,yêu công việc yêu đồng đội và bà con sống dưới tán cây rừng và ven bờ rừng. Với ước mơ của người giữ rừng là xã hội đánh giá đúng hơn, nhìn nhận thấu đáo hơn về công việc thầm lặng của nhiều thế hệ giữ rừng trên mọi miền đất nước.

Ông vui mừng khi biết ngành Lâm nghiệp đã có những giải pháp khích lệ động viên,nâng cao đời sống cán bộ trong ngành. Nhưng bấy nhiêu thôi.thẻo ông là chưa đủ mà còn cần nhiều biện pháp căn cơ đồng bộ hơn để nâng cao chất lượng cuộc sống, để có niềm tin và khát vọng cống hiến nhiều hơn và đời sống của người giữ rừng phải được phong phú như đời sống của rừng.

Từ những nhìn nhận của người đứng đầu ngành NN&PTNT, với góc nhìn khách quan của người làm báo chí, chúng ta có niềm tin và hy vọng ngành lâm nghiệp nước nhà sẽ có bước phát triển mới, đáp ứng được mục tiêu phát triển bền vững, đưa phát thải ròng về 0 vào giữa thế kỷ này./.