TS. Lê Thành Ý: CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG SỐNG CƠ HỘI KINH TẾ CHO CÁC THÀNH PHỐ CHÂU Á XÂY DỰNG TƯƠNG LAI BỀN VỮNG

rái đất chúng ta sống có xu thế trở thành thế giới đô thị với dân số vượt xa dân số nông thôn, Trong quá trình phát triển đô thị, đến năm 2025 châu Á sẽ bắt kịp với bước ngoặt toàn cầu. Ngày nay,tại khu vực vực Châu Á đang phát triển, đã có 17 trong số 33 đại đô thị với dân số trên 10 triệu người. Năm 2019, trên một nửa trong 4 tỉ dân khu vực sống trong các đô thị và theo dự báo sẽ có thêm 1 tỉ người di cư tới các thành phố trong vòng 30 năm tới.

Đến năm 2050, tỉ lệ đô thị hóa của khu vực châu Á đang phát triển có thể lên tới 64%. Cải thiện chất lượng sông và cơ hội kinh tế xã hội tại các thành phố ở Châu Á là vấn đề cốt lõi để phát huy tối đa tiềm năng đô thị, nhằm tạo động lực thúc đẩy thịnh vượng kinh tế và phát triển bền vững,

Lấy con người làm trung tâm, nhằm xây dựng các đô thị đáng sống và bền vững, mới đây, Ngân hàng Phát triển châu Á trong cuốn sách Tạo dựng các thành phố đáng sống đã nêu bật sự cần thiết của các Chính phủ phải thực hiện quy hoạch đô thị thông minh và bao trùm. Theo đó, các chính sách thúc đẩy bao gồm sử dụng công nghệ, dữ liệu và đổi mới sáng tạo để các dịch vụ đô thị như đi lại, cơ sở hạ tầng xã hội, quản lý khả năng chống chịu, dịch vụ tiện ích và những yếu tố khác cần trở nên hiệu quả và  có hiệu suất cao hơn.

Thực trạng phát triển đô thị ở Châu Á

Vào thế kỷ 21, tại các nước Châu Á đã diễn ra quá trình đô thị hoá rất mạnh. Đến nay, tại khu vực vực Châu Á đang phát triển đã có 17 thành phố trên 10 triệu dân, chiếm trên 51,5% tổng số đô thị lớn nhất toàn cầu. Năm 2019, trên một nửa trong 4 tỉ dân khu vực sống trong các đô thị và theo dự báo sẽ có thêm 1 tỉ người di cư tới các thành phố trong vòng 30 năm tới. Đến năm 2050, tỉ lệ đô thị hóa của khu vực châu Á đang phát triển có thể lên tới 64%. Sự ra đời nhanh của các siêu đô thị đã tác động mạnh đến quá trình toàn cầu hoá và các nước Châu Á đang phải đối mặt với những thách thức không nhỏ về biến động kinh tế, văn hoá, xã hội và những thảm hoạ thiên nhiên.

Thành phố Tokyo, Nhật Bản

Là lục địa đa dạng về văn hoá, khí hậu khắc nghiệt và cảnh quan thiên nhiên phong phú; phát triển đô thị nhanh đã đưa các nước khu vực đứng trước nguy cơ bùng nổ dân số với sự phân hoá giàu nghèo ngày càng rõ nét. Nhiều người dân đô thị Châu Á hiện đang sống trong các khu ổ chuột với nhà ở tạm bợ, đang phải đối mặt trước thảm hoạ thiên nhiên, dịch bệnh và chịu sự tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu. Mối quan hệ của quá trình đô thị hoá và đời sống con người gắn kết với nhau,  tạo nhiều áp lực cho việc phát triển đô thị trong tương lai. Mặc dù quy mô các thành phố tại châu Á gia tăng, song các chính phủ chưa thể khai thác hết tiềm năng của những đô thị này như một động lực tăng trưởng và nguồn tạo việc làm.

Giới kiến trúc Châu Á đã đi tìm tiếng nói chung về các vấn đề toàn cầu và sự phát triển đô thị , nhằm tìm những giải pháp thích ứng và phù hợp để các đô thị châu Á phát triển bền vững trước những biến động phức tạp của kinh tế toàn cầu và hiểm họa thiên nhiên do biến đổi khí hậu gây ra.

Từ thách thức về thực trạng xã hội, các nước thành viên Hội đồng kiến trúc sư (KTS) Châu Á đã đưa ra một xu hướng mới cho việc phát triển đô thị tương lai. Trong đó,kỹ thuật và công nghệ tiên tiến phải được kết hợp với văn hoá để xây dựng nên một đô thị hiện đại và bền vững. Sự kết hợp này không chỉ giúp ứng phó linh hoạt trước biến đổi khí hậu, sóng thần, động đất,nước biển dâng…mà còn giữ được nét đẹp của một đô thị trước những tác động này.

Bên cạnh sự phát triển bền vững, mô hình kiến trúc xanh là một trong những xu hướng được nhiều nước lựa chọn cho cuộc sống hiện đại. Mô hình kiến trúc xanh là một trong những mô hình kiến trúc thích ứng nhất hiện nay đối với cuộc sống hiện đại của con người. Với mô hình này thích ứng với khí hậu, biến đổi của môi trường và sự nóng lên của trái đất; việc sử dụng hiệu quả mô hình đô thị sẽ góp phần bảo vệ môi trường sống và xây dựng đô thị bền vững.

Cải thiện chất lượng cuộc sống và cơ hội phát triển của các thành phố châu Á

Cải thiện chất lượng sống và cơ hội kinh tế-xã hội ở các thành phố phát triển nhanh ở châu Á là vấn đề thiết yếu để phát huy tối đa tiềm năng đô thị, đó cũng là động lực thúc đẩy sự thịnh vượng kinh tế và là trung tâm cho phát triển bền vững.

 

 

Thành phố Seoulm Hàn Quốc

Phát biểu trong lễ ra mắt tác phẩm Tạo dựng các thành phố Châu Á đáng sống, một ấn phẩm mới được Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) công bố, Bambang Susantono, Phó Chủ tịch chuyên trách Quản lý tri thức và Phát triển bền vững của tổ chức này chia sẻ: “Đô thị hóa là động lực cho tăng trưởng sản xuất của khu vực, nhưng cơ hội ở các thành phố không dành cho tất cả cư dân, còn bị hạn chế bởi đại dịch COVID-19. Các thành phố ở Châu Á và Thái Bình Dương nằm trong số những đô thị lớn nhất và sôi động nhất thế giới, với rất nhiều kinh nghiệm và cách làm hiệu quả cần được chia sẻ. Ấn phẩm này thu thập các bài học với mục tiêu hướng dẫn các thành phố học hỏi từ những thách thức và cơ hội phổ biến nhất.”

Để quy hoạch các đô thị đáng sống và bền vững, lấy con người làm trung tâm và dễ dàng tiếp cận, ấn phẩm của ADB đã nêu bật sự cần thiết của các Chính phủ phải trong thực hiện quy hoạch đô thị thông minh và bao trùm, bao gồm các chính sách thúc đẩy sử dụng công nghệ, dữ liệu và đổi mới sáng tạo để các dịch vụ đô thị, giao thông vận chuyển, cơ sở hạ tầng xã hội, quản lý khả năng chống chịu, dịch vụ tiện ích và những những yếu tố khác trở nên hiệu quả và có hiệu hiệu suất cao hơn.

Do giao thông và năng lượng bền vững có tác động trực tiếp đến năng suất của con người, hiệu quả hoạt động kinh tế và tính bền vững về môi trường của thành phố, các Chính phủ cần tập trung và quan tâm nhiều hơn những hoạt động này. Tăng khả năng di chuyển sẽ giúp hiện thực hóa tiềm năng kinh tế của đô thị và gia tăng tính bao trùm. Các giải pháp giao thông bền vững có thể bao gồm sử dụng phương tiện chạy bằng điện trong các hệ thống giao thông công cộng; giải pháp năng lượng bền vững có thể bao gồm triển khai lưới điện mặt trời ở cấp cộng đồng và hộ gia đình, giúp mang lại lợi ích khi giá thành rẻ với sự sẵn có của các tấm pin quang điện và sử dụng tiến hành rộng rãi hơn. Các giải pháp khác bao gồm những hệ thống xử lý rác thải thành năng lượng, có thể giúp cải thiện tính bền vững của khu vực đô thị.

Thành phố Hồng Kông, Trung Quốc

Mở rộng tiếp cận tài chính là giải pháp cần thiết giúp các thành phố có thể đạt được mục đích đặt ra trong các Mục tiêu Phát triển bền vững (Sustainable Development Goals – SDG-). Theo ADB, các thành phố châu Á chiếm khoảng 70% trong 1,7 nghìn tỉ USD vốn đầu tư hằng năm mà các quốc gia đang phát triển cần có để đạt được mục tiêu SDGs.  Các nhà nghiên cứu cũng đã giới thiệu những mô hình tài chính sáng tạo, như các hình thức đối tác mới với khu vực tư nhân, những công cụ thị trường vốn và trái phiếu để tài trợ cho nhà ở, tăng cường khung thể chế và năng lực để triển khai các cơ chế điều tiết giá trị.

Án phẩm của ADB còn nhấn mạnh đến sự cần thiết phải cải thiện khả năng chống chịu của các thành phố, nhất là ứng phó với biến đổi khí hậu, thiên tai và các tình huống khẩn cấp về y tế công. Những công cụ có thể giúp xây dựng khả năng chống chịu của thành phố châu Á bao gồm các giải pháp dựa vào tự nhiên, các công cụ tài chính rút ra từ ngành bảo hiểm và hàng loạt cách tiếp cận hoạt động khác dựa trên bài học được rút ra khi các thành phố phải ứng phó với những thách thức từ đại dịch Covig-19.

Thay cho lời kết

Phân tích những thách thức và xu thế đô thị hóa trong khu vực đô thị châu Á, giới kiến trúc và chuyên gia của ADB đã đưa ra những giải pháp cần ưu tiên để phát triển đô thị đáng sống tại khu vực này. Theo đó, trước hết, các Chính phủ cần phải thực hiện quy hoạch đô thị thông minh và bao trùm. Quy hoạch này bao gồm cả những chính sách thúc đẩy sử dụng công nghệ, dữ liệu và đổi mới sáng tạo để các dịch vụ đô thị trở nên hiệu quả và hiệu suất cao hơn. Theo đó, cần tập trung vào giao thông và năng lượng bền vững. Đây là hai lĩnh vực tác động trực tiếp tới năng suất của con người, hiệu quả hoạt động kinh tế của thành phố và tính bền vững về môi trường. Các giải pháp khác bao gồm hệ thống xử lý rác thải thành năng lượng, có thể giúp cải thiện tính bền vững của các đô thị.

Thành phố ở châu Á chiếm khoảng 70% tổng số vốn đầu tư hàng năm của các quốc gia đang phát triển để đạt được các mục tiêu SDGs nên cần mở rộng tiếp cận tài chính để giúp các thành phố đạt được những mục tiêu đề ra trong phát triển bền vững. ADB đã giới thiệu những mô hình tài chính sáng tạo, như đối tác mới với khu vực tư, công cụ thị trường vốn và trái phiếu để tài trợ cho nhà ở, tăng cường khung thể chế và năng lực để triển khai các cơ chế điều tiết giá trị là những nội dung rất thiết thực để các Chính phủ cải thiện khả năng chống chịu của các thành phố, nhất là trong ứng phó biến đổi khí hậu, thiên tai và các tình huống khẩn cấp về y tế công trong đại dịch Covid-19.

Những công cụ đề xuất có thể góp phần vào xây dựng khả năng chống chịu của thành phố bao gồm các giải pháp dựa vào tự nhiên, công cụ tài chính và những cách tiếp cận dựa trên các bài học kinh nghiệm được rút ra khi các thành phố ứng phó với đại dịch. Hy vong đây sẽ là những gợi ý coa ích trong quá trình đô thị hóa nước nhà./.