TS. Nguyễn Văn Bộ: Nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón: định hướng và giải pháp (Phần 3)

27/05/2022 14:56

Phân bón đóng vai trò quan trọng trong tăng 40-60% sản lượng lương thực, thực phẩm toàn cầu. Do vậy, nhiều nước vì thiếu đất sản xuất và áp lực tăng dân số đã phải chuyển từ nền sản xuất nông nghiệp chủ yếu “dựa vào đất và phân bón hữu cơ” sang nền sản xuất “dựa vào phân bón vô cơ”. Trên thế giới quá trình chuyển dịch này bắt đầu khi Fritz Harber và Carl Bosch (Đức) tổng hợp được NH3 năm 1909 và sản xuất thương mại phân đạm vào năm1914. Tại Việt Nam, sử dụng phân bón vô cơ được tính từ tháng 6 năm 1962, khi mẻ phân supe phosphate Lâm Thao đầu tiên ra đời và phát triển mtăng cạnh mẽ với chương trình “Hóa học hóa nông nghiệp” từ những năm 80 của thế kỷ 20.

THAY CHO LỜI KẾT

Phân bón có vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Từ ngàn năm nay, thế hệ cha ông đã đúc kết: Nhất nước, nhì phân... Gần đây, tỷ phú công nghệ Bill Gate, tưởng rằng không liên quan và không quan tâm gì đến phân bón cũng có phát biểu rất tâm huyết và khách quan là: “Tôi phần  nào đó bị ám ảnh bởi phân bón.

212-1653638011.jpg
Chúng ta đã đảm bảo đủ về số lượng và chủng loại phân bón vô cơ, song chúng ta còn thiếu rất nhiều phân bón hữu cơ để đảm bảo sản xuất nông nghiệp bền vững

Có nghĩa là tôi rất thích thú với vai trò của nó chứ không phải là cách sử dụng nó... Cứ hai trong năm người trên trái đất này được sống nhờ sản lượng cây trồng tăng lên do phân bón. Phân bón giúp động lực cho cuộc cách mạng xanh, bùng nổ năng suất để  đưa hàng trăm triệu người trên toàn cầu thoát khỏi nghèo đói.

Những ngày gần đây, tôi giành nhiều thời gian cho sáng tạo công nghệ mới để cải thiện cuộc sống của con người như phân bón đã và đang làm. Cho tôi nhắc lại điều này: 40% dân số thế giới đang còn sống hôm  nay là vì vào năm 1909, nhà hóa học người Đức Fritz Haber đã phát minh ra phương pháp tổng hợp ammoniac”[1].

Còn tập đoàn Nông nghiệp Agrium thì nhận định “Nếu không có phân bón, chúng  ta cần tăng thêm ít nhất 50% diện tích đất canh tác, tương đương khoảng 25% diện tích rừng toàn    cầu để có đủ lương thực cho 10 tỷ dân vào 2050”.

Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO) thì cho rằng, “đến 2050 sản xuất lương thực cần tăng thêm 60% trên toàn cầu và 77%  ở các nước đang phát triển trong khi diện tích đất không thể tăng thêm”[2]. Do vậy, chúng ta thật sự cần chuyển từ một nền sản xuất trồng trọt từ “Dựa vào đất” sang nền sản xuất “dựa vào phân bón”.

Mục đích của sản xuất nông nghiệp là tạo ra sản phẩm an toàn, đáp ứng tính đa dạng của nhu cầu thị trường. Trên quan điểm này, cân đối và cân bằng giữa các nguồn dinh dưỡng phù hợp với đất đai, khí hậu, cây trồng và thị trường sẽ có vai trò quyết định.

Liên quan đến vấn đề này, chúng tôi muốn nhắc lại ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Diễn đàn Quốc tế “Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam: Phát triển và hội nhập”, ngày 16/12/2017 tại Hà Nội là: “Trong Nông nghiệp, nông nghiệp phi hữu cơ (dựa vào hóa học) vẫn sẽ đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực quốc gia”.

Nhưng bón phân bao nhiêu và ở dạng nào, tỷ lệ ra sao là cả một vấn đề lớn. Chúng ta đã đảm bảo đủ về số lượng và chủng loại phân bón vô cơ, song chúng ta còn thiếu rất nhiều phân bón hữu cơ để đảm bảo sản xuất nông nghiệp bền vững. Trong khi đó, chúng ta lại đang lãng phí phần lớn nguồn nguyên liệu hữu cơ, vừa gây tổn thất về kinh tế lại tăng ô nhiễm môi trường. Chúng tôi mong muốn, vấn đề phân bón hữu cơ sẽ được Chính phủ và Bộ Nông nghiệp quan tâm thật sự với một đề án phát triển mang tính khả thi cao, thu hút được sự tham gia của các nhà khoa học, doanh nghiệp và đặc biệt là người nông dân vì một nền “Nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có và nông thôn văn minh”

0833-watermark-3ong-hai-dieu-thanh-vien-htx-nong-nghiep-vi-thuy-1-ra-cham-soc-ruong-lua-cay-may-de-lam-lua-giong-anh-trung-chanh-0918-20200606-913-100651-1653638116.jpg

TÀI LIỆU THAM KHẢO

AgroMonitor, 2019. Báo cáo thường niên: Thị trường phân bón 2018 và triển vọng 2019.

Đài KT-TV khu vực Nam Bộ (Trung tâm KT-TV Quốc gia). Diễn biến chất lơ lửng và nguy cơ sạt lở vùng ĐBSCL. Báo cáo Hội thảo: Đánh giá nguy cơ lũ sớm, lũ lớn năm 2017 ở ĐBSCL. Đồng Tháp, ngày 2/6/2017.

Organic Fertilizers Market  https://www.persistencemarketresearch.com/market- research/organic-fertilizer-market/toc.

The World Oganic Agriculture, 2018.

Tập đoàn hóa chất Việt Nam, 2020. Báo cáo đánh giá về kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm và 3 năm gần nhất (30/6/2020). (https://www.vinachem.com.vn/nd/bc-tinh-hinh-hoat-dong-vnc/bao-cao-danh-gia-ket-qua-thuc-hien-ke-hoach-sxkd-hang-nam-va-03-nam-gan-nhat-nam-bao-cao-2020.html)

Balu L. Bumb and Carlos A. Baanante, 1996. The Role of Fertilizer in sustaining Food Security and Protecting the Environment to 2020. International Food Policy Research Institute, Washing ton D.C., 1996.

Burton C.H, & Turner C. “Manure Management” - Silsoe Reseach Institute (p.74, 178, 307, 344), 2003, UK

Nguyễn Văn Bộ. Những nguy cơ ô nhiễm môi trường từ phân bón. Kết quả nghiên cứu khoa học. Viện Thổ nhưỡng Nông hoá, Q.3. NXB Nông nghiệp, 1999. Trang 346-353

Bùi Văn Chính, Lê Thị Xuân Thu, 2017. Sử dụng chất thải chăn nuôi lỏng cho cây trồng trên thế giới và ở Việt Nam. Báo cáo Hội thảo: “Sản xuất và sử dụng chất thải chăn nuôi theo chuỗi giá trị” do dự án Nông nghiệp cacbon thấp (LCASP) tổ chức ngày 15 - 16 tháng 12 năm 2017 tại Khách sạn Lâm Nghiệp, Đồ Sơn, Hải Phòng.

Helen Gu, 2019. Stabilized fertilizers in Asia: challengesand opportunities. Paper presented at the “Argus NPK & Value Added Fertilizer Conference, HCMC, June 26 - 28, 2019.

Trần Minh Tuấn, Viện KHTL Miền Nam. Một số vấn đề về dòng chảy và xâm nhập mặn vùng ĐBSCL. Báo cáo HT: Xây dựng kế hoạch ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn và ngập lụt, thích ứng với BĐKH tại các tỉnh ĐBSCL”, Cần Thơ,

TS. Nguyễn Văn Bộ