TS. Lê Thành Ý: Từ kinh tế rác thải tuần hoàn Hàn Quốc đến kinh tế tuần hoàn tài nguyên ở Việt Nam đôi nét lạm bàn

Luật bảo vệ Môi tường 2020 (Luật BVMT2020) Việt Nam đặt ra mục tiêu và yêu cầu cơ bản trong quản lý chất thải rắn, bao hàm cả kinh tế tuần hoàn tài nguyên rác, tái chế sử dụng rác thải, mở rộng trách nhiệm của doanh nghiệp, quản lý rác thải tích hợp và đa dạng hóa nhằm sớm thoát khỏi phương thức xử lý rác thải truyền thống. Điều 79 của Luật này quy định chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) phát sinh bắt buộc phải phân loại theo quy định và thực hiện từ ngày 31 tháng 12 năm 2024.

Bộ Luật đưa ra những khái niệm cơ bản và trách nhiệm của cơ quan,đơn vị trong thực hiện kinh tế tuần hoàn (KTTH). Theo đó, các Bộ, Ngành và UBND Tỉnh, Thành phố trực thuộc TW phải chủ động lồng ghép KTTH ngay từ giai đoạn lập kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội nhằm quản lý, tái sử dụng và tái chế chất thải; cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ có trách nhiệm giảm khai thác tài nguyên, nâng cao mức tái sử dụng và tái chế chất thải trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Thực thi Luật BVMT2020 và  tiếp cận KTTH, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghi định 09/2022/NĐ-CP  chi tiết hóa luật BVMT, quy định lộ trình và trách nhiệm thực hiện KTTH. Cùng với động thái này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 459/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Bảo vệ Môi trường Quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Quyết định chỉ rõ, cần giải quyết vấn đề môi trường trọng điểm và cấp bách, nổi bật là quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại. Với tỷ lệ CTRSH xử lý theo quy định đạt 90% đến 95%; các trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn và khu du lịch không được sử dụng sản phẩm nhựa dùng 1 lần và túi ni lông khó phân hủy.

Tiếp cận KTTH rác thải sinh hoạt là vấn đề không đơn giản, nó đòi hỏi phải có những thay đổi cơ bản từ việc ứng xử và quản lý chuỗi rác thải theo phương thức đơn tuyến (thu gom chôn lấp) sang quản lý đa tuyến với việc thu gom, phân loại, tái chế và xây dựng thị trường sản phẩm tái sử dụng. Tiếp cận này đã thay đổi bản chất từ điều phối mệnh lệnh sang quản lý đa tuyến, từ việc coi rác thải là thứ bỏ đi sang coi đó là nguồn tài nguyên sinh lời. Để có cách nhìn toàn diện, rất cần tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia đi trước để vận dụng trong điều kiện nước ta.

Kinh tế tuần hoàn tài nguyên,bài học rut ra từ mô hinh Hàn Quốc

Để có định hướng phát triển KTTH chất thải đúng đắn, nghiên cứu học hỏi các nước đi trước để không vấp phải nhưng hạn chế chính sách là việc làm cần thiết trong xây dựng chương trình và kế hoach hành động quốc gia. Kinh nghiện từ những nước phát triển vượt trội, như Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc …và  những nền kinh tế trên đường phát triển năng động và nhiếu triển vọng như Dài Loan,Indonesia, Trung Hoa …cho thấy, họ đều coi giảm thiểu và quản lý rác tải nhựa là nhân tố quan trọng. Trong những mô hình tham khảo, bài học tút ra từ nền kinh tế tuần hoàn tài nguyên của Hàn Quốc có thể là một mô hình nổi bật.

Vào thập niên 1990 tình trạng ô nhiễm môi trường của quốc gia này cũng tương tự như  ở nước ta ngày nay với 96% lượng rác thải sinh hoạt được chôn lấp.  Tình trạng này đã dẫn đến những hệ lụy cơ bản là ô niễm môi trường khủng khiếp , thiếu đất chôn lấp và ngân sách nhà nước  càng thêm gánh nặng.

Trước khó khăn nghiệt ngã, Quốc hội Hàn Quốc đã giao trách nhiệm cho Chính phủ phải thực hiện theo hướng, ngân sách nhà nước không chi trả cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải và áp dụng triệt để nguyên tắc người gây ô nhiễm phải  tự chi trả. Ai tạo ra rác thải dù là dân hay doanh nghiệp đều phải chi trả cho việc xử lý. Người thải ra nhiều chi trả nhiêu, người ít trả ít. Ngân sách nhà nước quyêt  không chi cho việc xả rác của mọi người dân. Với giải pháp này, vấn đề rác thải đã mở ra cơ hội mới để hình thành nền kinh tế tuần hoàn tài nguyên chất thải.Thành  công của chủ trương này đã được tóm tắt trong những bài học lớn về quản lý, đó là hệ thống tái chế phù hợp và vai trò của các bên tham gia, đặc biệt là vị trí nòng cốt của khoa học và công nghệ

Hệ thống tái chế và vai trò của các tổ chức tham gia

Theo các nhà quản lý, 90% lượng chất thải đều có thể tái chế hoặc tái sử dụng được, đem đi chôn lấp là một lãng phí to lớn. Muốn sử dụng hoặc tái chế rác thải phải tôn trọng nguyên tắc phân loại từ đầu nguồn và do chính người xả rác thực hiện. Chuỗi xử lý rác thải cần được áp dụng đối với từng loại rác riêng biệt từ nguồn thải đến thu gom, xử lý và đưa sản phẩm  đến người tiêu dùng. Theo hướng phát triển này, các công ty và doanh nghiệp lớn có vai trò và trách nhiệm quan trọng trong mở rộng hoạt động. 

y1y-1657345523.png

Kinh tế rác thải tuần hoàn  sơ đồ minh họa

Vận dụng cơ chế người gây ô nhiễm phải trả tiền cho thu gom và xử lý chất thải, tất cả mọi chất thải từ các ngành sản xuất đến các tổ chức tiêu thụ,xuất nhập khẩu đều phải có bao bì đóng gói, những tổ chức này có nghĩa vụ phải trả tiền cho việc xử lý thông qua giá mua bao bì

chứa rác thải.  Những tổ chức sản xuất kinh doanh và dich vụ  ở Hàn Quốc đều phải báo cáo lượng rác phát thải cho cơ quan quản lý kể cả lượng họ thu gom tái chế  được và số để trôi nổi ở bên ngoài. Cơ chế này gọi là trách nhiệm mở rộng của doanh nghiệp (Extended Producer Responsibility,EPR) nhằm tạo nguồn thu tài chính để có vốn đầu tư vào thu gom tái chế và xử lý rác thải quốc gia.

Đối với các hộ gia dình và doanh nghiệp vừa và nhỏ , rác có thể tái chế  được chủ yếu là là chất thải nhựa; giấy. thủy tinh,kim loại và thực phẩm dư thừa. Những loại rác này  cần được phân loại kỹ từ đầu nguồn. Hộ gia đình chịu trách nhiệm phân loại theo hướng dẫn cụ thể của cơ quan quản lý; mỗi loại rác phải được chứa trong trong những túi riêng phân biệt theo màu sắc. Khi túi đầy, người phát thải rác phải đem đến nơi thu gom quy định. Tại đây, những xe thu gom tiếp nhận rồi chuyển tới tới những nhà máy tái chế. Các gia đình không phải đóng phí vệ sinh môi trường nhưng phải mua túi đựng rác theo tiêu chuẩn. Nếu rác không được phân loại và đưa vào các loại túi theo quy định sẽ không được thu gom.

Rác hữu cơ được thu gom bằng hệ thống đường ống đặc biệt với những trạm tự động ,đặt tại nơi thu gom trong thành phố hoặc khu dân cư tập trung. Người dân phải trả tiền cho những loại rác thải này. Khi đổ chất thải vào máy thu, họ phải quẹt thẻ thu tiền, máy sẽ trừ tiền theo khối lượng chất thải. Công ty tái chế xử lý những loại chất thải này thành thức ăn gia súc hoặc phân bón hữu cơ.

Từ giải pháp cụ thể được vận dung, các công ty thu gom  chịu trách nhiệm gom rác thông qua các trạm  đầu nguồn  để đưa về các công ty tái chế. Hàn Quốc có khoảng 800 công ty thu gom và tái chế, hầu hết là những công ty vừa và nhỏ có nguồn thu từ sản phẩm tái chế và chính sách hỗ trợ của nhà nước. Do ngành này khó sinh lời nên chính sách hỗ trợ  của nhà nước khá cao với  vốn hỗ trợ chủ yếu huy động từ nguồn thu của các công ty EPR..

Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc hình thành chính sách, xây dựng quy định và tiêu chuẩn; quản lý và điều phối các bên liên quan. Theo đó, Bộ Bảo vệ Môi trường chịu trách nhiệm xây dựng và giám sát thực thi chính sách; các công ty chịu trách nhiệm chi trả theo nguồn thu của EPR. Các công ty thu gom, tái chế , phân loại tại nguồn và chính quyền đô thị hoặc các khu dân cư chịu trách nhiệm xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết cho hoạt động này.

Chính phủ Hàn Quốc đã ban hành Luật thúc đẩy tái chế và tiết kiệm tài nguyên gọi là Luật Tái chế vào năm 2008. Luật quy định về hệ thống tài chính, vai trò của các bên liên quan; định tiêu chuẩn và phương tiện thúc đẩy tuân thủ , đầu tư phát triển doanh nghiệp thu gom tái chế và nghiển cứu khoa học công nghệ. Theo  quy định luật pháp, các công ty ở Hàn Quốc phải sử dụng 30% nguyên liệu từ sản phẩm tái chế và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thu gom tái chế, tập trung vào nhóm bao bì, các loại sản phẩm tái chế và những quy định về phân loại rác taị  hộ gia đình, siêu thị và các doanh nghiệp.

Để thưc thi Luật Tái chế , Chính phủ Hàn Quốc đã thành lập Cơ quan Hợp tác Môi trường (K-Eco) và Cục Dịch vụ Tuần hoàn Tài nguyên (KORA) trực thuộc Bộ Bảo vệ Môi trường,  hoat động độc lập với nguồn tài chính được lấy từ nguồn thu của các công ty EPR.. K-Eco chịu trách nhiệm xây dựng hệ thống dữ liệu, doanh thu bán hàng, sản lượng sản phẩm và bao bì sản xuất từ các doanh nghiệp. Dựa trên những dữ liệu tổng hợp, doanh nghiệp phải nộp lệ phí tái chế rác tương ứng cho KORA. KORA dùng nguồn thu này để thúc đẩy và tài trợ cho các công ty thu gom và tái chế.

 Mọi chính sách và quy định đưa ra của các cơ quan quản lý nhà nước đều hướng vào khuyến khích sáng tạo, giúp các công ty giảm thiểu chi phí tái chế và tiết kiệm tài nguyên, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ công nghiệp tái chế, tạo công ăn việc làm, tiết kiệm đất đai và giảm gánh nặng ngân sách đồng thời với giảm thiểu ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất ,nguồm nước, góp phần thiết thực nâng cao hiệu quả môi trường và xã hội.,

Theo thống kê chính thức, thực thi Luật Tái chế,đến năm 2016, kết quả đạt được rất dáng khích lệ với 72% lượng rác thải được tái chế. Trong đó, bao bì nhựa  tái chế lên tới 93%. ; ngành vật dụng tái chế đã thu được trên 6 tỷ USD và tiết kiệm trên 5 tỷ USD từ việc cắt giảm chi phí đất đai, vận chuyển và chôn lấp rác thải, Xây dựng kinh tế theo hướng tuần hoàn tài nguyên rác thải đã tao thêm hơn 14.900 việc làm, giảm được lương khí CO2, giảm hiệu ứng khí nhà và đặc biệt là giảm được gánh nặng tài chính của nhà nước.

Trong một trao đổi gần đây, nguyên bộ trưởng Bộ Bảo vệ Môi trường Kim In Hwan cho biết, hướng tới kinh tế rác thải tuần hoàn, chính sách trụ cột của Hàn Quốc đã tập trung vào  kế hoạch tính phí rác thải theo khối lượng rác, nâng cao trách nhiệm của nhà sản xuất EPR và hệ thống tính phí rác thải. Nhờ đó. đã đưa tỷ lệ chôn lấp rác thải từ 96% (năm 1982) xuống còn 13% trong năm 2013 và mục tiêu kế hoạch tuần hoàn 2018-2027 sẽ giảm  tới 20% lượng rác thải và nâng tỷ lệ tuần hoạn từ 70.3% lên 82%.

Bài học rút ra cho thấy, Hàn Quốc đã coi rác thải là nguồn tài nguyên, lấy nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền ô nhiễm. Theo đó, một mặt đòi hỏi sự tham gia của mọi người dân, mọi thành phần kinh tế ,tổ chức  và doanh nghiệp để giải quyết vấn đề môi trường; mặt khác đòi hỏi phair có những cải cách nhằm phi tập trung quản lý chất thải.  Bằng những cách làm thiết thực, Hàn Quốc đã xây dựng được nền kinh tế tuần hoàn tài nguyên rác và vượt qua được nhiều thách thức; tạo ra tài sản đòng thời với cải thiện và bảo vệ chất lượng môi trường

Thực trạng quản lý và thách thức rác thải sinh hoạt ở Việt Nam,

Tại Việt Nam, những năm gần đây tốc độ đô thị hoá diễn ra khá nhanh. Với nhịp độ gia  tăng bình quân 0,9%/năm, nhiều dự báo cho biết, tỷ lệ đô thị hóa sẽ từ 38% tăng lên 50% vào năm 2040 . Đô thị hóa nhanh khiến đất nước phải đối mặt với những thách thức gia tăng nhanh chóng của chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH), gây áp lực lớn lđối với môi trường.  Trung bình mỗi năm Việt Nam thải ra khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa, do việc quản lý và xử lý thiếu triệt để nên đã nằm trong nhóm 20 nước có lượng rác thải lớn và cao hơn mức trung bình thế giới.Kiểm soát và quản lý hiệu quả CTRSH đã trở thành vấn đề cấp bách của các đô thị và nhiều vùng nông thôn.

Nguồn phát sinh CTRSH trong cả nước, chủ yếu đến từ các hộ gia đình, khu thương mại, dịch vụ (nhà hàng, khách sạn, siêu thị, chợ…), công sở (cơ quan, trường học, trung tâm, viện nghiên cứu, bệnh viện…), khu công cộng (nhà ga, bến tàu, bến xe, sân bay, công viên, khu vui chơi giải trí, đường phố…), dịch vụ vệ sinh (quét đường, cắt tỉa cây xanh…) và các hoạt động của cơ sở sản xuất. Do CTRSH có thành phần khá phức tạp, phù hợp với lượng nhựa  sử dụng gia tăng (từ 5,5% trong năm 2009 lên 13,9% trong năm 2017), rác thải nhựa  gia tăng nhanh và các bãi chôn lấp  gây ô nhiễm đã trở thành vấn đề  xã hội bức xúc .

Mỗi ngày,Hà nội thải ra trên 6.500 tấn rác và thành phố Hồ Chí Minh cũng sản sinh khoảng 9.000 tấn, Lượng rác sẽ tiếp tục tăng cao cùng với tỷ lệ gia tăng dân số và mức sống đô thị, đòi hỏi phải có giải pháp giảm thiểu ô nhiễm và tận dụng nguồn tài nguyên rác để thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn.

yt-1657345674.jpg

Người dân mưu sinh ngay trên đống rác tại Cần Giờ TP Hồ Chí Minh).

Quản lý CTRSH rất tốn kém, nó bao gồm các khoản chi phí liên quan đến lương công nhân, tiền trang thiết bị thu gom, vận chuyển và xử lý. Những nguồn này được lấy từ phí vệ sinh môi trường, nhưng nguồn này về cơ bản không đảm bảo đủ chi, Thống kê từ thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, kinh phí cho công tác thu gom vận chuyển và xử lý rác thải năm 2012 là 1.900 tỷ VNĐ nhưng phí vệ sinh và bảo vệ môi trường chỉ chiếm 2,9%, nguồn chi. chủ yếu là từ ngân sách nhà nước, Ngoài nguồn chi tốn kém của ngân sách nhà bước, còn những chi phí khác như đất đai cho bãi chôn lấp, chi cho ô nhiễm sông ngòi, nguồn nước,không khí, bệnh tật phát sinh… cực kỳ tốn kém nhưng vẫn chưa lượng định được hết. Đến nay, đã có nhiều trao đổi thảo luận cùng với tìm kiếm giải pháp xử lý vấn đề đặt ra.

Đôi nét lạm bàn

Có thể thấy những điểm khác biêt cơ bản trong quản lý CTRSH giữa Việt Nam và Hàn Quốc được thể hiện trên những mặt sau đây:

Tại Việt Nam, việc quản lý chủ yếu là tập trung rác thải, do các công ty môi trường nhà nước đảm nhận. Ở mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ dều thành lập công ty trực thuộc UBND, thực hiện việc thu gom và xử lý rác thải theo quy trình chôn lấp, được ngân sách nhà nước chi trả. Áp lực chôn lấp đã thúc đẩy việc tìm kiếm nhứng công nghệ và cách xử lý mới, nhưng chưa tạo được mô hình thành công và hiệu quả, Nhà nước vẫn là nơi tạo nguồn chi lớn nhất cho thu gom, vận chuyển và chôn lấp rác thông qua ngân sách.

Khác với Việt Nam ở Hàn Quốc, việc quản lý rác thải dựa trên Luật Tái chế  được tiến hành phi tập trung với sự tham gia của trên 800 doanh nghiệp tư nhân với nguyên tắc phân loại rác từ đầu nguồn và xử lý triệt để theo luật pháp.  Các cơ sở tạo ra rác thải phải chịu trách nhiệm trả phí; đây là nguồn thu chính cho đầu tư, quản lý và vận hành hệ thống thu gom và tái chế chất thải. Ngân sách nhà nước không chi cho những hoạt động này.

Ở Việt Nam, hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tái chế rác thải về cơ bản theo kiểu hàn lâm, được triển khai tại các cơ quan nghiên cứu. Ngược lại,  Hàn Quốc chủ yếu là do chính sách thúc đẩy và tiến hành ngay trong các doanh nghiệp

Theo các nhà nghiên cứu, Việt Nam cần phát triển kinh tế tuần hoàn để gia tăng chuỗi giá trị quản lý rác thải. Việc lạm dụng sản phẩm nhựa, nhất là sản phẩm dùng một lần và túi ni-lông khó phân hủy, đã để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường. Thực trạng chất thải nhựa hiện ở mức rất cao.là một "gánh nặng" nghiêm trọng. Với tổng lượng CTRSH 25 triệu tấn/năm, chưa đến 30% được xử lý đốt hoặc làm phân hữu cơ, hơn 70%  đang còn chôn lấp trực tiếp. Vấn nạn về rác thải nhựa đối với môi trường thuộc về cách sử dụng và thải bỏ không đúng cách. Điều cần là thay đổi cách ứng xử thông qua quản lý khoa học và tăng cường tái chế, tái sử dụng để kéo dài vòng đời của nhựa, Chỉ như vậy mới phát huy được tính năng của sản phẩm nhựa, góp phần bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu..

Kinh tế tuần hoàn là xu thế tất yếu của phát triển bền vững trong bối cảnh tài nguyên ngày càng suy thoái, cạn kiệt; môi trường bị ô nhiễm và biến đổi khí hậu phức tạp.. Kinh tế tuần hoàn không chỉ là tái sử dụng chất thải, coi chất thải là tài nguyên mà còn là sự kết nối giữa những  hoạt động kinh tế có tính toán để tạo thành vòng tuần hoàn trong nền kinh tế

Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020, quy định phân loại chất thải tại nguồn, thu phí chất thải dựa trên khối lượng; tái chế, tái sử dụng chất thải và trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất; nhưng nước ta vẫn đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ .

Bình quân mỗi hộ gia đình VN sử dụng khoảng 1 kg túi ni-lông/tháng. Mỗi ngày Hà Nội và TP Hồ Chí Minh  thải ra khoảng 80 tấn rác thải nhựa và túi ni-lông.

Để thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, các nhà quản lý cho rằng, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp từ nâng cao nhận thức đến hoàn thiện thể chế và tổ chức thực hiện. Theo đó, nhà nước cần thực hiện tốt vai trò kiến tạo để doanh nghiệp và người dân phát huy vai trò trung tâm trong xây dựng, phát triển kinh tế tuần hoàn. Kết quả khảo sát của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên (WWF) tại Việt Nam đã chỉ ra, các hộ gia đình có nhận thức về các ô nhiễm nhựa tốt hơn nhóm doanh nghiệp và công nhân thu gom rác thải. Sự khác biệt trong nhận thức sẽ gây khó khăn cho việc khuyến khích cộng đồng chung tay và có trách nhiệm với vấn đề rác thải.

Giới phân tích cho rằng, Việt Nam cần cụ thể hóa và triển khai các hoạt động liên quan đến phát triển kinh tế tuần hoàn, bao gồm cả cách thức gia tăng chuỗi giá trị sản phẩm  cũng như quản lý rác thải. Những công trình nghiên cứu về Biển và Hải đảo đã chỉ ra, rác thải nhựa chiếm từ 50% đến 80% rác thải biển.Với khối lượng 0,28 đến 0,73 triệu tấn/năm, Việt Nam là nước có lượng chất thải xả ra biển nhiều thứ 4 thế giới,.

Để thực hiện những kế hoạch đưa ra, ngoài giải pháp cơ bản, Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam cần phối hợp với các địa phương để xây dựng và thực hiện thí điểm những mô hình phân loại chất thải, rác thải tại nguồn ở một số khu kinh tế, khu đô thị, khu công nghiệp và khu chế xuất../.