TS. Lê Thành Ý: Đại dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến nền kinh tế của nước ta

Theo thông cáo báo chi của Ngân hàng Phát triển Châu Á phát đi từ Manila, (Philippin) ngày 24 tháng 8 năm 2021, Đại dịch vi-rút corona (COVID-19) đang đe dọa triển vọng thực hiện những Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) của khu vực này.

Đại dịch COVID-19 đang đe dọa tiến triển phát triển khu vực Châu Á và Thái Bình Dương hướng tới thực hiện những chỉ tiêu then chốt của Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs ).

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) là một thể chế tài chính đa phương, cung cấp các khoảng tín dụng và hỗ trợ kỹ thuật nhằm giúp các nước châu Á xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội, được thành lập vào năm 1966, có trụ sở chính tại Manila và Chủ tịch là người Nhật Bản. Là một tổ chức thuộc sở hữu của 68 thành viên, trong đó có 49 thành viên trong khu vực, ADB cam kết đạt tới một khu vực Châu Á và Thái Bình Dương thịnh vượng, đồng đều,thích ứng và bền vững, trong khi duy trì nỗ lực xóa nghèo cùng cực.  Hàng quý trong năm, ADB đêù có những báo cáo đánh gia về tình hình khu vực.

hinh-1-1-1629885107.png

Trong báo cáo công bố gần đây, ADB đã tập trung phân tích các chỉ số chính bao gồm cả phần bổ sung đặc biệt, giới thiệu một khuôn khổ thực hành để đo lường nền kinh tế số với vai trò ngày càng tăng trong đời sống hiện đại, đặc biệt rõ ràng trong đại dịch COVID-19.

Các chỉ số chính của báo cáo  2021 đã trình bày về hiện trạng chỉ số Mục tiêu Phát triển bền vững Châu Á -Thái Bình Dương với  các xu hướng và bảng biểu dữ liệu, bao gồm cả những chỉ số trong các lĩnh vực chủ đề về con người; nền kinh tế và sản lượng; tiền tệ, tài chính và giácả; toàn cầu hóa; giao thông và truyền thông; năng lượng và điện; môi trường;và quản trị chính phủ. Đặc biệt báo cáo đã dành một phần quan trọng  phân tích về tác động của đại dịch COVID-19 đối với các chuỗi giá trị toàn cầu và vai trò vừa là bộ giảm chấn vừa là yếu tố khuếch đại các cú sốc. Ngoài ra, báo cáo còn công bố cá các dữ liệu quốc gia cập nhật của từng nước trong số 49 thành viên khu vực

Cùng với việc ra mắt báo cáo, ADB cũng đã cập nhật Cơ sở dữ liệu các chỉ số chínhcủa tổ chức, cho phép tiếp cận chỉ số thống kê từ năm 2000 thông qua một giao diện thânthiện với người dùng và dễ dàng truy cập.

Theo báo cáo mới nhất của ADB, đại dịch COVID-19 đã làm gia tăng thêm từ 75 đến 80 triệu người dân, bị đẩy vào tình trạng nghèo cùng cực trong năm 2020.  Nếu đại dịch làm gia tăng bất bình đẳng, thì mức tăng tương đối tỉ lệ người nghèo cùng cực (sống dưới mức 1,9 USD/ngày)thậm chí còn tăng cao hơn nhiều. Cũng theo báo cáo, tiến trình thực hiện trong  các lĩnh vực như xóa đói, y tế và giáo dục,.. vốn đã đạt những thành tựu đáng ghi nhận, nhưng  đã bị chững lại, mặc dù diễn ra không đồng đều.

1abcd86149266-1629885287.jpg

 

Nền kinh tế châu Á và Thái Bình Dương đã tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây và đóng góp tới 35% vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu (tính theo USD hiện hành)trong năm 2019. Nhưng COVID-19 đã gây tổn thất nặng nề ngay khi dòng đầu tư trong nước suy yếu và hoạt động kinh tế và thương mại toàn cầu chững lại. Trong số những nền kinh tế được báo cáo ở Châu Á và Thái Bình Dương, chỉ 1/4 tăng trưởng GDP vào năm 2020. Khu vực đã mất khoảng 8% số giờ làm việc do những hạn chế đi lại, gây ảnh hưởng sâu sắc  đến các hộ gia đình và người lao động nghèo , nhất là ở khu vực kinh tế phi chính thức

Những số liệu thống kê toàn diện về kinh tế, tài chính, xã hội và môi trường của 49 quốc gia thành viên trong khu vực còn cho thấy, khoảng 203 triệu người, tương đương 5,2% dân số Châu Á đang phát triển, sống ở mức nghèo cùng cực vào năm 2017. Nếu không có COVID-19, con số này có thể đã giảm xuống còn khoảng 2,6% vào năm 2020.

Nhìn nhận về tình hình kinh tế xã hội khu vực , Yasuyuki Sawada, Chuyên gia Kinh tế trưởng của ADB cho rằng “Châu Á vàThái Bình Dương đã đạt được những bước tiến ấn tượng, nhưng COVID-19 đã làm lộ ra những đứt gãy về kinh tế và xã hội có thể làm suy yếu sự phát triển bền vững và bao trùm của cả khu vực. Để đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững 2030, các nhà hoạch định chính sách cần dựa vào dữ liệu chất lượng cao và kịp thời để định hướng hành động, nhằm bảo đảm rằng, quá trình phục hồi sẽ không bỏ lại ai phía sau, đặc biệt  đối với người nghèo và người dễ tổn thương.”

a