TS. Lê Thành Ý: Chuyển đổi số báo chí vấn đề đặt ra từ thực tiễn Việt Nam

Theo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, một trong những nhiệm vụ chủ yếu của ngành Bộ Thông tin và Truyền thông là chủ trì xây dựng Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 với mục tiêu phát triển hệ thống báo chí theo hướng đa phương tiện, đa dịch vụ; đóng vai trò cốt lõi trong định hướng dư luận xã hội, Theo đó, báo chí cần tập trung vào nâng cao chất lượng trải nghiệm của độc giả, thay đổi cách thức sản xuất theo hướng truyền thông số để người dân, tổ chức xã hôi và doanh nghiệp được tiếp cận với thông tin không bị hạn chế cả về không gian, thời gian và vị trí địa lý.

Chiến lược chuyển đổi số báo chí sẽ tác động mạnh mẽ tới toàn bộ hệ thống cả về nghiệp vụ, quản lý nhà nước cũng như đào tạo và nghiên cứu. Việc thảo luận, phân tích quan điểm từ góc nhìn lý luận và thực tiễn đối với chuyển đổi số báo chí hướng tới một tầm nhìn, mục tiêu nhiệm vụ và các giải pháp phù hợp cho cả hệ thống cũng như từng cơ quan, tổ chức là vấn đề mang tầm chiến lược phát triển báo chí trong giai đoạn tới.

Nhân  kỷ niệm 97 năm ngày báo chí Cách mạng Việt Nam (21 tháng 6), xuất phát từ mục tiêu tăng cường đối thoại, thúc đẩy sáng kiến, tăng cường hợp tác nghiên cứu và hành động cho sự phát triển bền vững của Báo chí Việt Nam, Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông thuộc Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn (KHXH -NV)và Tạp chí Thông tin và Truyền thông,một tổ chức báo chí có uy tín với 60 năm truyền thống cùng hợp tác thực hiện Hội thảo “Chuyển đổi số báo chí Việt Nam-những vấn đề lý luận và thực tiễn” vào ngày 11 tháng 06 năm 2022.

33333-1655276053.png
Chủ tịch Hội Nhà báo Lê Quốc Minh phát biểu trong Diễn đàn “Chuyển đổi số để phục vụ bạn đọc tốt hơn “ tại Hội báo toàn quốc năm 2022.

Theo Ban tổ chức Hội thảo, trong công cuộc chuyển đổi số, báo chí truyền thông đóng vai trò rất quan trọng. Với sứ mệnh tuyên truyền đầy đủ, kịp thời và đúng đắn chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, báo chí tạo sự đồng thuận và niềm tin cho toàn xã hội để nâng cao nội lực thực hiện thành công chuyển đổi số quốc gia. Mặt khác, là một lĩnh vực trong xã hội, báo chí cũng phải chuyển đổi số theo xu thế chung, thậm chí còn phải phát triển để trở thành một ngành kinh tế truyền thông số.

Thông tin từ Ban Tổ chức cho biết, Hội thảo  sẽ đi sâu  trao đổi thảo luận, tập trung chủ yếu vào các vấn đề đặt ra trong triển khai xây dựng nền báo chí Việt Nam hiện đại, chuyên nghiệp, đa nền tảng, đa phương tiện, phù hợp với xu thế phát triển công nghệ số và truyền thông thế giới nhằm; cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời tới công chúng ở mọi lúc, mọi nơi; đồng thời phản ánh trung thực dòng chảy xã hội, tạo niềm tin và đồng thuận xã hội, nâng cao khả năng lan tỏa năng lượng tích cực, khơi dậy khát vọng, tạo sức mạnh tinh thần phát triển đất nước hùng cường, thịnh vượng;

Hội thảo sẽ đưa ra những khuyến nghị để các cơ quan báo chí, truyền thông Việt Nam xây dựng được nền móng, hình thành các cơ quan truyền thông đa phương tiện chủ lực, kiểm soát và chi hướng, dẫn dắt chuyển đổi số báo chí, hỗ trợ các cơ quan báo chí trong quá trình thử nghiệm công nghệ hiện đại để thay đổi mô hình quản lý, tác nghiệp, quy trình sản xuất, xuất bản, phân phối nội dung và mô hình kinh doanh nhằm tối ưu hoạt động, tạo ra sản phẩm chất lượng, cơ hội, doanh thu và các giá trị gia tăng.

Theo các nhà phân tích, những ý kiến, khuyến nghị của diễn đàn mang tính khoa học, thực chất, sẽ cung cấp những tư liệu hữu ích cho cơ quan quản lý nhà nước về báo chí, cho các cơ quan báo chí và người làm báo cùng hệ thống đào tạo báo chí hiện nay.