TS Lê Thành Ý: Phát triển tre Việt Nam theo chuỗi giá trị kinh tế tuần hoàn vấn đề trao đổi

Ở Việt Nam, ngành sản xuất tre mang lại giá trị xuất khẩu từ 300 đến 400 triệu USD/năm. Cây tre  không chỉ có giá trị về văn hóa và ứng phó với biến đổi khí hậu(BĐKH) mà  còn mang ý nghĩa lớn trong phát triển kinh tế. Ngày 4 tháng 8 năm 2022 tại Hà Nội,Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn(Bộ NN&PTNT) đã phối hợp cùng Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức hội thảo " Phát triển ngành Tre Việt nam theo chuỗi giá trị hàng hoá và định hướng mô hình kinh tế tuần hoàn”

Tham gia hội thảo có các đơn vị thuộc bộ NN& PTNT nhưTổng cục Lâm nghiệp, các Cục,Vụ, Viện và Trung tâm Nghiên cứu; đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc VCCI, đại diện chi nhánh VCCI tại Thanh Hoá Nghệ An. Tham dự còn có sự hiện diện của các cơ quan ở Trung ương như Vụ nông nghiệp của Văn phòng chính phủ, Uỷ ban Dân tộc….; Đại diện của UBNDvà Sở Nông nghiệp nhiều tỉnh Trung du miền núi phía Bắc, Tây nguyên và các hiệp hội ngành hàng, làng nghề thủ công mỹ nghệ. Tham gia Hội thảo còn có đại diện của nhiều tổ chức quốc tế tại Việt nam như Liên mịnh châu Âu, Oxfam,…; nhiều tổ chức cá nhân, doanh nghiệp trồng và tiêu thụ tre, cùng đồng hành với Hội thảo còn có các báo, đài và nhiều đơn vị truyền thông

by1-1659842309.png

Trần tre trong sân bay quốc tế Madrid ở Tây Ban Nha.Nguồn: SCBV

Ngành hàng tre Việt Nam thực trạng và tiềm năng phát triển

Tại Hội thảo, đại biểu tham gia đã xác định rõ vai trò, vị trí và giá trị của cây tre Việt Nam .Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Trần Thanh Nam cho rằng, giá trị sử dụng hàng năm của cây tre chưa tính được hết, nhưng người nông dân trồng tre đang phải chịu áp lực trước  nhiều cây trồng có giá trị kinh tế cao và thâm canh nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi… Để phát triển ngành hàng tre, ngay từ bây giờ doanh nghiệp cùng chính quyền địa phương và Bộ NN&PTNT phải chung tay xây dựng những vùng quy hoạch nguyên liệu đáp ứng yêu cầu sản xuất, chế biến, xuất khẩu. Muốn hình thành chuỗi giá trị ngành hàng, ngành Nông Nghiệp phải cùng  các doanh nghiệp và nhà đầu tư  xác định được vùng nguyên liệu và liên kết sản xuất. Đây là những vấn đề mà doanh nghiệp, người sản xuất và chính quyền các địa phương phải cùng vào cuộc thì mới phát huy được giá trị của tre

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng diện tích tre cả nước hiện có gần 1,6 triệu ha phân bố ở hầu hết các tỉnh, thành; trong đó 37/63 tỉnh có diện tích trên 10.000 ha, hàng năm khai thác từ 500-600 triệu cây với khoảng 2,5-3 triệu tấn sản phẩm, cho giá trị xuất khẩu từ 300 đến 400 triệu USD. Sản phẩm tre xuất khẩu chủ yếu sang thị trường EU tới 25% ; các thị trương còn lại như Hàn Quốc ,Nhật Bản cũng dao động trong khoảng 15% ,…..

Với xu hướng sản xuất xanh, tiêu dùng bền vững, các chuyên gia nhận định, sản phẩm từ tre ngày càng được thị trường bên ngoài ưa chuộng. Điều phối viên dự án Phát triển bền vững và toàn diện chuỗi giá trị tre ở Việt Nam Nguyễn Thị Thanh Huyền cho biết, với quy mô thị trường toàn cầu khoảng 83 tỷ USD vào năm 2028 và tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trên 5,7% tre sẽ là ngành hàng tiềm năng to lớn  cho nông nghiệp Việt Nam.

Từ đặc thù sinh trưởng, cây tre là loài thực vật phát triển nhanh, cung cấp nguồn tài nguyên bền vững và có thể tái chế. Sản phẩm từ tre nhẹ, bền có thể thay thế gỗ tự nhiên và các hợp chất hóa học; tre đã trở thành loại vật liệu có khả năng chống chịu động đất, ngăn chặn xói mòn đất và phục hòi đất bị thoái hóa. Với khả năng hấp thụ carbon tốt, tre góp phần tích cực vào giảm tác động BĐKH. Cây tre cũng đóng vai trò quan trọng trong sinh kế của nông dân ở các địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo. Tại Việt Nam, tre đã trở thành nguồn nguyên liệu phục vụ cho trên 600 làng nghề mây tre đan. Cây tre đóng vai trò to lớn trong đời sống kinh tế-xã hội, là nguyên liệu “xanh” thay cho gỗ tự nhiên và hợp chất hoá học, góp phần phát triển du lịch sinh thái và cảnh quan kiến trúc, lưu giữ và bảo tồn các giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đây cũng là công cụ hấp thụ carbon, chống BĐKH, cung cấp trên 35% lượng oxy và hấp thụ nhiều hơn 40% lượng carbon dioxide so với nhiều loài cây khác; đồng thời nó còn tạo sinh kế,việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và lao động trong các làng nghề mây tre đan.

by2-1659842316.png

Sản phẩm thủ công từ nguyên liệu tre

Theo báo cáo của Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, tài nguyên Tre Việt Nam rất phong phú và đa dạng với 30 chi và 216 loài. Một số loài có giá trị  kinh tế cao như: Luồng, lùng, trúc sào, lồ ô, bương, tầm vông, tre gai.

Cây tre có vai trò quan trọng đối với sinh kế gia đình và kinh tế quốc dân; giúp nhân loại sử dụng nguyên liệu xanh thay gỗ tự nhiên và hợp chất hoá học; tre cũng góp phần tích cực vào mở mang phát triển du kịch sinh thái và cảnh quan kiến trúc. Trong  điều kiện phát triển tự nhiên, Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn Việt Nam Võ Hoàng Yến đã  lưu ý, giống tre ở nước ta đang có dấu hiệu suy thoái; nhiều vùng khai thác không tái tạo nên tre kém phát triển. Dotrình độ khai thác thấp, quy mô sản xuất  manh mún, nhỏ lẻ; lại thiếu các chính sách hỗ trợ phát triển và sản xuất kinh doanh nên sản phẩmtre còn thiếu đa dạng, phát triển chưa bền vững. Chất lượng chưa cao và thiếu gắn kết giữa các tác nhân trong chuỗi sản phẩm là nguyên nhân yếu kém trong xúc tiến thương mại, quảng bá và giới thiệu sản phẩm; Ngoài ra, thiếu thông tin;chưa có tiêu chuẩn và hành lang pháp lý cho việc trồng, chế biến và sử dụng nguyên liệu tre trong hoạt động kinh tế đã dẫn đến nhiều rào cản trong kinh doanh và ngành hàng chưa kết nối và phát huy được hết tiềm năng.

Từ những hạn chế của ngành hàng,rất cần bảo tồn giá trị văn hóa của cây tre và phát huy các giá trị kinh tế của các sản phẩm làm từ tre. Đồng thời, đa dạng các sản phẩm và sản xuất tre làm vật liệu thay thế các sản phẩm khác như gỗ, hợp chất hóa học. Xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung để được cấp chứng chỉ xuất khẩu.

by3-1659842321.jpg

Tre nguyên liệu sản xuất tại Cao Bằng

Định hướng phát triển ngành tre Việt Nam

Từ những vấn đề đặt ra, để tổ chức sản xuất hiệu quả cần nghiên cứu cải tạo giống tre, áp dụng phương pháp trồng, chế biến mới vào sản xuất; xây dựng các chuỗi liên kết giữa người dân, hợp tác xã với doanh nghiệp; vùng nguyên liệu với các làng nghề mây tre đan…

Tại hội thảo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết sẽ cùng với các bộ, ngành sớm thúc đẩy hình thành Hiệp hội Tre Việt Nam. Coi đây là một trong những cơ sở, tiền đề gắn kết ngành theo chuỗi giá trị cũng như phát triển ông nghiệp chế biến tre trong tương lai.Phó cục trưởng  Cục Kinh tế hợp tác Võ Hoàng Yến cho biết, hiện nay tre có ít giống tốt và đang có dấu hiệu suy thoái. Diện tích đang bị thu hẹp, trình độ canh tác thấp, quy mô sản xuất manh mún, nhỏ lẻ. Hạ tầng phục vụ sản xuất (đường, điện…) chưa được đầu tư. Công nghệ chế biến lạc hậu so với thế giới. Thiếu các chính sách hỗ trợ phát triển và sản xuất kinh doanh, nguồn vốn còn hạn chế. Những hạn chế này dẫn đến sản phẩm lưu thông, tiêu thụ trên thị trường nội địa chủ yếu; thiếu sự đa dạng và chưa quan tâm đến quản lý chất lượng. Nhìn chung,thị trường tre Việt Nam thiếu sự gắn kết giữa các tác nhân trong chuỗi sản phẩm cả về chiều dọc và chiều ngang; công tác xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm còn yếu và thiếu thông tin thị trường.

Phân tích tổng quan thương mại cây tre trên thị trường thế giới, Điều phối viên dự án Phát triển bền vững và toàn diện chuỗi giá trị tre ở Việt Nam, Nguyễn Thị Thanh Huyền, cho biết, quy mô thị trường tre toàn cầu dự kiếnsẽ đạt 82,90 tỷ USD vào năm 2028 với tốc độ tăng trưởng bình quân 5,7%/năm trong giai đoạn 2021 – 2028 trong xu hướng nổi bật; đó là.công nghiệp là sản phẩm có tỷ trọng doanh thu lớn  (trên 35,0% vào năm 2020). Trong các sản phẩm, mănglà phân khúc thực phẩm quan trọng đối với sức khỏe vì chứa hàm lượng cao các axit amin, protein, vitamin A, vitamin B6, vitamin E, niacin và thiamine…; ứng dụng nội thất sẽ đạt tốc độ tăng trưởng 5,0%/ năm do xu hướng mới nổi của các thiết kế nội thất bền vững trong các tòa nhà xanh hoặc trung tính với môi trường.

Theo đó, châu Á- Thái Bình Dương sẽ  giữ vai trò thống trị thị trường với tỷ trọng doanh thu hơn 75% vào năm 2020. Tương lai đối với ngành Tre Việt Nam khá lớn. nhưng hiện vùng nguyên liệu vẫn chưa tập trung, Để gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, chất lượng của Tre Việt Nam phải nâng lên bằng hoặc cao hơn Trung Quốc đây là thách thức lớn đặt ra, Theo các nhà phân tích. không nên cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại mà phải phát triển các sản phẩm mới với thiết kế độc đáo hoặc có công dụng mới và tập trung vào sản phẩm mà Trung Quốc không sản xuất được để làm thế mạnh của mình. Theo đó, cần xây dựng kế hoạch tiếp thị ngành vững chắc cho cả thị trường trong và ngoài nước. Hợp tác với các tổ chức và công ty châu Âu để thực hiện các dự án phát triển ngành Tre Việt Nam.

Trước thực trạng diễn ra, Thứ trưởng Bộ  NN&PTNT Trần Thanh Nam cho rằng ngay từ bây giờ doanh nghiệp cùng chính quyền địa phương và Bộ NN&PTNT phải xây dựng được những vùng nguyên liệu lớn đáp ứng yêu cầu sản xuất, chế biến, xuất khẩu. Ông nhấn mạnh “Để hình thành chuỗi giá trị cần kêu gọi doanh nghiệp đầu tư, phải xác định được vùng nguyên liệu và sự liên kết. Đây là những vấn đề mà doanh nghiệp, người sản xuất và chính quyền các địa phương phải cùng vào cuộc thì mới phát huy được giá trị cây tre”.

Cũng theo ông, nhiều nơi chưa xác định hết được vai trò, vị trí đích thực của cây tre. Sự gắn kết giữa doanh nghiệp với người trồng và doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu và tiêu thụ trong nước còn rời rạc, đặc biệt là xây dựng các vùng nguyên liệu lớn phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Cùng với xây dựng lại vùng nguyên liệu tre tập trung, hiện nay Bộ NN&PTNT đang đề xuất thành lập Hiệp hội Tre luồng Việt Nam. Đây sẽ là tiền đề và là cơ sở đầu tiên nhằm gắn kết ngành tre Việt trong giai đoạn mới.Từ định hướng Bảo tồn giá trị văn hoá của cây tre Việt và phát huy các giá trị kinh tế của những sản phẩm, nhằm đa dạng hoá và sử dụng tre làm vật liệu thay thế gỗ và các hợp chất hoá học Bộ NN&PTNT đã chủ trương xây dựng các vùng nguyên liệu tâp trung được cấp chứng chỉ hướng tới xuất khẩu.

Tại Hội thảo, báo cáo của Cục kinh tế hợp tác và Phát triển Nông thôn  đã xác định những định hướng phát triển ngành tre đồng thời cũng vạch  ra một số giải pháp chủ yếu trong tổ chức sản xuất, thị trường tiêu thụ và cơ chế chính sách cần làm. Theo đó báo cáo đã nhấn mạnh

Về tổ chức sản xuất phải Nghiên cứu cải tạo giống tre và vận dụng phương pháp trồng chế biến mới vào sản xuất; thành lập các hợp tác xã(HTX) và tổ hợp tác trồng tre. Trên cơ sở này, xây dựng những chuỗi liên kết giữa người dân, HTX với các doanh nghiệp trồng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm , Theo đó cần  tổ chức xây dựng quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu tập trung; đầu tư vào xây dựng hạ tâng phục vụ sản xuất như  điện, đường…; tạo liên kết vùng nguyên liệu với các làng nghề mây tre đan và các thị trường tiêu thụ

Đối với thị trường tiêu thụ cần Đa dạng hoá sản phẩm thông qua thiết kế mẫu mã theo thị hiếu của khách hàng; tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, đàm phán mở cửa thị trường, tổ chức tiếp thị và, quảng bá cho sản phẩm tre nhất là những sản phẩm có khả năng thay thế gỗ và những vật liệu khác

Về cơ chế chính sách, đây là những đòn bẩy quan trọng để phát triển ngành, viêc xây dựng và hoàn thiện chính sách cần được quan tâm nghiên cứu và làm dứt diểm trong chủ trương hỗ trợ về đất đai, tín dụng, khoa học công nghệ và thị trường. Ngoài ra, rất cần quan tâm xây dựng chính sách liên kết gữa người dân.HTX và tổ hợp tác với doanh nghiệp.

Thay lời kết luận

Trong thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh ở Việt Nam, Nghị định 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định cấm nhập khẩu và sản xuất vật liệu nhựa dùng một lần bắt đầu từ năm 2026. Sự sẵn có của những sản phẩm làm từ vật liệu tre có thể là sự lựa chọn thay thế hữu ích cho sản phẩm nhựa dùng một lần, Từ đây vật phẩm làm từ tre có nhiều triển vọng tương lai, nó sẽ nâng tầm cây tre trong đời sống xã hội, Với nhiều khía cạnh khác nhau, hy vọng chuỗi giá trị sản phẩm tre Việt sẽ mở ra rộng lớn để ngành phát triển đi lên./.