Binh đoàn Sinh viên 6971

Tôi là sinh viên năm thứ 2 của Đại học Cơ điện Bắc Thái (cũ), cuối tháng 8/1971 được nhà trường cho nghỉ phép 15 ngày trước khi đi bộ đội. Trả phép thì được báo hoãn nhập ngũ đợt 9/1971 và sau này cũng khoác áo lính, về trường học tiếp cuối năm 1975.

Sau này tôi mới biết : Ngày 06/9/1971 (6971), 3500 sinh viên, giáo viên, cán bộ của 14 trường đại học miền Bắc nhập ngũ là một “binh đoàn tri thức” đem tri thức học đường cấp tốc tỏa về các quân binh chủng tại chiến trường nhằm tăng thêm sức mạnh trí tuệ, đó là một thế hệ những người tài năng (nguyên khí quốc gia) -nếu không có chiến tranh mất mát hy sinh , lực lượng này ra trường sẽ góp phần đáng kể trong sự nghiệp xây dựng đất nước.

dt2-tmh2-1725442507.jpg

Ảnh do tác giả cung cấp.

 

Xin chép lại một số tư liệu: Ngày 6/9 hằng năm đã trở thành Ngày truyền thống của các csv-ccb Hội lính 6971. Đã có 10 trường đại học đã dựng Đài tưởng niệm

1-Tháng 9 năm 1971 là tháng mưa nhiều, lũ lụt khắp nơi. Nhiều tỉnh đồng bằng Bác Bộ bị vỡ đê. Nội thành Hà Nội bị đe dọa bởi nước sống Hồng dâng cao từng giờ. Sau lệnh động viên tuyển quân tại các trường đại học, sinh viên hối hả kết thúc kỳ nghỉ hè, lên tàu về trường cho kịp giờ nhập ngũ. Binh đoàn sinh viên 6971 Tuổi khai sinh có thể tính vào ngày mùng 6 tháng 9 năm 1971. Mùng 6 tháng Chín là năm đó tính theo lịch Âm là ngày 17 tháng 7 năm Tân Hợi, sau Rằm tháng Bảy “xá tội vong nhân” mới được hai đêm, ngày 17 còn được xem là ngày Đạo tặc, giờ Hoàng đạo lại rơi vào giờ Ngọ (11 đến 13 h trưa). Nhiều bà mẹ tiễn con trên sân trường sụt sùi tiếng khóc, vì đoàn quân ra đi trước giờ Hoàng đạo. Trên sân trường Đại học Tổng hợp Hà Nội buổi sáng ấy, Giáo sư Hiệu trưởng Ngụy Như Kontum bước lên đài cao làm lễ xuất quân. Nhưng khi Thầy đang đọc diễn văn ra quân thì một cơn gió mạnh nổi lên, ngọn cờ đỏ trên đầu Thầy đột nhiên gãy cán, đổ xuống như một điềm dữ, điềm báo chẳng lành. Cả sân trường xôn xao, nhiều bà mẹ tiễn con bật khóc. Không buộc trở lại lá cờ lên cột cao, Thầy nhanh tay đón lấy lá cờ, bước xuống hàng quân trao cho một sinh viên khoa Toán, như một hành động biểu tượng gửi gắm niềm tin của nhân dân đất nước cho những chiến sỹ sinh viên. Trước giờ Hoàng đạo, 4000 sinh viên từ 14 trường đại học miền Bắc (đông nhất là ĐHBK 600 người) ra đi như một đoàn quân trí thức trẻ, một binh đoàn đặc nhiệm, mang cái tên gọi tắt là Binh đoàn 6971, tỏa về các quân binh chủng Phòng không, Tăng Thiết giáp cùng các sư đoàn 325, 308, 304 nhằm tăng thêm sức mạnh trí tuệ cho các đơn vị. (theo Mạc Yên)

2-Tập trung quân, phát quân tư trang tại Ích Vịnh, Quỳnh Đô, Hà Nội. Ngày hôm sau 7/9/71 được các em văn công tới chiêu đãi. Giữa lúc lũ lụt, tàu hỏa chở chúng tôi từ ga Văn Điển về Hà Bắc huấn luyện (vượt qua Cầu Đuống tàu hỏa... rẽ nước băng băng), chúng tôi xuống ga Sen Hồ trời đã khuya, hành quân bộ tới xã Xuân Lạn, huyện Việt Yên. Tôi được biên chế vào E95 F325, tập tành hơn 3 tháng, được lệnh đi B, Tàu đưa chúng tôi qua ga Hàng Cỏ, Hà Nội rồi tới tới ga Vinh, Nghệ Tĩnh. Tôi được về đơn vị chiến đấu: Sư đoàn 308 Đại đoàn Quân Tiên phong, C3D1E36, lính được phát quân tư trang đi B: tăng, võng, quần áo, giày cao cổ, dép râu, mũ mão, sao ve mới cứng, mặt nạ phòng độc, túi thuốc cá nhân gồm có bông băng mầu xanh, thuốc quinin chống sốt rét, thuốc bổ B1, thuốc lọc nước, thuốc chống vắt , cao Sao Vàng..., bao tượng đầy gạo, Lương Khô 701, 2 kg "ruốc bao tải" thứ ruốc như sợi bao tải được tước ra vậy..., hai túi ni lông đựng thi hài, hoặc làm phao vượt sông, tôi được phát một khẩu rpd và ba băng đạn tròn đầy đạn (300 viên), hai túi vải đựng cơm nắm, trong đó có một túi cơm tôi nhét đầy đạn rời, 3 quả lựu đạn chày. Mỗi chiến sĩ còn được phát một bi đông nhôm, một con dao găm của Liên Xô, một chiếc xẻng 2 trong 1(roãi ra thành xẻng, cụp vào thành cuốc). Cả đơn vị lặng lẽ hành quân theo đường xe Goòng vào ngay "Cối xay thịt" Quảng Trị.(theo Phạm Đăng Kiểm).

dt1mh1-1725442734.jpg

Tường đai Sinh viên tòng quân cứu nước.

 

dt3sv3-1725442872.jpg

Các CCB sinh viên Binh đoàn 6971 gặp mặt sau nửa thế kỷ. Ảnh do tác giả cung cấp.

 

3-Sau 3 tháng huấn luyện Tân binh, 100 chiến sỹ về Đoàn 10 Binh chủng Tăng Thiết giáp học Lái xe, Pháo thủ, Trưởng xe. Vốn có kiến thức họ nhanh chóng nắm vững kỹ chiến thuật, trở thành lực lượng nòng cốt các đơn vị, trưởng thành trong chiến đấu, nẩy ra nhà văn Nguyễn Thế Tường "Hồi ức Binh nhì" nhạc sỹ Nguyễn Quý Lăng "Mãi mãi tuổi 20" và các sỹ quan cao cấp.

4-Ngày 6/9/2011, các csv-ccb đã kỷ niệm 40 năm ngày truyền thống “Thành Cổ Quảng Trị-Trái tim bạn và tôi”. Hơn 400 người đã đặt hoa viếng tại tượng Đài Sinh viên-Chiến sỹ trong Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, cùng hành quân vào Quảng Trị viếng Nghĩa trang liệt sĩ Đường 9, Đài chứng tích Sinh viên-Chiến sĩ, làm Lễ cúng 81 mâm cơm tại Đài Trung tâm Thành Cổ, tiến hành Đại lễ Cầu siêu. Tối đến làm Lễ thả 21.000 Hoa đăng ra sông Thạch Hãn. Hàng năm, vào dịp 6/9, các trường đại học thay nhau đăng cai tổ chức gặp mặt quy mô toàn quốc.

5-Ngày 6/9/2018, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đăng cai tổ chức cuộc gặp mặt kỷ niệm 47 năm 6971. Tại đây còn lưu giữ lá cờ “Tiền tuyến gọi chúng tôi sẵn sàng” có tất cả các chữ ký của các giáo viên, sinh viên xếp bút nghiên lên đường đánh Mĩ vào những năm 1970 đến 1972, trong số đó có khoảng 40% đã anh dũng hy sinh và lưu giữ bút tích của Anh hùng Liệt sĩ Lê Xuân Đĩnh

6-Ngày 6/9/2019, Trường ĐH Y Hà Nội tổ chức gặp mặt. Hơn 500 Cựu SVCS tới dự rất xúc động với sự có mặt của bà mẹ của Anh hùng, Bác sỹ, Liệt sỹ Đặng Thùy Trâm). Trường có trên 20 Anh hùng liệt sĩ

7-Ngày 6/9/2022, binh đoàn 6971 đã gặp nhau trên mảnh đất xuất quân của Đại học Tổng hợp Hà Nội cũ (336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội) đây chính là trường đại học có cán bộ và sinh viên ra quân, “đi B” sớm nhất, hy sinh sớm nhất và được phong danh hiệu Anh hùng LLVT nhiều nhất (có gần 400 cán bộ, sinh viên trường Đại học Tổng hợp HN, xếp bút nghiên ra trận, kết thúc chiến tranh đã có 32 Liệt sỹ Lính 6971 của 7 Khoa cơ bản: Toán, Lý, Hoá, Sinh, Văn, Sử, Địa)

-Trước đó 1 tuần, tôi được gửi thông báo Ban liên lạc Sinh viên-Chiến sĩ 6971 tổ chức trọng thể kỷ niệm “Nửa thế kỷ gác bút nghiên lên đường cứu nước”. Trân trọng mời tôi và Nguyễn Trọng Luân là csv Đại học Cơ điện dự,

-Trong chương trình Lễ Hội 6971 các sinh viên 6971 tuổi Thất thập từ mọi nẻo đường đất nước đổ về dâng hoa Đài kỷ niệm. Xem phim tài liệu và Giao lưu ôn lại chặng đường chiến đấu Máu và Hoa tại hội trường lớn, ăn trưa bên Nhà hàng tại Khách sạn Sơn la phố Nguyễn Tuân. Có 30 trong số 100 người về Binh chủng Tăng Thiết giáp năm nào đã về dự

-Nửa thế kỷ đã qua đi, bằng xương máu, nước mắt, mồ hôi, 4000 sinh viên ngày ấy ra đi, có hàng trăm người sống mãi tuổi 20. Sau chiến dịch Quảng Trị năm 1972-Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước năm 1975, có hàng trăm sinh viên trở thành thương bệnh binh, rời quân ngũ không còn đủ sức khỏe, theo học xưa đành phải chuyển ngành. Có hàng trăm sinh viên tình nguyện ở lại phục vụ lâu dài trong quân đội, đã trở thành sỹ quan cao cấp.

Trái tim người lính