1. Tình hình xuất khẩu nông sản Việt Nam 6 tháng đầu năm 2024
Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, trong 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu đạt 189,5 tỷ USD, trong đó nhóm xuất khẩu nông , lâm thủy sản đạt giá trị cao nhất, chiến gần 20% kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực như gạo, cà phê, hạt điều, hồ tiêu, rau quả,... tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.
2. Cơ hội cho kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam
Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng qua các năm
2.1 Thị trường xuất khẩu nông sản thế giới ngày càng mở rộng
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thị trường, Việt Nam có nhiều cơ hội để mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản. Các hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam đã ký như: CPTPP, EVFTA, UKFTA,... đã mở ra cơ hội tiếp cận cận nhiều thị trường xuất khẩu lớn.
Ngoài ra, hiệp định EVFTA đã tạo điều kiện thuận lợi cho nông sản Việt Nam tiếp cận thị trường EU - thị trường có tiêu chuẩn khắt khe.
2.2 Đa dạng mặt hàng nông sản xuất khẩu
Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng vào nền kinh tế Việt Nam. Do đó, Việt Nam có nhiều sản phẩm nông sản chất lượng như: gạo, cà phê, hạt điều,.... đáp ứng được nhu cầu đa dạng của thị trường thế giới.
2.3 Ứng dụng công nghệ trong sản xuất và chế biến nông sản
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mở ra nhiều cơ hội cho ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng. Việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ cao trong sản xuất - chế biến các mặt hàng nông sản không chỉ giúp tăng hiệu suất, sản lượng mà còn đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng khắt khe của thị trường quốc tế.
2.4 Phát triển thương mại điện tử trong nông nghiệp
Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, kinh tế số đã mở ra cơ hội lớn cho xuất khẩu Việt Nam. Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận trực tiếp với người tiêu dùng quốc tế.
Thương mại điện tử cũng giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thậm chí là người nông dân sản xuất có cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế, mà không cần phải đầu tư quá nhiều vào kênh phân phối truyền thống.
Ngoài ra, thương mại điện tự cũng tạo điều kiện thuận lợi giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, marketing sản phẩm nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.
>>> Mời bạn đọc xem thêm bài viết: Cơ hội và thách thức khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong thời đại ứng dụng AI
3. Thách thức đối với xuất khẩu nông sản Việt Nam
Bên cạnh cơ hội thì xuất khẩu nông sản Việt Nam còn gặp nhiều thách thức như:
3.1 Cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế
Đây là một trong những thách thức lớn trong kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam. Nông sản Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các nước có nền nông nghiệp phát triển khác như Thái Lan, Brazil, Ấn Độ,...
Sự cạnh tranh không chỉ đến từ giá cả mà còn từ chất lượng nông sản. Do đó, đòi hỏi ngành nông nghiệp Việt Nam phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và cải tiến quy trình sản xuất.
3.2 Rào cản về đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng
thức lớn trong xuất khẩu nông sản Việt Nam. Hiện nay, các thị trường lớn như EU, Nhật Bản đặt ra nhiều yêu cầu nghiêm ngặt về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, các tiêu chuẩn về môi trường. Bên cạnh đó, xu hướng tiêu dùng xanh trên thế giới cũng đặt ra yêu cầu cao hơn về sử dụng phân bón hữu cơ, không sử dụng chất tăng trưởng,... Trong khi đó, ngành nông nghiệp Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn về áp dụng công nghệ vào sản xuất, kiểm soát chất lượng nông sản, phần lớn sản xuất theo phương thức truyền thống.
3.4 Thách thức về tiếp cận thị trường và tiếp thị
Để tiếp cận thị trường quốc tế và tiếp thị tốt sản phẩm, doanh nghiệp cần am hiểu về các quy định, thủ tục, tiêu chuẩn nhập khẩu quốc gia. Đồng thời, cần xây dựng mối quan hệ với các đối tác,... Việc tiếp thị và quảng bá sản phẩm cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược marketing rõ ràng, linh hoạt và hiệu quả, kết hợp giữa truyền thống và thương mại điện tử, kinh tế số,... Tuy nhiên, thực tế hiện nay các doanh nghiệp hay cá nhân chưa nắm rõ các yêu cầu, quy định trong xuất nhập khẩu nông sản cũng như chưa tận dụng hiệu quả kinh tế số vào xuất khẩu nông sản. Do đó, tiếp cận thị trường và tiếp thị là một trong những thách thức của xuất khẩu nông sản tại Việt Nam.
4. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam
- Nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản và tuân thủ tiêu chuẩn xuất khẩu: ngành nông nghiệp cần đầu tư vào nghiên cứu, áp dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất nông nghiệp để giúp gia tăng năng suất, chất lượng. Tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, các tiêu chuẩn về môi trường.
- Xây dựng thương hiệu: tạo sự uy tín cho nông sản Việt trên thị trường quốc tế, tăng tính cạnh tranh với các sản phẩm khác.
- Ứng dụng thương mại điện tử tạo kênh phân phối mới: tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả, nhanh chóng.
Trên đây là những phân tích về tình hình xuất khẩu nông sản Việt Nam. Doanh nghiệp cần tư vấn, hỗ trợ thúc đẩy xuất khẩu doanh nghiệp hãy liên hệ với Wisematch qua hotline: 035 462 4102 để được hỗ trợ. Wisematch là một trong những đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản, am hiểu các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và có mạng lưới đối tác rộng lớn trên toàn cầu.
Nguồn bài viết: Ông Maximillien Quan Pham - CEO Wisematch Việt Nam