Lời kêu gọi của những nhà khoa học đoạt giải Nobel g̉ửi tới các nhà lãnh đạo thế giới tại Hội nghị Thượng đỉnh về Khí hậu: Ngừng m̉ở rộng nhiên liệu hóa thạch
Với tư cách là những người đoạt giải Nobel về hòa bình, văn học, y học, vật lý, hóa học và khoa học kinh tế; cũng như nhiều người dân trên toàn thế giới, chúng tôi trăn trở rất nhiều về vấn đề đạo đức của thời đại chúng ta: khủng hoảng khí hậu và sự tàn phá của thiên nhiên. Biến đổi khí hậu đang đe dọa hàng trăm triệu sinh mạng người dân trên khắp các châu lục, khiến hàng nghìn loài sinh vật gặp hiểm nguy. Cho đến nay, hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch ( than, dầu và khí đốt ) là nguyên nhân chính gây ra tình trạng biến đổi khí hậu này.
Hôm nay, nhân Ngày Trái đất năm 2021 và Hội nghị Thượng đỉnh về Khí hậu, do Tổng thống Biden chủ trì, chúng tôi kêu gọi các vị lãnh đạo hành động ngay từ bây giờ để tránh thảm họa khí hậu bằng cách ngừng mở rộng dầu, khí đốt và than đá.
Chúng tôi rất vui mừng khi Tổng thống Biden và Chính ph̉ủ Hoa Kỳ thừa nhận trong Sắc lệnh rằng “Cùng nhau, chúng ta phải hành động theo khoa học và kịp thời”. Quả vậy, hành động kịp thời yêu cầu phải ứng phó ngay để giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu hiện tại. Chúng ta đều biết rõ di sản để lại cho tương lai sẽ phụ thuộc vào hành đ̣ộng lúc này.
Chặng đường đã qua, chính sách của các quốc gia vẫn thường đi sau yêu cầu của khoa học và những mong muốn ngày càng cấp bách của người dân; cần phải có hành động khẩn cấp để ngừng mở rộng sản xuất nhiên liệu hóa thạch, loại bỏ dần sản xuất hiện tại và đầu tư vào năng lượng tái tạo.
Kể từ cuộc cách mạng công nghiệp,hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch là nguyên nhân gây ra gần 80% lượng khí thải CO2. Không chỉ là nguồn phát thải hàng đầu, quá trình chiết xuất, tinh chế, vận chuyển và đốt nhiên liệu hóa thạch còn gây ra ô nhiễm cục bộ cùng các chi phí môi trường và sức khỏe. Những chi phí này đang là gánh nặng đối với người dân địa phương và các cộng đồng yếu thế. Những hoạt động công nghiệp tồi tệ đã dẫn đến vi phạm nhân quyền và hệ thống nhiên liệu hóa thạch đã khiến hàng tỷ người trên toàn cầu không có đ̉ủ năng lượng để sống một cuộc sống yên ổn.
Đối với cả con người và hành tinh, tiếp tục hỗ trợ để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu thông qua Công ước của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và Thỏa thuận Paris là vô cùng cấp bách. Việc không thực hiện mục tiêu giới hạn nhiệt độ tăng 1,5 °C của Thỏa thuận Paris có nguy cơ đẩy hiện tượng nóng lên toàn cầu tới mức không thể cứu vãn được nữa. Thế nhưng, Hiệp định Paris không đề cập đến dầu, khí đốt hoặc than đá. Trong khi đó, ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch tiếp tục lên kế hoạch cho các dự án mới. Các ngân hàng tiếp tục tài trợ cho các dự án mới. Theo báo cáo gần đây nhất của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc, đến năm 2030 sẽ sản xuất thêm 120% than, dầu và khí đốt so với mức giới hạn nhiệt độ 1,5 °C. Những nỗ lực nhằm đáp ứng Thỏa thuận Paris và giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch sẽ bị cản trở nếu nguồn cung tiếp tục gia tăng.
Giải pháp đã rất rõ đó là nhiên liệu hóa thạch phải được giữ trong lòng đất. Các nhà lãnh đạo, chứ không phải ngành công nghiệp, là những người có quyền lực và trách nhiệm đạo đức thực hiện những hành động quyết liệt để giải quyết cuộc khủng hoảng này. Chúng tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới cùng làm việc trên tinh thần hợp tác quốc tế để:
● Chấm dứt mở rộng sản xuất mới với dầu, khí đốt và than, phù hợp với nền tảng khoa học tốt nhất hiện có như Ủy ban liên Chính ph̉ủ về biến đổi khí hậu và Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc đã vạch ra;
● Loại bỏ sản xuất dầu, khí đốt và than hiện có một cách công bằng và bình đẳng, có tính đến trách nhiệm của các quốc gia đối với biến đổi khí hậu và sự phụ thuộc của họ vào nhiên liệu hóa thạch, cũng như khả năng chuyển dịch c̉ủa từng quốc gia;
● Đầu tư vàokế hoạch chuyển đổi để đảm bảo khả năng tiếp cận 100% năng lượng tái
tạo trên toàn cầu, hỗ trợ các nền kinh tế đa dạng hóa nguồn năng lượng và thoát khỏi
nhiên liệu hóa thạch và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và các cộng đồng trên
toàn thế giới có cuộc sống thịnh vượng thông qua quá trình chuyển dịch công bằng trên toàn cầu.
Nhiên liệu hóa thạch là nguyên nhân lớn nhất gây ra biến đổi khí hậu. Vì vậy, thật vô lý nếu tiếp tục cho phép mở rộng ngành công nghiệp này. Hệ thống nhiên liệu hóa thạch có quy mô toàn cầu và đòi hỏi một giải pháp toàn cầu; giải pháp mà Hội nghị Thượng đỉnh về Khí hậu phải hướng tới. Và bước đầu tiên là cần giữ nhiên liệu hóa thạch trong lòng đất.