Sau khi cổ phần hoá, công ty dược phẩm của Đậu Bá Dơ là doanh nghiệp tư nhân, bản thân hắn chưa là cán bộ công chức mà được cất nhắc bổ nhiệm lên thẳng Phó giám đốc Sở Y tế, rồi Giám đốc Sở Y tế dù quỹ thời gian công tác của Đậu Bá Dơ chỉ còn hơn 2 năm là vi phạm nghiêm trọng quy định bổ nhiệm cán bộ sở, ngành cấp tỉnh.
Hắn chưa qua thi tuyển công chức cũng chẳng đủ tiêu chuẩn như chuyên viên chính, hay một nhiệm kỳ công tác đối với bổ nhiệm lần đầu, thời điểm đó theo quy định của Bộ Y tế: “Dược sĩ không đủ tiêu chuẩn làm Giám đốc Sở Y tế”. Nhưng tiền đã làm lu mờ hết những tiêu chuẩn đó. Còn vị Giám đốc tiền nhiệm bị đẩy đuổi lên làm Trưởng Ban văn hoá xã hội của Hội đồng nhân dân tỉnh “ngồi chơi xơi nước” với sự hối tiếc đầy cay đắng vì đã rước kẻ “dơ dáy” về Sở Y tế gây hoạ.
Khi nắm quyền trong tay, Đậu Bá Dơ đã thay đổi hết các vị trí trong sở, hoạt động như doanh nghiệp. Đậu Bá Dơ lập tức chỉ đạo bắt tất cả các hệ thống nhà thuốc chữa bệnh của các bệnh viện trong tỉnh đều do công ty của hắn cung cấp.
Nhiều thầy thuốc bày tỏ:
- Tại sao không lựa chọn một người được đào tạo đúng chuyên ngành y để đứng đầu một ngành liên quan đến tính mạng hơn một triệu người dân trong tỉnh?
Họ đều thở dài khi có câu trả lời:
- Ai cũng biết Đậu Bá Dơ rất giàu, đứng đầu một công ty cổ phần dược có vốn điều lệ trên 300 tỷ đồng/năm thu từ việc bán thuốc cho các bệnh viện trong tỉnh. Điều này đã vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về giá thuốc “vừa đá bóng, vừa thổi còi”. Vậy động cơ ở đây là gì? Người dân tỉnh này phải è cổ ra để sử dụng thuốc do công ty cổ phần dược của Đậu Bá Dơ độc quyền cung cấp mà giá cả sẽ do ông ta tự quyết định. Có ai dám ngăn cản không? Bệnh viện nào trên địa bàn tỉnh dám từ chối... Đúng là vừa “đá bóng lại vừa thổi còi”.
Tưởng bỏ ra một triệu USD tương đương hơn 20 tỷ VNĐ thời điểm đó để mua chức Giám đốc Sở Y tế là đắt, là quá sức tưởng tượng đối với lương của cán bộ công chức Nhà nước, nhưng qua hạch toán kinh doanh của vị Dược sĩ Đậu Bá Dơ thì hóa ra là quá rẻ. Công ty cổ phần dược của ông ta chỉ độc quyền bán thuốc trên địa bàn tỉnh trong một tháng là dư sức thu hồi vốn đầu tư mà ông ta làm giám đốc sở tới ba năm thì quả là một “dự án” làm ăn lớn, rất có lãi.
Do đó, việc không có bằng bác sĩ vẫn làm Giám đốc Sở Y tế chỉ có sự “đổi mới” tại tỉnh này dưới thời Phạm Vấn làm bí thư ? Hậu quả tai hại chỉ người dân gánh chịu mà không biết kêu ai.
Giám đốc tiền nhiệm của Đậu Bá Dơ vừa là chứng nhân vừa là nạn nhân của nạn “mua quan bán tước” chốn quan trường tỉnh lẻ. Lại thêm kỹ năng giường chiếu của cô ả Hiệu trưởng trường lí luận của tỉnh mà Phạm Vấn tòm tem lâu nay đã chiếm mất ghế phó chủ tịch phụ trách khối văn hoá xã hội của một nhân sự khác mừng hụt khi tin vào "lới hứa" của Phạm Vấn.
Tiền của Đậu Bá Dơ nhiều đủ xô đổ chết người khiến vị giám đốc tiền nhiệm bị Đậu Bá Dơ thay thế buộc phải bắn sang vị trí trưởng một ban “hữu danh vô thực”, là nơi an nhàn “ngồi chơi xơi nước” trước khi nhận sổ hưu an lành.
Trong bối cảnh người đứng đầu tỉnh từng bỏ Đảng, buôn chuối sang Tàu, cứ được giá cao hơn là bán, Đậu Bá Dơ đánh trúng tâm lý đó của Phạm Vấn mua chức Giám độc sở dễ như trở bàn tay, dạy cho Giám đốc tiền nhiệm một bài học cay đắng nhớ đời.
Còn Phạm Vấn "bán" chức đó đã bị kỷ luật "cách các chức vụ khi đương nhiệm" về làm "thảo dân", đang lo ngay ngáy khi những thằng "đại gia" làm ăn đổ bể có khai ra những sai phạm của vị quan tham này. Còn Đậu Bá Dơ cũng đã về nghỉ hưu tiếp tục nghiệp kinh doanh thuốc nhưng cũng đang thấp thỏm lo âu chưa chắc "hạ cánh' an toàn ?
(Còn nữa)
Q.Y