Huyện Đắk Song , Đắk Nông là địa phương có thế mạnh trồng gừng. Nơi đây có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng thuận lợi cho việc trồng loại nông sản này với năng suất cao. Bà con nơi đây kiên trì sản xuất dù giá loại nông sản này luôn bấp bênh, không ổn định về giá.
Theo chia sẻ của nông dân xã Thuận Hạnh - Huyện Đăk Song, năm nay gừng được giá ngay từ đầu vụ và liên tục tăng. Ban đầu giá gừng chỉ dao động từ 16.000 đồng -18.000 đồng/kg. Nhưng từ đầu tháng 8 đến nay, do sản lượng bà con bán ra chưa nhiều nên lượng cung không đủ cầu, thương lái đã nâng giá thu mua gừng lên ở mức 18.000 đồng/kg – 22.000/kg, tuy nhiên lượng hàng trong dân không còn nhiều do vùng trồng bị thu hẹp.
Do yêu tố thời tiết mùa này tại Tây Nguyên cũng khá phức tạp như lượng mưa nhiều, dẫn đến cây gừng bị bệnh nhiều như : nấm mốc, thối củ, vàng lá… người dân thu hoạch sớm dẫn đến lượng gừng non bán ra khá nhiều, hàng kém chất lượng. Cùng với do ảnh hưởng tâm lý sợ gừng rớt giá, người dân cũng tích cực thu hoạch sớm so với dự kiến nên độ tuổi của gừng chưa đạt chất lượng như mong muốn.So với thời điểm vụ gừng năm ngoái, giá gừng chỉ ở mức 5.000 đồng - 7.000 đồng/kg thì giá gừng hiện nay tăng rất mạnh, giá đang ở mức kỷ lục cao nhất trong 3 năm gần đây. Được biết, giá gừng tăng mạnh do hiện nay đã vào cuối vụ thu hoạch, nguồn hàng khan hiếm, các địa phương khác chưa vào vụ thu hoạch trong khi nhu cầu xuất khẩu loại hàng này rất lớn.
Theo khuyến cáo của chuyên gia về nông nghiệp. Bà con nông dân nên hạn chế thu hoạch sớm, giữ gừng đủ tuổi để giữ chất lượng cũng như trọng lượng củ gừng phát triển. Cùng với đó là việc nhận định lại thị trường, để tránh bị ép giá cũng như sản lượng, chất lượng của loại nông sản này được đảm bảo. Bà con nên tìm hiểu về thị trường xuất khẩu của loại nông sản này. không nên vội vàng mở rộng diện tích sản xuất để tránh rủi ro đã bị ứ hàng như các loại nông sản khác trước đó. Ngoài ra cần lựa chọn giống tốt, nâng cao chất lượng quy trình sản xuất để có thể cạnh tranh với củ gừng của Lào, Trung Quốc sản xuất.
Đào Cường