Đối thoại cấp cao về tính cấp bách của việc tăng cường và tích hợp tiếp cận hệ thống lương thực thực phẩm

09/12/2023 21:44

Ngày 09/12/2023, trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) tại thành phố Dubai, Các tiểu Vương quốc Arab Thống nhất - UAE, đã diễn ra Đối thoại bàn tròn cấp cao nhằm thảo luận tính cấp bách của việc tăng cường và tích hợp tiếp cận hệ thống lương thực thực phẩm vào Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC).

Sự kiện có sự chia sẻ đến từ các chuyên gia hàng đầu đến từ các tổ chức khác nhau như ông Đinh Phạm Hiền, Vụ Hợp tác quốc tế - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; bà Martina Fleckenstein (WWF); ông Joao Campari (WWF); ông Kaveh Zahedi (FAO); ông Juan Lucas Restrepo (Alliance of Bioversity & CIAT, CGIAR); bà Amanda McKee (Đối tác NDC Partnership); bà Huỳnh Thị Thanh Tuyền (Alliance of Bioversity & CIAT); bà Sara Farley (Quỹ Rockefeller); ông Andy Jarvis (Quỹ tài trợ Bezos Earth) cùng các tổ chức và một số đại diện các quốc gia khác.

z4958283915214-ae390078fc5027987acebdb87010d7e0-1702132955.jpg

Ông Đinh Phạm Hiền, Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có chia sẻ thông tin về "Kế hoạch Hành động Quốc gia về Chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững đến năm 2030" có sự liên kết từ sản xuất, chế biến, phân phối đến tiêu thụ hướng đến minh bạch, trách nhiệm và bền vững dựa trên những lợi thế địa phương." Ngoài chuỗi cung ứng lương thực thực phẩm, Kế hoạch Hành động Quốc gia (NAP) còn bao gồm việc khuyến khích tiêu thụ có trách nhiệm và chế độ ăn lành mạnh bền vững để tạo mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ đối với các sản phẩm nông sản thân thiện với môi trường và lành mạnh, góp phần vào Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDCs). Do đó, Kế hoạch Hành động Quốc gia về Chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm bền vững (SFS NAP) là một công cụ toàn diện, đa ngành và đa bên liên quan đến Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDCs) bằng cách tạo động lực thị trường và nỗ lực có hệ thống để sản xuất sản phẩm nông sản lành mạnh và phát thải thấp.

z4958283897234-90727e66913170077a5010c60ebe3a36-1702132955.jpg

Tuy nhiên, Việt Nam có hàng triệu hộ nông dân quy mô nhỏ lẻ đang đóng một vai trò quan trọng trong nông nghiệp và hệ thống lương thực thực phẩm ở Việt Nam, việc thực hiện các Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDCs) vẫn còn những khó khăn. Chúng ta cần áp dụng cách tiếp cận hệ thống thực phẩm để có sự chia sẻ trách nhiệm từ các bên khác như người bán và người tiêu dùng, cũng như tạo động lực thị trường cho sản phẩm nông sản lành mạnh và phát thải thấp từ những thay đổi của nông dân.

Hệ thống lương thực thực phẩm là một cách tiếp cận toàn diện, đa ngành và đa cấp độ đóng góp vào NDCs, vì vậy chúng ta cần các giải pháp đầu tư chung, hợp tác và đổi mới sáng tạo và nghiên cứu để các ngành, các tổ chức và bên liên quan hoạt động cùng nhau để giảm thiểu sự đánh đổi giữa các kết quả của hệ thống lương thực thực phẩm trong lĩnh vực dinh dưỡng-sức khỏe, xã hội-kinh tế và môi trường.

Minh Trí