Ảnh hưởng của tuổi vỗ béo tới năng suất và chất lượng thịt bò H’Mông được nuôi bằng thức ăn bản địa tại Cao Bằng

01/06/2022 15:59

Thí nghiệm gồm 15 bò đực H’mông ở các độ tuổi khác nhau, chia làm 3 lô, mỗi lô gồm 5 con cùng độ tuổi. Lô 1: bò 2 tuổi, Lô 2: bò 3 tuổi và Lô 3: bò 4 tuổi. Bò được vỗ béo theo kiến thức bản địa của người H’mông tại  huyện Hà Quảng, Cao Bằng. Bò được nuôi nhốt và cho ăn khẩu phần thức ăn gồm: bột ngô, hỗn hợp cây thức ăn tự nhiên bản địa.

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hệ thống Nông nghiệp, 2Viện chăn nuôi

Hỗn hợp thức ăn có năng lượng trao đổi (ME) = 2293 Kcal/ kg,  VCK= 54,16 % , CP = 10,3 % VCK. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tăng trọng trung bình của bò đực ở các lô thí nghiệm có sự khác biệt về  ý nghĩa thống kê (p<0.05), trong đó lô thí nghiệm 1 (2 tuổi) đạt cao nhất (684 g/con/ngày) và thấp nhất ở  lô thí nghiệm 3 (4 tuổi) (372 g/con/ngày). Tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt tinh không có sự khác biệt giữa các lô thí nghiệm (tỷ lệ thịt xẻ: 54,44 – 54,61 %; tỷ lệ thịt tinh: 44,44 – 44,90 %), tuy nhiên  lô 2 có xu hướng cao hơn các lô khác. Chất lượng thịt bò của lô 1 là thấp nhất, tuy nhiên độ mềm của thịt là cao nhất. Thành phần dinh dưỡng của thịt của bò khá đồng đều, tuy nhiên tỷ lệ mỡ ở bò lô 3 có xu hướng cao hơn các lô khác.

Key words: Bò H’mông, chất lượng thịt, Cao Bằng

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những năm gần đây, nhu cầu tiêu thụ thịt bò trong nước tăng cao. Sản xuất trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ của người tiêu dùng, do đó phải nhập khẩu số lượng lớn thịt bò từ các nước Úc, Lào, Campuchia, Thái Lan. Hiệp hội Chăn nuôi ước tính năm 2014, tổng số lượng thịt bò nhập khẩu trong khoảng từ 260 đến 280 nghìn con, chiếm 25% thị trường thịt bò trong nước. Do đó, cần phát triển đàn bò thịt trong nước để đáp ứng với nhu cầu của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, trước thực trạng thực phẩm bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc và mất an toàn đối sức khỏe, xu hướng tiêu dùng đang chuyển dịch dần theo hướng chất lượng và các sản phẩm bản địa, đặc sản. Do đó, các sản phẩm đặc sản vùng miền trong đó có thịt bò H’mông có tiềm năng thị trường lớn.

Thịt bò H’mông là sản phẩm đặc sản của tỉnh Cao Bằng, đã được bảo hộ nhãn hiệu tập thể năm 2012. Bò H’mông sống ở vùng núi có độ cao trên 800 m so với mực nước biển và được chăm sóc nuôi dưỡng theo quy trình đặc thù truyền thống của người H’mông.

Đối với kỹ thuật vỗ béo bò thịt, có nhiều yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả vỗ béo cũng như chất lượng thịt trong đó có độ tuổi đưa vào vỗ béo. Ở Việt Nam, đã có một số nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi đưa vào vỗ béo đến năng suất và chất lượng thịt của bò như nghiên cứu của Phạm Thị Hiền Lương và cs (2013); Đoàn Đức Vũ và cs (2015) nhưng chưa có nghiên cứu nào trên đối tượng bò H’mông.

Hiện nay, bò H’mông được nuôi trong các hộ gia đình người dân tộc H’mông có độ tuổi đưa vào vỗ béo khác nhau: như giai đoạn bò tơ dưới 36 tháng tuổi, giai đoạn bò trưởng thành từ 3 đến 6 tuổi và giai đoạn bò già trên 6 tuổi (Hội chăn nuôi bò thịt Cao Bằng, 2012). Tuy nhiên, để trả lời cho câu hỏi bò đực H’mông ở độ tuổi nào đưa vào vỗ béo là phù hợp nhất với điều kiện canh tác, kinh tế của người H’mông và văn hóa ẩm thực ngày càng cao của người tiêu dùng, đồng thời phát huy hết tiềm năng về năng suất và chất lượng thịt bò H’mông nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho các hộ chăn nuôi rất cần có nghiên cứu về độ tuổi đưa vào vỗ béo bò thích hợp.

Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Ảnh hưởng của tuổi vỗ béo đến tăng trọng và chất lượng thịt bò H’mông được nuôi bằng nguồn thức ăn bản địa tại Cao Bằng”

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

15 bò đực H’mông ở các nhóm tuổi khác nhau (2 tuổi, 3 tuổi và 4 tuổi) được nuôi trong các hộ tại xã Hạ Thôn, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 11/2016 – 1/2017 tại xã Hạ Thôn, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng

Phương pháp thí nghiệm

Bố trí thí nghiệm: 15 bò ở các lứa tuổi 2 tuổi, 3 tuổi và 4 tuổi được phân vào 3 lô thí nghiệm có khối lượng tương đối đồng đồng giữa các lô ở mỗi lứa tuổi (P>0,05), mỗi lô có 5 bò theo sơ đồ sau:

 

Bảng 1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Chỉ tiêu

Lô thí nghiệm

Lô 1

Lô 2

Lô 3

Lứa tuổi (tháng)

24

36

48

Số con (n)

5

5

5

Quy trình chăn nuôi: Bò thí nghiệm được nuôi theo quy trình vỗ béo bản địa của người dân tộc Mông. Bò được nuôi cá thể, nhốt hoàn toàn và cho ăn 2 lần/ngày theo khẩu phần ăn cho 1 con trong ngày gồm: 5 kg bột ngô nấu cháo và 12 kg hỗn hợp cây thức ăn bản địa 2 kg Sung, 2 kg Chéo béo Quảng Tây, 2 kg Đa lá bong, 2 kg Lân tơ uyn, 2 kg Hóp thân tái, và 2 kg Thích bắc bộ). Trước khi tiến hành thí nghiệm bò được tiêm phòng, tẩy ký sinh trùng bằng thuốc Fasinex (Thụy Sỹ), sau đó tiến hành nuôi thí nghiệm trong vòng 60 ngày.

Bảng 2: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng nguyên liệu thức ăn thí nghiệm

Thức ăn

VCK (%)

Protein thô

Lipid thô

Xơ thô

NDF

ADF

Khoáng tổng số

NLTĐ (Kcal)

% VCK

Ngô

84,1

9,23

5,11

2,16

17,3

3,06

5,73

2809

Sung (Ficus obscura Blume)

39,8

11,9

2,63

33,8

55,9

38,0

9,5

2061

Chéo béo Quảng tây (Oreocnide kwangsiensis Hand. Mazz)

30,5

13,8

2,03

25,1

45,8

29,2

15,5

2097

Đa lá bóng (Ficus vasculosa Wall. Ex Miq.)

51

11,7

2,35

23,6

46,8

28,9

9,7

1956

Lân tơ uyn (Rhaphidophor decursiva (Roxb.) Schott

21,3

13,4

3,23

35,4

63,9

39,1

10,1

1894

Hóp thân tái (Pseudostachyum polymorphum

Munro)

62,1

9,8

1,76

35,7

78,7

40,1

7,6

1667

Thích Bắc bộ (Acer tonkinense Lecomte)

45,4

8,9

2,16

26,4

54,5

37,2

10

1662

                     

 

Bảng 3. Công thức thức ăn vỗ béo bò H’mông theo kinh nghiệm bản địa

Thức ăn

Khối lượng (kg)

Tỷ lệ phối trộn (%)

Ngô

5

29,41

Sung (Ficus obscura Blume)

2

11,76

Chéo béo Quảng tây (Oreocnide kwangsiensis Hand. Mazz)

2

11,76

Đa lá bóng (Ficus vasculosa Wall. Ex Miq.)

2

11,76

Lân tơ uyn (Rhaphidophor decursiva (Roxb.) Schott

2

11,76

Hóp thân tái (Pseudostachyum polymorphumMunro)

2

11,76

Thích Bắc bộ (Acer tonkinense Lecomte)

2

11,76

Tổng cộng

17

100

Tỷ lệ vật chất khô (%)

54,16

Protein thô (g/100 g VCK)

10,3

Năng lượng trao đổi (kcal/kg VCK)

2293

Chỉ tiêu theo dõi

Các chỉ tiêu về tăng trọng:

  • Khối lượng bò: Tính bằng kg/con, bò ở các lô được cân từng con ở thời điểm bắt đầu thí nghiệm và sau đó mỗi 15 ngày cân 1 lần bằng cân điện tử đại gia súc. Bò được cân vào buổi sáng trước khi cho ăn để xác định thay đổi khối lượng.
  • Tăng trọng bò: Tính bằng g/con/ngày. Từ khối lượng bò bắt đầu và kết thúc mỗi giai đoạn sẽ tính được tăng trọng bò cho các giai đoạn

Các chỉ tiêu về khả năng cho thịt:

Mổ khảo sát 3 con/ lô theo phương pháp mổ khảo sát đại gia súc của Nguyễn Hải Quân và cs (1977). Khối lượng giết mổ của bò  được xác định sau khi cho bò nhịn đói 24 giờ bằng cân điện tử Rudweight (Úc) sai số 0,5kg.

-   Khối lượng thịt xẻ là khối lượng của cơ thể sau khi cắt tiết, lột da, cắt đầu, cắt 4 chân, đuôi và các phủ tạng trong cơ thể.

 

aa-1654070609.jpg

Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thịt:

Thịt sau khi được mổ khảo sát sẽ được lấy mẫu phân tích chất lượng. Chất lượng thịt được đánh giá theo phương pháp của Cabaraux và cs (2003). Các chỉ tiêu và thời điểm đánh giá theo bảng 4.

Bảng 4. Chỉ tiêu và thời điểm đánh giá chất lượng thịt

Chỉ tiêu

Thời điểm đo

45 phút

24 giờ

48 giờ

pH

+

+

+

Màu sắc

-

+

+

Mất nước bảo quản (%)

-

+

+

Mất nước chế biến (%)

-

+

+

Độ dai (N)

-

+

+

Ghi chú; +: thời điểm đánh giá; -: thời điểm không đánh giá;

​​​​​​

  • Giá trị pH: được xác định bằng máy đo pH Testo 230 (CHLB Đức) trên cơ thăn tại vị trí xương sườn số 7 - 9. Giá trị pH 45 phút sau giết thịt được đo trực tiếp trên thân thịt tại lò mổ, các thời điểm 24 và 48 giờ được thực hiện trên mẫu cơ thăn có độ dày 2,5 cm tại phòng thí nghiệm. Đo lặp lại 5 lần tại từng thời điểm.
  • Màu sắc thịt: Được đo ở mẫu cơ thăn bằng  máy đo màu sắc Minolta CR-410 (Japan) và được thể hiện bằng các chỉ số L*, a* và b* theo tiêu chuẩn độ chiếu sáng D và góc quan sát tiêu chuẩn 65° (C.I.E., 1978). Màu sắc thịt được đo tại các thời điểm 24 giờ, 48 giờ với 5 lần lặp lại tại từng thời điểm.
  • Mất nước trong bảo quản: Tỷ lệ mất nước bảo quản (%)  tại các thời điểm 24  giờ và 48 giờ được xác định trên mẫu cơ thăn theo công thức sau:

 

 

41-1654073890.jpg

Khối lượng mẫu sau chế biến được xác định bằng khối lượng cơ thăn sau khi hấp cách thuỷ bằng máy Waterbath Memmert ở nhiệt độ 75°C trong thời gian 60 phút.

  • Độ dai của thịt: Độ dai của thịt, đơn vị tính là N, được xác định bằng bằng lực cắt tối đa đối với cơ thăn sau khi hấp cách thuỷ.  Mẫu cơ sau khi hấp cách thuỷ được làm nguội và dùng ống thép có đường kính 1,25cm để khoan 5-10 thỏi. Lực cắt được xác định trên các thỏi thịt bằng máy Warner Bratzler 2000D (USA) với số lần lặp lại từ 5-10 lần. Độ dai của thịt được xác định tại thời điểm 24 và 48 giờ sau khi giết mổ.

Thành phần dinh dưỡng của cơ thăn:

  • Hàm lượng vật chất khô xác định theo TCVN 4326-86
  • Hàm lượng khoáng tổng số xác định theo TCVN 4327 - 86
  • Hàm lượng protein phân tích theo TCVN 4328 - 86
  • Hàm lượng lipit xác định theo TCVN 4331 – 86

Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được phân tích bằng phần mềm Minitab 17. Các tham số thống kê ước tính bao gồm: Dung lượng mẫu (n), trung bình cộng, sai số tiêu chuẩn SE. So sánh các giá trị trung bình theo cặp bằng phép so sánh Tukey ở mức ý nghĩa p<0,05, sử dụng mô hình phân tích phương sai ANOVA.

 

 

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Tăng trọng của bò thí nghiệm

Bảng 5. Tăng trọng của bò trong thí nghiệm (Mean ± SE)

Chỉ tiêu

Lô thí nghiệm

Lô 1 (2 tuổi)

Lô 2 (3 tuổi)

Lô 3 (4 tuổi)

Số bò

5

5

5

Khối lượng ban đầu  (kg)

337,2 ± 7,42

369,2 ± 12,20

399,4 ± 11,50

Khối lượng tháng thứ nhất TN (kg)

351,4 ± 7,91

378,6 ± 13,73

412,2 ± 10,20

Tăng trọng tháng thứ nhất (g/con/ngày)

472,0  ± 24,43

314,0 ± 93,22

426,0 ± 89,84

Khối lượng tháng thứ hai (kg)

378,2 ± 9,15

396,6 ± 13,46

421,8 ± 10,52

Tăng trọng tháng thứ 2 (g/con/ngày)

892 a  ± 175,11

600 ab  ± 28,10

320 b ± 109,23

Tăng trọng cả kỳ (g/con/ngày)

684a ± 79,31

458ab ± 32,64

372b ± 40,42

Trong cùng một hàng, những giá trị có chữ cái khác nhau là sai khác ở mức ý nghĩa p<0,05

Kết quả ở bảng 5 cho thấy, tăng trọng của bò trong cả giai đoạn thí nghiệm có sự sai khác về mặt thống kê giữa các lô thí nghiệm (p=0,005<0,05). Điều này có nghĩa là tuổi đưa vào vỗ béo của bò H’mông ảnh hưởng đến tăng trọng của bò. Bò đưa vào vỗ béo lúc 2 tuổi cho tăng trọng cao nhất (684 g/con/ngày), sau đó đến bò 3 tuổi  (458 g/con/ngày) và bò 4 tuổi cho tăng trọng thấp nhất (372 g/con/ngày). Mức tăng trọng của bò trong lô 1 tương đương với công bố của Hội chăn nuôi và tiêu thụ bò Cao Bằng (2012), nhưng lô 2 và 3 thì thấp hơn, bò H’mông vỗ béo ở giai đoạn 2 tuổi cho tăng trọng trung bình 700 – 900 g/con/ngày. Nguyên nhân là do trong thời gian đầu thí nghiệm, các hộ có sử dụng bò phục vụ cho cày kéo. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm nuôi bò vỗ béo của người dân tộc H’mông, bò 2 tuổi ít được sử dụng để đưa vào vỗ béo mà ở độ tưởi này bò được sử dụng cho mục đích cày kéo và phối giống là chủ yếu. Người H’mông thường đưa bò vào vỗ béo ỏ tuổi thứ 3 và 4, có một số hộ khi bò 5 tuổi mới đưa vào vỗ béo và bán. Bò lúc 3,4 tuổi thường được lái buôn thu mua nhiều nhất và bán thường được giá, do lúc này chất lượng thịt, tỷ lệ thịt là cao nhất.

Hiệu quả sử dụng thức ăn của bò vỗ béo

Kết quả về lượng thức ăn ăn vào và hiệu quả sử dụng thức ăn được trình bày ở Bảng 7. Lượng thức ăn ăn vào (kg chất khô/con/ngày) dao động từ 8,31 – 8,74 kg đạt cao nhất ở nhóm bò Lô 3 nuôi vỗ béo lúc 4 tuổi. Đối với chỉ tiêu về chất khô ăn vào (g/kg W0,75) dao động từ 95,82 – 101,03 g và chất khô ăn vào (% khối lượng cơ thể) từ 2,13 - 2,32%. Theo Preston và Willis (1967) bò tơ (200 kg) lượng chất khô thu nhận xấp xỉ từ 2,8-3% khối lượng cơ thể của chúng. Điều này cho thấy, mức cho ăn khẩu phần vỗ béo bò của người H’mông thực hiện trong nghiên cứu này là thấp do đó lượng ăn vào chỉ đủ duy trì và tăng trọng ở mức thấp, kết quả này phù hợp với tăng trọng của bò vỗ béo được trình bày ở trên.

Bảng 7. Lượng thức ăn ăn vào và hiệu quả sử dụng thức ăn (Mean ± SEM)

Chỉ tiêu

 

Nhóm bò

 

Lô 1 (2 tuổi)

Lô 2 (3 tuổi)

Lô 3 (4 tuổi)

Chất khô ăn vào (kg/con/ngày)

8,31 ± 0,14

8.53 ± 0,16

8.74 ± 0,22

Chất khô ăn vào (g/kg W0,75)

101,03 ± 1,37

98,55 ± 3,09

95,82 ± 3,34

Chất khô ăn vào (% khối lượng)

2,32 ± 0,17

2,23 ± 0,12

2,13 ± 0,14

Tiêu tốn TĂ (kg CK/kg tăng trọng)

12,15 ± 0,63

18,62 ± 0,68

23,49 ± 0,81

Tiêu tốn chất khô/kg tăng trọng của bò Lô 1, Lô 2 và Lô 3 vỗ béo qua các thời điểm khác nhau lần lượt là 12,15; 18,62 và 23,49 kg chất khô/kg tăng trọng thấp nhất ở nhóm Lô1 nuôi vỗ béo lúc 2 tuổi và cao nhất ở nhóm Lô 3 nuôi vỗ béo 4 tuổi. Kết quả thu được của thí nghiệm này cao hơn so với khoảng tiêu chuẩn của ARC (1980); NRC (1984); INRA (1989); Rajan (1990); Perry (1990) và AFRC (1993) khuyến cao khoảng 7,1 - 8,8 kg chất khô/kg tăng trọng.

Khả năng sản xuất thịt của bò thí nghiệm

 

Bảng 7. Kết quả mổ khảo sát bò thí nghiệm (n=3)

Chỉ tiêu

Lô 1 (2 tuổi)

Lô 2 (3 tuổi)

Lô 3 (4 tuổi)

Khối lượng bò hơi (kg)

392,00 ± 4,73

414,33 ± 8,29

435,33 ± 6,89

Khối lượng thịt xẻ (kg)

213,48 ± 2,67

226,27 ±  4,48

237,01 ± 3,79

Khối lượng thịt tinh (kg)

174,19 ± 2,08

186,04 ± 3,92

195,25 ± 2,95

Khối lượng xương (kg)

39,98 ± 0,56

42,77 ± 0,82

44,62 ± 0,70

Tỷ lệ thịt xẻ (%)

54,46 ± 0,07

54,61 ± 0,06

54,44 ± 0,06

Tỷ lệ thịt tinh (%)

44,44 ± 0,05

44,90 ± 0,17

44,87 ± 0,03

Tỷ lệ xương (%)

10,02 ± 0,08

10,32 ± 0,02

10,25 ± 0,02

Bảng 7 chỉ ra rằng: Tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt tinh và tỷ lệ xương giữa các lô thí nghiệm không có sự sai khác đáng kể. Tuy nhiên, tỷ lệ thịt xẻ và thịt tinh ở lô thí nghiệm bò 3 tuổi (54,61 % và 4,90 %) cao hơn so với bò 2 tuổi (54,46 % và 44,44 %) và 4 tuổi (54,44 và 44,87%). Tỷ lệ thịt xẻ của bò H’mông trong thí nghiệm giao động từ 54,44 % đến 54, 61 % cao hơn so với công bố của Đinh Văn Cải (2007) trên đối tượng bò Vàng với tỷ lệ thịt xẻ 43 - 44 %. Tỷ lệ thịt tinh bò H’mông giao động từ 44,44 % và 44,90 % cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Cao Xuân Bá (2010) trên đối tượng bò Vàng (43 – 44 %).

Chất lượng thịt bò thí nghiệm

Độ pH cơ thăn

Độ pH của thịt có liên quan mật thiết đến độ mềm thịt, nên đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng dùng để đánh giá chất lượng thịt (Watanable và cs, 1996). Kết quả độ pH cơ thăn tại các thời điểm sau giết mổ được trình bày tại bảng 8.

 

Bảng 8. Độ pH cơ thăn tại các thời gian sau giết thịt của bò nghiệm

Thời gian sau giết thịt

Lô 1 (2 tuổi)

Lô 2 (3 tuổi)

Lô 3 (4 tuổi)

45 phút

6,62 ± 0,06

6,87 ± 0,13

6,82 ± 0,09

24 giờ

5,75 ± 0,09

5,72 ± 0,08

5,67 ± 0,11

48 giờ

5,61 ± 0,07

5,59 ± 0,12

5,56 ± 0,05

Bảng 8 cho thấy giá trị pH ở các thời điểm đo 45 phút, 24 giờ và 48 giờ của các mẫu thịt bò H’mông không có sự chênh lệch đáng kể giữa các lô thí nghiệm. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả của Trịnh Văn Tuấn và cs (2013) khi nghiên cứu trên thịt bò vàng Sơn La 3 tuổi và 5 tuổi; Phạm Thị Hiền Lương và cs (2013) khi nghiên cứu trên bê và bò ở các độ tuổi đưa vào vỗ béo khác nhau. Tuy nhiên, ở tất cả các lô thí nghiệm, độ pH cơ thăn giảm nhanh từ 45 phút đến 24 giờ sau giết thịt và tiếp tục giảm đến thời điểm 48 giờ. Độ pH có sự thay đổi trong 48 giờ đầu vì lượng glycogen trong cơ tiếp tục bị phân hủy và tạo ra axit lactic làm giảm độ pH, khi lượng glycogen trong cơ đã phân hủy hết, giá trị pH sẽ ổn định (Hocquette,1996). Độ pH cơ thăn sau 48 giờ giết thịt của các mẫu thịt bò H’mông được phân tích giao động từ 5,56 đến 5,61, giá trị này không có chênh lệch nhiều so với giá trị pH cùng thời điểm của bò Sơn La và Điện Biên (5.39 - 5.49), bò Thái Lan (5,59) (Trịnh Văn Tuấn và cs, 2013) và bò F1(Brahman x Lai Sind) (5,6 ở 48 giờ) (Phạm Thế Huệ và cs, 2008). Theo Viện Nghiên cứu chăn nuôi Pháp (Intitut de l’Elevage, 2006) thì giá trị pH tiêu chuẩn của thịt bò sau 48 giờ giết mổ đạt từ 5,5 đến 5,7. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA – United States Departetment of Agriculture, 1997), giá trị pH ổng định của cơ thăn lớn hơn 5,86 thì thịt được coi là tối màu. Như vậy, độ pH cơ thăn tại 48 giờ của các mẫu thịt bò H’mông được phân tích đạt tiêu chẩn chất lượng so với các tiêu chuẩn công bố của Viện Nghiên cứu Chăn nuôi Pháp hay Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ.

Màu sắc cơ thăn

Chỉ tiêu màu sắc thịt cũng rất quan trọng đối với chất lượng thịt vì nó ảnh hưởng lớn đến quyết định mua bán của người tiêu dùng và đến độ mềm của thịt (Jeremiah và cs, 1991; Wulf và cs, 1997). Theo định nghĩa của Page và cs (2001) thì trong các chỉ tiêu về màu sắc thịt, giá trị màu L phản ánh độ tương phản trắng – đen (sáng - tối) của thịt. Giá trị màu L càng cao thì thịt càng trắng. Giá trị màu a* phản ánh độ tương phản xanh - đỏ (xanh lá cây - đỏ) của thịt, giá trị này càng cao thịt càng đỏ. Giá trị màu b* phản ánh độ tương phản xanh – vàng (xanh da trời – vàng) của thịt, giá trị này càng cao thì thịt càng có màu vàng

Bảng 9. Màu sắc cơ thăn tại các thời gian sau giết thịt của bò nghiệm

Chỉ tiêu

Thời gian sau giết mổ

Lô 1 (2 tuổi)

Lô 2 (3 tuổi)

Lô 3 (4 tuổi)

Màu L*

24

42,75 ± 0,81

39,34 ± 1,02

37,05 ± 0,93

 

48

42,57 ± 0,71

40,20 ± 0, 67

38,50 ± 0,82

a*

24

19,17 ± 0,37

20,73 ± 0,53

20,82 ± 0,69

 

48

21,11 ± 0,70

21,18 ± 0,34

22,39 ± 0,67

b*

24

6,80 ± 0,46

7,94 ± 0,68

9,75 ± 0,52

 

48

10,14 ± 0,34

10,88 ± 0,49

11,03 ± 0,64

Kết quả ở bảng 9 cho thấy, tại thời điểm 24 giờ và 48 giờ bảo quản, giá trị L của lô 1 có giá trị cao hơn so với lô 2 và 3, các giá trị a*, và b* có giá trị thấp hơn so với lô 2 và 3 nhưng không đáng kể. Nghĩa là màu đỏ của thịt bò 3 tuổi và 4 tuổi đậm hơn và vàng hơn so với bò 2 tuổi nhưng không rõ rệt. Màu sáng ở thịt bò H’mông là tương đương nhưng đỏ hơn (giá trị a* lớn hơn) và vàng hơn (gía trị b* lớn hơn) so với ở bò địa phương Thái Lan, bò F1 Brahman, F1 Charolais cho giá trị L* tương ứng 37,76; 35,01 và 38,76. Giá trị a* tương ứng là 15,07; 16,05; 16,35 và giá trị b* tương ứng 4,27; 5,07; 5,09 (Setthakul và cs, 2008). Theo Trịnh Văn Tuấn và cs (2013) thì thịt bò H’mông đỏ tươi hơn thịt bò vàng Sơn La và Điện Biên do có giá trị L* nhỏ hơn và a* lớn hơn. Theo Honikel (1997), thịt bò bình thường có giá trị L* trong khoảng 35 - 40, còn thịt bò có giá trị L* = 28 là loại thịt sẫm màu. Như vậy, thịt bò H’mông trong thí nghiệm là thuộc loại thịt bình thường.

Tỷ lệ mất nước trong bảo quản và chế biến

Khả năng giữ nước của thịt bò liên quan tới chất lượng và cấu trúc của thịt bò. Thịt bị mất nước sẽ khô, cứng, làm mất cảm giác mềm, ngọt. Thịt có hàm lượng mỡ giắt xen kẽ sẽ giữ nước tốt hơn. Đánh giá khả năng giữ nước của thịt trong bảo quản và trong chế biến là một chỉ tiêu quan trọng nhằm nâng cao chất lượng thịt bò.

Bảng 10. Tỷ lệ mất nước của thịt tại các thời điểm bảo quản và chế biến

Chỉ tiêu

Thời gian sau giết mổ

Lô 1 (2 tuổi)

Lô 2 (3 tuổi)

Lô 3 (4 tuổi)

Mất nước bảo quản (%)

24

1,92 ± 0,14

1,78 ± 0,43

1,40 ± 0,29

48

2,35 ± 0,26

1,73 ± 0, 48

1,52 ± 0,57

Mất nước chế biến (%)

24

37,03 ± 2,14

32,62 ± 1,84

31,18 ± 1, 75

 

48

38,5 ± 1,25

35,50 ± 2,12

34,45 ± 0,59

Trong kết quả ở bảng 10, tỷ lệ mất nước sau bảo quản và chế biến là cao nhất ở lô thí nghiệm 1 (1,92 % và 37,03 % tại 24 giờ; 2,35 % và 38,50 % tại 48 giờ) thấp nhất ở lô thí nghiệm 3 (1,4 % và 31,18 % tại 24 giờ và 1,52 % và 34,45 tại 48 giờ).

Tỷ lệ mất nước trong bảo quản và chế biến ở 48 giờ của bò H’mông phù hợp với các thông báo ở thịt bò Lai Sind, F1 (Brahman × Lai Sind) và F1 (Charolais × Lai Sind) lần lượt là 1,44%; 1,80% và 2,34% trong nghiên cứu của Phạm Thế Huệ và cộng sự, 2008. Ở bò Vàng, bò Lai Sind có tỷ lệ mất nước chế biến lúc 48 giờ tương ứng 37,57 và 36,68% (Đỗ Đức Lực và cs, 2009) khá tương đồng với kết quả trong nghiên cứu này. Jaturasitha và cs (2009) cho thấy mất nước bảo quản của bò địa phương Thái Lan là 4,32% - 5,14% cao hơn so với tỷ lệ mất nước của bò H’mông trong nghiên cứu này nhưng tỷ lệ mất nước chế biến là (32,54% - 32,84%) thì lại thấp hơn.

 

Độ dai của thịt

 

Bảng 11. Độ dai của thịt tại các thời gian sau giết thịt của bò nghiệm (N)

Thời gian sau giết thịt

Lô 1 (2 tuổi)

Lô 2 (3 tuổi)

Lô 3 (4 tuổi)

24 giờ

65,10 ± 2,18

70,00 ± 1,75

86,50 ± 1,82

48 giờ

64,21 ± 1,75

69,04 ± 2,07

84,31 ± 1,64

Kết quả bảng 11 cho thấy, độ dai của thịt bò H’mông ở các thời điểm 24 giờ và 48 giờ có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi. Thị bò H’mông ở lô thí nghiệm 1 có giá trị độ dai thấp nhấp (24 giờ: 65,1 N và 48 giờ: 64,21 N), sau đó đến lô thí nghiệm 2 (24 giờ: 70 N và 48 giờ: 69,04 N) và cao nhất là lô thí nghiệm 3 (24 giờ: 86,5 N và 48 h: 84,31 N). Điều này có nghĩa là thịt bò H’mông có độ dai tăng dần theo nhóm tuổi.

Thịt bò H’ Mông ở 48 giờ sau khi mổ có độ dai thấp hơn hay mềm hơn so với thịt một số loại bò khác như: bò Lai Sind, F1(Brahman × Lai Sind) và F1(Charolais × Lai Sind) đạt độ dai tương ứng 100,61; 101,85 và 91,87 N (Phạm Thế Huệ và cs, 2008);  bò Sơn La và bò Thái Lan tương ứng 115,12 và 113,34 N (Trịnh Văn Tuấn và cs, 2013). Tuy nhiên độ dai thịt bò H’ Mông phù hợp với thịt ở bò Brahman 73 N; Boran 66 N (Cundiff và cs, 1997). Trong nghiên cứu của Trịnh Văn Tuấn và cs, 2013 cũng đã chỉ ra, thịt bò bò Sơn La được nuôi theo phương thức thả rông dai hơn thịt bò H’mông được nuôi theo phương thức nuôi nhốt.

Độ dai của thịt được phân loại theo tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA 1997) được trích dẫn bởi Shackelford và Cs (1997) , độ dai của thịt bò lúc 48 giờ sau giết thịt được phân loại: Thịt có độ dai < 60 N được coi là thịt mềm; Từ 60 - 90 N thịt dai trung bình; Thịt > 90 N được coi là thịt dai. Như vậy, thịt bò H’mông có độ dai ở mức trung bình.

 

Các chỉ tiêu dinh duỡng
Bảng 12. Một số chỉ tiêu dinh dưỡng của các mẫu thịt bò trong thí nghiệm

Chỉ tiêu phân tích

Đơn vị

Lô 1 (2 tuổi)

Lô 2 (3 tuổi)

Lô 3 (4 tuổi)

VCK

%

25,35 ± 0,03

25,03 ± 0,12

25,10 ± 0,08

Khoáng tổng số/VCK

%

3,67 ± 0,09

3,68 ± 0,02

3,78 ± 0,07

Protein tổng số/VCK

%

77,48 ± 0,27

77,24 ± 0,34

77,12 ± 0,41

Lipit/VCK

%

7,18 ± 0,23

7,55 ± 0,19

7,96 ± 0,15

Kết quả ở bảng 12 cho thấy: Các giá trị dinh dưỡng như khoáng tổng số, protein thô, lipit và VCK của thịt bò H’mông giữa các lô thí nghiệm không có sự chênh lệch đáng kể. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là tỷ lệ mỡ ở thịt bò lô 3 (4 tuổi) thì cao hơn cao hơn lô 1 (2 tuổi) và lô 2 (3 tuổi).      

KẾT LUẬN

Bò H’mông 2 tuổi đưa vào vỗ béo trong 60 ngày đạt mức tăng trọng (684 g/con/ngày), cao hơn so với bò H’mông 3 tuổi (458 g/con/ngày) và 4 tuổi (372 g/con/ngày).

Tỷ lệ thịt tinh, tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ xương không có sự khác biệt giữa bò 2 tuổi, 3 tuổi và 4 tuổi khi đưa vào vỗ béo.

Các chỉ tiêu về chất lượng thịt của bò H’mông ở 3 nhóm tuổi đưa vào vỗ béo đều đạt tiêu chuẩn loại thịt bình thường. Đối với chỉ tiêu pH không có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi, màu sắc bò 3 tuổi và 4 tuổi đỏ tươi hơn thịt bò 2 tuổi nhưng không rõ rệt; bò 2 tuổi có độ mất nước trong bảo quản và chế biến cao nhất và chỉ tiêu này đối với bò 4 tuổi là thấp nhất nhưng độ dai cho kết quả ngược lại.

Các chỉ tiêu về dinh dưỡng như VCK, protein, lipit, khoáng tổng số khá tương đương giữa các mẫu. Tuy nhiên, hàm lượng lipit có xu hướng tăng theo độ tuổi.

Bò H’mông 3 tuổi đưa vào vỗ béo là phù hợp nhất với điều kiện chăn nuôi của người H’mông, cho chất lượng thịt tốt, đáp ứng nhu cầu của thị trường, có khả năng cạnh tranh với các thịt bò nội khác ở trong nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

Cao Xuân Bá, 2010. Ảnh hưởng của lượng thức ăn tinh đến năng xuất và chất lượng thịt của bò Vàng Việt Nam. Tạp trí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi số 27.

Đinh Văn Cải, 2007. Nuôi bò thịt. Nhà xuất bản Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.

Hiệp hội Bò H’mông Cao Bằng, 2012. Loại bò đưa vào vỗ béo. http://hmongbeef.vn/index.php?com=contents&viewtype=article&item=56 truy cập ngày 11/4/2017.

Phạm Thế Huệ, Đặng Vũ Bình, Đinh Văn Chỉnh, Đỗ Đức Lực, 2008. Nghiên cứu một số chỉ tiêu chất lượng thịt của bò LaiSind, Brahman x LaiSind và Charolais x LaiSind nuôi tại Đắk Lắk. Tạp chí khoa học và Phát triển, Tập VI, số 4.

Đỗ Đức Lực, Nguyễn Chí Thành, Nguyễn Hoàng Thịnh, Nguyễn Công Oánh, Phan Văn Chung và Đặng Vũ Bình, 2009. Khảo sát một số chỉ tiêu chất lượng thịt trâu, bò. Tạp chí Khoa học và Phát triển, trường ĐHNN Hà Nội, Tập VII (1).

Phạm Thị Hiền Lương, Vũ Thị Hương Giang, 2013. Tạp trí Khoa học và Công nghệ trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

Nguyễn Hải Quân, Nguyễn Thiện, 1977. Giáo trình thực hành chọn giống và nhân giống gia súc. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

Trịnh Văn Tuấn, Hoàng Xuân Trường, Nguyễn Thị Phương, Đặng Thị Hải, 2013. Đánh giá chất lượng thịt bò Sơn La và lựa chọn của người tiêu dùng. Báo cáo kết quả dự án Khắc phục cản trở về kỹ thuật và thị trường để nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi bò tại vùng núi Tây Bắc của Việt Nam.

Đoàn Đức Vũ, Giang Vi Sal, Nguyễn Thị Thủy Tiên, 2015. Ảnh hưởng của tuổi đưa vào vỗ béo và hàm lượng protein trong khẩu phần đến hiệu quả vỗ béo bò đực hướng sữa nuôi lấy thịt. Báo cáo khoa học Viện chăn nuôi 2013-2015.

 

Hoàng Xuân Trường, Nguyễn Thị Phương, Trịnh Văn Tuấn, Phạm Kim Cương  , Vũ Chí Cương, Phạm Vũ Minh Tuấn