Hệ thống chăn nuôi bò H’Mông của người Mông tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng

Cao Bằng là tỉnh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam. Hai mặt Bắc và Đông Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, với đường biên giới dài 333.403 km, đây vừa là lợi thế vừa là thách thức trong phát triển chăn nuôi của tỉnh Cao Bằng.

 

ĐẶT VẤN ĐỀ

Dọc theo đường biên giới là các chợ đầu mối buôn bán gia súc, hoạt động sôi động. Trong đó nổi bật lên là chợ gia súc tại huyện Trà Lĩnh, tại đây mỗi tuần có trên 1000 con trâu bò được mua bán, trong đó bò chiếm khoảng 40% và trâu chiếm khoảng 60%. Bò chủ yếu từ các huyện của Cao Bằng và các tỉnh phía Bắc, nhiều phiên chợ có cả thương lái đến từ Sơn La, Thanh Hóa và Nghệ An. Bò có nguồn gốc từ Lào, Thái Lan cũng có thể được các thương lái buôn bán tại đây. Theo ý kiến của các thương lái thì bò bán sang thị trường Trung Quốc 100% là bò đực, có trọng lượng trên 400 kg, thương lái Trung Quốc thường chọn mua bò H’mông được nuôi tại Cao Bằng vì chất lượng thịt tốt hơn và bò ít hao cân khi vận chuyển về các lò mổ bên đó (Hoàng Xuân Trường, 2008).

Cao Bằng có hệ thống chăn nuôi bò ổn định trong nhiều năm qua, với 2 hệ thống chăn nuôi chính đó là Hệ thống chăn nuôi bò vùng cao gắn liền với hệ thống sản xuất của người Mông và với giống bò H’mông. Hệ thống thứ 2 là Hệ thống chăn nuôi bò vùng thấp gắn liền với hệ thống sản xuất của người Tày và Nùng với giống bò vàng và bò lai Sind là chủ yếu (Trịnh Văn Tuấn, 2012).

Cao Bằng có nhiều dân tộc cùng sinh sống, trong đó nhiều nhất là người Tày chiếm 41,0% dân số, người Nùng chiếm 31,1%, người Mông chiếm 10,1%, người Dao chiếm 10,1%, người Việt chiếm 5,8%, người Sán Chay chiếm 1,4%. Trong đó  11 dân tộc  thiểu số có dân số chỉ trên 50 người. Người Mông ở tập trung ở các xã vùng cao, tập trung ở các huyện Bảo lâm, Bảo Lạc, Thông Nông, Nguyên Bình và Hà Quảng. Ở Hà Quảng người Mông chiếm trên 80% ở các xã vùng cao. Các thôn xóm người Mông thường ở gần nhau, nhưng có hệ thống chuồng nuôi gia súc tách riêng khỏi nhà ở. Người Mông ở nhà nền đất như người Kinh nhưng chuồng bò là chuồng sàn và làm bằng sàn gỗ chắc bền. Mặc dù dân số chỉ chiếm 10,1% tổng dân số của tỉnh Cao Bằng, tương đương khoảng 53 nghìn người vào khoảng 10,5 nghìn hộ, nhưng tỷ lệ đàn bò H’mông chiếm khoảng 30% tổng số đàn bò của tỉnh Cao Bằng, tương đương với 37.000 con, trong đó có khoảng 10.000 bò đực còn lại là bò cái sinh sản và bê con dưới 12 tháng tuổi (Hoàng Xuân Trường, 2010).

Nguồn thu nhập chính chủ yếu của người Mông là từ chăn nuôi bò và trồng ngô. Với đồng bào Mông con bò được coi là “Ngân hàng sống” của mỗi hộ và là niềm tự hào của mỗi gia đình. Việc phát triển chăn nuôi bò trong các nông hộ là một trong những giải pháp thoát nghèo bền vững của tỉnh.

Trong sản xuất nông nghiệp, việc phát triển mạnh một ngành sản xuất hay sự tác động vào một nhân tố của sự phát triển không dẫn đến kết quả mong muốn vì nông nghiệp là một hệ thống phức tạp. Sự phát triển của nó phụ thuộc vào một tập hợp các nhân tố phức tạp. Thực tế của việc phát triển nông nghiệp cho thấy muốn phát triển nhanh phải phát triển một cách toàn diện và tác động đồng thời vào nhiều nhân tố phát triển (Đào Thế Tuấn, 1989). Hệ thống chăn nuôi bò chịu tác động nhiều yếu tố điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, kỹ thuật và các yếu tố này không tác động đơn lẻ mà cùng tác động lên cả hệ thống. Hiện nay, việc phát triển chăn nuôi bò thịt tại các tỉnh miền núi nói chung và Cao Bằng nói riêng vẫn đang gặp rất nhiều cản trở như: nhiệt độ thấp và thiếu thức ăn thô xanh vào mùa đông, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, đầu ra sản phẩm chưa ổn định.

Để duy trì và phát triển bền vững Hệ thống chăn nuôi bò của người Mông, nâng cao chất lượng với giống bò H’mông  nghiên cứu này nhằm phân tích sâu các đặc điểm và sự vận hành của hệ thống chăn nuôi bò H’mông tại xã Hạ Thôn, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành tại 60 hộ chăn nuôi bò người dân tộc Mông ở xã Hạ Thôn, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Các hộ điều tra được chọn theo các tiêu chí: Đang nuôi bò từ 1 con trở lên và đa dạng thành phần kinh tế (hộ nghèo, cận nghèo, trung bình và khá). Chọn hộ ngẫu nhiên từ danh sách các hộ chăn nuôi bò trong xã

Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 9/2016 – 2/2017 tại xã Hạ Thôn, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu sơ cấp: Phỏng vấn trực tiếp 60 hộ người Mông chăn nuôi bò bằng bản câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn cho mục đích nghiên cứu

Thu thập số liệu thứ cấp: Các báo cáo, bài báo khoa học đăng trên tạp trí, internet, số liệu do địa phương cung cấp.

Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được phân tích bằng phần mềm Minitab 16. Các tham số thống kê ước tính bao gồm: Dung lượng mẫu (n), trung bình cộng, sai số tiêu chuẩn SE. So sánh các giá trị trung bình theo cặp bằng phép so sánh Tukey ở mức ý nghĩa p <0,05, sử dụng mô hình phân tích phương sai ANOVA. Phân tích tương quan giữa các chỉ tiêu (Correlation).

Tính hiệu quả kinh tế  trong chăn nuôi bò H’mông

Lợi nhuận thuần trung bình từ chăn nuôi bò kiêm dụng: Sinh sản, cày kéo và bán thịt, kết quả tính dựa trên thông tin điều tra 60 hộ dân là người Mông

Lợi nhuận thuần từ chăn nuôi bò vỗ béo: mua về vỗ béo và bán,  kết quả tính bình quân dựa trên thông tin từ 6 hộ thu gom bò về vỗ béo và bán

Để so sánh thu nhập từ hai loại chăn nuôi bò kiêm dụng và bò vỗ béo, dùng chỉ số tỷ lệ lợi nhuận thuần/giá trị ngày công lao động gia đình

Các  công thức tính như sau:

Tính lợi nhuận thuần trung bình/bò thịt kiêm dụng/bò vỗ béo = Tổng doanh thu – Tổng chi phí sản xuất

Lợi nhuận gộp/bò = Lợi nhuận thuần + khấu hao + lãi suất vay (nếu có) + thuê lao động (nếu có) + lao động gia đình được qui đổi ra giá trị theo giá địa phương (chi phí cơ hội)

Tổng doanh thu = Số lượng hàng bán  X  Giá bán  + Các khoản thu khác

Tổng chi phí sản xuất  = Chi phí cố định  + Chi phí biến đổi  + Chi phí khác

Khấu hao tài sản cố định hàng năm = Nguyên giá TSCĐ: Số năm sử dụng TSCĐ

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Một số thông tin chung các hộ điều tra

 

Số liệu điều tra 60 hộ chăn nuôi bò thịt người Mông tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng cho kết quả ở Bảng 1, như sau:

Bảng 1. Thông tin chung của các hộ được điều tra (n=60)

Chỉ tiêu

ĐVT

Số lượng

Tổng số hộ được điều tra

Hộ

60

Phân loại hộ

   

Nghèo

Hộ

30

Cận nghèo

Hộ

9

Trung bình

Hộ

9

Khá

Hộ

12

Trình độ

   

Không biết tiếng phổ thông

Hộ

2

Biết nói, không biết viết tiếng phổ thông

Hộ

19

Biết tiếng phổ thông

Hộ

39

Số nhân khẩu/hộ

Người

5.2 ± 0.22

Số lao động/hộ

Người

2.92 ± 0.15

Kinh nghiệm chăn nuôi bò

   

Lâu năm (trên 10 năm)

Hộ

50

Trung bình (5-10 năm)

Hộ

10

Mới chăn nuôi (dưới 5 năm)

Hộ

0

Nguồn: kết quả điều tra 9-12/2016

Phân loại kinh tế của hộ: Kinh tế hộ không những ảnh hưởng đến đời sống vật chất của hộ mà còn là một yếu tố quan trọng quyết định đến quy mô chăn nuôi bò. Con bò đối với người dân tộc H’Mông tài sản quý giá của mỗi gia đình, đặc biệt là những hộ nghèo. Điều tra các hộ người H’Mông chăn nuôi bò thịt tại Hà Quảng, Cao Bằng ta thấy phân loại các hộ được chia làm 4 loại: hộ nghèo, cận nghèo, trung bình và khá. Các tiêu chí để phân loại hộ được dựa theo tiêu chuẩn nghèo đa chiều năm 2015 của xã Hạ Thôn, huyện Hà Quảng.

Qua Bảng 1 ta thấy: Đa số các hộ chăn nuôi bò chủ yếu là các hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 50% trong tổng số các hộ được điều tra). Kết quả khảo sát về quy mô chăn nuôi bò theo thành phần kinh tế hộ được trình bày ở Bảng 2.

Bảng 2. Quy mô chăn nuôi bò theo từng loại hộ (n=60)

Loại hộ

Số lượng bò/hộ

Nghèo (n=30)

1,8b ± 0,139

Cận nghèo (n=9)

1,33b ± 0,167

Trung bình (n=9)

2,44ab ± 0,530

Khá (n=12)

3,58a ± 0,981

Các chữ số giống nhau trong cùng một cột thì không khác nhau về mặt ý nghĩa thống kê, các chữ số khác nhau trong cùng một cột thì khác nhau về mặt ý nghĩa thống kê.

Qua Bảng 2 cho thấy: Số lượng bò trong hộ phụ thuộc vào kinh tế của hộ, hộ nghèo nuôi ít bò nhất (trung bình 1,8 con/hộ, hộ nuôi nhiều nhất 4 con/hộ), và hộ khá nuôi nhiều bò nhất (trung bình 3,58 con/hộ, có hộ nuôi đến 12 con). Sự khác biệt về số lượng bò theo phân loại kinh tế của hộ có ý nghĩa về mặt thống kê (p=0,013). Kết quả này cũng trùng với kết quả kinh tế hộ ảnh hưởng đến quy mô chăn nuôi bò trong nghiên cứu tại Sơn La của Lê Thị Thanh Huyền và cs. (2013), và nghiên cứu của Trịnh Văn Tuấn và cs. (2015).

Trình độ của chủ hộ: Hầu hết các chủ hộ chăn nuôi bò người Mông đều biết tiếng phổ thông (chiếm 96,67%). Điều này thuận lợi cho việc trao đổi buôn bán bò với các tác nhân thu gom và tiếp nhận thông tin thị trường, các cán bộ khuyến nông, dự án có thể đào tạo tập huấn về quy trình kỹ thuật chăn nuôi một cách dễ dàng và hiệu quả. Thực tế quan sát thì người phụ nữ Mông với độ tuổi trên 40 rất ít người thành thạo tiếng phổ thông, cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc và viết rất hạn chế, đây là hạn chế khi một số hộ phụ nữ làm chủ và khó chủ động tham gia vào thị trường hay tiếp cận các kiến thức. Tuy nhiên, nghiên cứu này không tập trung sâu vào phân tích về văn hóa, giáo dục của người Mông, chỉ gợi mở ra thêm vấn đề cần nghiên cứu tiếp ở các nghiên cứu khác.

Nhân khẩu và lao động trong hộ: Trung bình mỗi hộ có 5,2 nhân khẩu, giao động từ 2 đến 10 người/hộ. Tuy nhiên, số lượng lao động chính trong gia đình tính trung bình là 2,92 người/hộ, giao động từ 2 đến 6 người/hộ. Mặc dù có sự khác nhau về số lượng lao động trong các hộ tuy nhiên kết quả nghiên cứu cho thấy số lượng lao động trong hộ không ảnh hưởng đến quy mô chăn nuôi bò của hộ.

Kinh nghiệm chăn nuôi bò của hộ: Các hộ chăn nuôi bò H’mông được khảo sát đều có kinh nghiệm nuôi bò từ 10 năm trở lên, nhiều hộ nuôi bò lâu năm từ 20 đến 50 năm. Phân tích mối tương quan giữa hai chỉ tiêu số năm kinh nghiệm và quy mô chăn nuôi cho thấy hai chỉ tiêu này có mối tương quan dương (p= 0,024). Điều này cho thấy những hộ chăn nuôi bò lâu năm thường nuôi bò nhiều hơn so với những hộ nuôi bò ít năm. Nghiên cứu của Trịnh Văn Tuấn và cs. (2015), tại Sơn La cũng chỉ ra rằng kinh nghiệm chủ hộ ảnh hưởng đến quy mô chăn nuôi. Hộ nuôi số lượng bò ít chủ yếu là những hộ còn trẻ, những hộ nuôi với quy mô lớn chủ hộ thường là những người có kinh nghiệm hơn trong chăn nuôi.

Quy mô chăn nuôi: Số lượng bò ở các hộ chăn nuôi được điều tra là khác nhau và được chia ra làm các quy mô (xem Bảng 3): quy mô nhỏ (từ 1 đến 2 con/hộ), trung bình (từ 3 đến 5 con bò/ hộ) và lớn (từ 6 con trở lên/hộ).

Bảng 3. Quy mô hộ chăn nuôi bò trong các hộ được khảo sát (n=60)

Chỉ tiêu

Quy mô

1- 2 con

3 - 5 con

6 con

Số hộ

51

6

3

Tỷ lệ %

85

10

5

Số lượng bò/hộ

1.60

3.66

9.00

Nguồn: Kết quả điều tra 9/2016

Theo kết quả điều tra được trình bày ở Bảng 3 cho thấy, người Mông tại Hà Quảng, Cao Bằng có quy mô chăn nuôi bò nhỏ, các hộ chăn nuôi quy mô từ 1-2 chiếm đa số (85% tổng số hộ được điều tra), sau đó đến quy mô trung bình từ 3-5 con/hộ (chiếm 10%) và các hộ chăn nuôi với quy mô từ 6 con trở lên chiếm tỷ lệ nhỏ (5%). Kết quả này khá tương đồng với kết quả của Trịnh Văn Tuấn và cs. (2015), khi nghiên cứu tại Sơn La: Người Mông thường nuôi bò với số lượng ít từ 1-2 con.

Đặc điểm hệ thống chăn nuôi bò của người Mông tại Hà Quảng, Cao Bằng

Kết quả điều tra nghiên cứu cho thấy, hệ thống chăn nuôi bò thịt của người Mông tại xã Hạ Thôn, Hà Quảng, Cao Bằng có thể chia làm 2 kiểu: Hệ thống chăn nuôi bò kiêm dụng và hệ thống chăn nuôi bò vỗ béo.

Đối với các hộ trong hệ thống chăn nuôi bò kiêm dụng thì quy mô chăn nuôi bò thường trên dưới 5 con với cơ cấu đàn như sau: 01 bò đực, 1-2 bò cái sinh sản  và 1-2 bê, có những hộ nghèo cơ cấu đàn bò chỉ có 1 bò mẹ và 1 bê. Một số hộ có qui mô trên 10 con thì cho các hộ khác nuôi chia/nuôi rẽ. Mục đích nuôi chủ yếu là lấy sức kéo, lấy phân bón, làm giống sau đó nuôi bán thịt. Đây là kiểu chăn nuôi bò điển hình cho các xã vùng cao tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.

Hệ thống bò vỗ béo chủ yếu là các hộ thu gom nhỏ, họ mua bò gầy về để vỗ béo trong 1-2 tháng rồi bán, với qui mô 2-4 con/lứa, một năm mua và bán trên 10 con/hộ/năm.

Qua phân tích định tính tại 60 hộ cụ thể thì hệ thống chăn nuôi bò của người Mông tại xã Hạ Thôn, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng có những đặc điểm chính sau:

Giống

Kết quả điều tra cho thấy, 100% các hộ đều nuôi giống bò H’mông. Theo Át lát vật nuôi của Viện chăn nuôi, 2005, công bố thì bò H’mông được có tên khác là bò Mèo, được phân bố ở Hà Giang, Lai Châu và Sơn La, có thân hình cao to, cân đối, gần giống bò Shin đỏ. Màu lông chủ yếu là vàng tơ, một ít màu cánh gián. Mắt và lông mi hơi hoa vàng, xung quanh khóe mắt có màu vàng sáng rõ. Bò đực có u to, yếm rộng, đỉnh chán có u gồ. Bò cái có bầu vú to. Khối lượng sơ sinh đạt 15-16 kg/con, khối lượng bò trưởng thành đối với bò đực là 380-390 kg/con, bò cái là 250-270 kg/con. Bắt đầu phối giống lần đầu vào 20-22 tháng tuổi. Thịt ngon, thơm và mềm, thớ mịn. Theo các nghiên cứu trước đây thì bò H’mông có 2 giống chính là bò có U cao to được nuôi phổ biến và bò U thấp được nuôi ít hơn. Bò U cao được nuôi nhiều do 2 lý do một là người dân sử dụng bò để cày kéo cần có U to để dễ đeo mai vào cổ bò khởi bị trượt khi cày bừa, thứ hai là là bò có U bán được giá hơn bò U thấp, đây là đặc điểm được các thu gom, thương lái đưa ra khi thu mua bò. Trung bình một U bò trưởng thành nặng 3-5 kg thịt có mỡ dắt cao. Kết quả nghiên cứu này bổ sung thêm vào Át lát vật nuôi là bò H’mông còn được nuôi ở Cao Bằng và Bắc Kạn màu lông không chỉ có có màu vàng tơ và màu cánh dán và còn có màu đỏ sẫm, hay vàng nhạt.

Phương thức chăn nuôi

100% hộ chăn nuôi bò người Mông được khảo sát đều nuôi bò với phương thức nuôi nhốt Đây là phương thức chăn nuôi truyền thống của người Mông. Người Mông sống ở vùng núi cao, địa hình hiểm trở, phương thức nuôi nhốt sẽ hạn chế hiện tượng bò rơi xuống vực, chết rét, và tránh hổ báo. Bên cạnh đó, việc nuôi nhốt đàn bò còn giúp giảm rủi ro do dịch bệnh, thuận lợi trong việc quản lý đàn, giảm hiện tượng suy thoái giống do giao phối cận huyết, dễ dàng trong việc chăm sóc, cho ăn và vỗ béo bò.

Chuồng nuôi

100% các hộ có chuồng nuôi bò tách riêng khỏi nhà ở, 100% là chuồng sàn gỗ. Chuồng sàn của các hộ chăn nuôi bò được khảo sát có đặc điểm: mặt sàn bằng gỗ, cách mặt đất 0,8-1,2 m, diện tích một khu chuồng trung bình 19,32 m2, dao động 8-36 m2 và thường chia làm 2-6 ô chuồng, mỗi ô 4-6 m2. Kiểu chuồng sàn của người Mông xuất phát từ kinh nghiệm của tổ tiên người Mông để chống thú dữ (hổ, báo). Tuy nhiên, trên thực tế lại rất tốt cho sức khỏe đàn bò, vì chân móng luôn sạch và khô ráo, thuận tiện cho việc thu dọn chuồng và gom phân. Theo khảo sát thì một chuồng bò có thể tồn tại trên 50 năm với hệ thống gỗ nghiến làm ván sàn, đầu tư từ 40-50 triệu đồng.

Thức ăn

Người Mông sử dụng các loại thức ăn như: cây thức ăn tự nhiên, cỏ tự nhiên, cỏ trồng, phụ phẩm nông nghiệp và có bổ sung thức ăn tinh trong chăn nuôi bò.

Cây thức ăn tự nhiên: 100% các hộ sử dụng các loại cây thức ăn tự nhiên bản địa trong chăn nuôi bò. Các cây này thường được người dân khai thác trong vụ đông xuân, khi mà nguồn thức ăn như cỏ tự nhiên, cỏ voi và thân lá ngô đã hết. Thành phần loài thực vật được lựa chọn làm thức ăn cho bò Mông trong điều kiện nuôi nhốt trong suốt giai đoạn vỗ béo rất đa dạng và chủ yếu là các loài thực vật 2 lá mầm. Trong đó, họ có nhiều loài nhất là họ Dâu tằm (Moraceae) gồm 4 loài, tiếp theo là họ Gai (Urticaceae) có 4 loài, sau đó là họ Nho (Vitaceae) có 3 loài. Các họ có 2 loài gồm: Họ Ngũ gia bì (Araliaceae), họ Cúc (Asteraceae), họ Chùm ớt (Bignoniaceae), họ Gai mèo (Cannabaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Đậu (Fabaceae) (Hoàng Xuân Trường và cs., 2016).

Cỏ tự nhiên: Có một số giống cỏ dễ dàng nhận diện như cỏ gà, cỏ mần trầu, đậu nho nhe thường thấy ở các bãi chăn tại xã Hạ thôn và dọc đường đi, tuy nhiên trong nghiên cứu này không đủ thời gian để đi sâu vào các loại cỏ tự nhiên. Mặc dù vậy, cỏ tự nhiên có vai trò quan trọng trong phát triển chăn nuôi bò của người Mông, nó cung cấp tới trên 60% lượng thức ăn xanh cho bò.

Cỏ trồng: 33,3% các hộ chăn nuôi bò người Mông được khảo sát có quy mô trung bình 3 con/hộ đã có ý thức trồng cỏ làm thức ăn cho bò. Các loại cỏ chủ yếu là: Cỏ voi, VA-06, đậu nho nhe, nhiều hộ trồng thêm cây chuối để chăn nuôi bò. Chuối được sử dụng sau khi thu trái và dùng những lúc gia đình có việc không đi cắt cỏ được hay vào những ngày mưa gió, rét. Diện tích trồng cỏ dao động từ 500 đến 2500 m2. Theo Trịnh Văn Tuấn và cs. (2009), thì một ha cỏ voi trồng tại Cao Bằng cho năng suất là 80 - 100 tấn/ha/năm và có thể nuôi được 6 – 8 con bò/năm. Tuy nhiên, kỹ thuật thu hoạch cỏ và chăm sóc cỏ cần được quan tâm hơn nữa, để tăng năng suất và tăng hiệu quả sử dụng. Cần có kế hoạch thay gốc cỏ sau 3 năm thu hoạch. Các hộ khi tăng quy mô sản xuất thì cần trồng cỏ để chủ động nguồn thức ăn cho bò, tránh tình trạng thiếu thức ăn thô xanh dẫn đến thể trạng bò bị giảm sút. Vì vậy, đây là điều các hộ cần quan tâm khi mở rộng quy mô chăn nuôi.

Phụ phẩm nông nghiệp: 100% các hộ đều có sử dụng thân lá ngô để chăn nuôi bò. Một số ít các hộ có quy mô trung bình 7 con/hộ có sử dụng thêm thân lá lạc. Trên 50% số hộ có sử dụng thêm bỗng rượu ngô làm thức ăn cho bò, bỗng rượu ngô thường được trộn với thân cây chuối hay rau lang để tạo khẩu phần ăn.

Thức ăn tinh: 100% hộ điều tra có sử dụng bột ngô trong chăn nuôi bò nhưng ở mức độ khác nhau. Các hộ nuôi với mục đích kiêm dụng bổ sung thức ăn tinh cho bò trong giai đoạn bò cày kéo, sinh sản và nuôi vỗ béo để bán thịt. Trong khi đó, các hộ chuyên nuôi bò vỗ béo thì sử dụng thức ăn tinh thường xuyên, trung bình 02 – 03 kg bột ngô/bò/ngày.

Hình thức cho ăn: Bò được cho ăn hai bữa/ngày. Thức ăn tinh được người dân nấu cháo cho bò ăn, trong hỗn hợp cháo có bột ngô, rau lang, cây chuối, khoai bon hay một số lá cây trên rừng được người dân thái nhỏ 3-5cm trộn đều và múc cho bò ăn vào mắng ăn. Trong mùa hè, sau khi ăn cỏ, có một số hộ pha bột ngô với nước và ít muối cho bò uống.

Thú y: Các bệnh thường gặp trong chăn nuôi bò H’mông tại Hà Quảng, Cao Bằng là: LMLM và tụ huyết trùng. Tuy nhiên, trong vòng 5 năm trở lại đây các hộ đã có ý thức tiêm phòng cho bò (100% các hộ được điều tra có tiêm phòng cho bò)  nên tỷ lệ mắc bệnh rất thấp (LMLM: 1,67%, tụ huyết trùng: 3,33%). Có 1-2 hộ bò còn mắc bệnh là các hộ thường xuyên mua bò ở chợ về để vỗ béo bán do vậy, đã có lần mua phải bò đã ủ bệnh sẵn. Sau khi phát hiện bệnh người dân đã báo thú y và xử lý bò theo quy định của ngành thú y.

Bảng 5. Tỷ lệ các bệnh thường gặp trên bò trong các hộ được khảo sát (n-60)

Loại bệnh

LMLM

Tụ huyết trùng

Số hộ có bò mắc bệnh (hộ)

01

02

Tỷ lệ hộ có bò mắc bệnh (%)

1,67

3,33

Nguồn: kết quả điều tra 9-12/2016

Về dịch vụ thú y: tại xã Hạ Thôn, cán bộ thú y xã và cộng tác viên thú y tại các xóm hoạt động hiệu quả, thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền phòng trị bệnh, tổ chức tiêm phòng cho bò và chữa bệnh cho bò theo yêu cầu của người dân. 50% số hộ có thể tự mua thuốc về chữa cho bò; 50% số hộ còn lại đều cần tới thú y thôn và xã.

Khả năng sinh sản của bò H’mông tại xã Hạ thôn, Hà Quảng, Cao Bằng

Khả năng sinh sản của đàn bò rất quan trọng vì căn cứ vào đó mới đánh giá được khả năng phát triển về qui mô, năng suất và giá trị gia tăng của đàn bò, đồng thời thể hiện được kinh nghiệm trong chăn nuôi bò sinh sản của người dân. Có 2 chỉ tiêu quan tâm trong khảo sát lần này đó là tuổi đẻ lứa đầu và nhịp đẻ của bò H’mông. Kết quả được thể hiện trong bảng 6 và 7.

Bảng  6. Tuổi đẻ lứa đầu của bò H’mông (n=60)

Tuổi đẻ lứa đầu

3-4  tuổi

4-5 tuổi

>5 tuổi

Số hộ có bò (hộ)

51

9

0

Tỷ lệ (%)

85

15

0

Nguồn: kết quả điều tra 9-12/2016

Qua điều tra 60 hộ tại xã Hạ Thôn, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng cho thấy tuổi đẻ lứa đầu của đàn bò H’mông ở đây chủ yếu là 3-4 tuổi chiếm tới 85%, ở 4-5 tuổi chỉ có 15% và trên 5 tuổi là 0%, kết quả này cao hơn so với kết quả của Nguyễn Thị Ngoan, 2015 khi nghiên cứu trên đàn bò H’mông tại Bắc Kạn, chyếu là 3 - 4 năm tui, chiếm tl58,44%, tui đẻ la đầu t4 - 5 năm tui chiếm tl22,16%, t5 - 6 năm tui là 11,64%, tui đẻ la đầu >6 năm tui chiếm tlthp nht là 7,76%.

Để đánh giá khả năng sinh sản của bò cái, còn phụ thuộc vào chỉ tiêu nhịp đẻ của bò. Kết quả điều tra nhịp đẻ của bò H'mông tại 60 hộ trong bảng sau.

Bảng 7. Nhịp đẻ của bò H’mông (n=60)

Nhịp đẻ của bò H’mông

1 năm 1 lứa

3 năm 2 lứa

2 năm 1 lứa

3 năm 1 lứa

Số hộ có bò (hộ)

36

21

3

0

Tỷ lệ (%)

60

35

5

0

Nguồn: kết quả điều tra 9-12/2016

Có tới 60% số hộ có bò để 1 năm 1 lứa, 35% đẻ 3 năm 2 lứa và 5% đẻ 2 năm một lứa, kết quả này có sự khác biệt với kết quả của Nguyễn Thị Ngoan, 2015 là: bò đẻ 1 la/1 năm là 47,09 %, 2 la/3 năm là 42,38%. 1 la/2 năm là 6,65% và 1 la/3 năm là 3,88%.

Qua đó ta thấy người dân nơi đây có khả năng chăm sóc, theo dõi và chủ động phối giống khá tốt cho đàn bò cái của mình.

Thị trường

100% số hộ đều nắm được thông tin về giá bò, thông tin về người thu gom trong xã hay những người hay đến xã để hỏi mua bò. Người dân tự do bán bò cho người mà họ muốn bán, không có ai ép giá được người dân, quá trình định giá bò do cả 2 bên cùng thảo luận và tới thống nhất. Có 60% bò được bán ngay tại nhà của hộ và 40% các hộ mang bò ra chợ đầu mối tại Trà lĩnh để bán. Chợ Trà Lĩnh cách các hộ trong xã Hạ thôn từ 12-15 km, đường đi lại khá thuận lợi. Một số thu gom nhỏ trong xã đồng thời là người cùng trong các nhóm sở thích đã thuê xe tải để trở bò đi chợ bán, mỗi chuyến trở được 2-6 con và giá thuê xe là 500 nghìn/chuyến. Trong 3 năm trở lại đây người dân bán bò tương đối thuận lợi vì thị trường Trung Quốc thu mua với giá cao và khá ổn định. Tuy có thị trường tốt nhưng khả năng tăng đàn rất khó khăn. Lý do chủ yếu là do vốn, thiếu đất, thức ăn sẵn có và lao động, cụ thể với 2 nhóm đối tượng là hộ nghèo và các hộ trung bình và khá thì có 2 lý do khác nhau.

Bảng 8. Nguyên nhân khó tăng đàn bò H’mông tại xã Hạ thôn, huyện Hà Quảng

Nhóm hộ nghèo

Nhóm hộ không nghèo

Thiếu vốn để mua bò giống và xây dựng chuồng nuôi

Thiếu lao động để nuôi bò

Thiếu đất để trồng cỏ

Thiếu nguồn thức ăn sẵn có

Nguồn: kết quả điều tra 9-12/2016

Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò H’Mông

Ngoài những ý nghĩa và hiệu quả về mặt văn hóa, xã hội thì hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò H’mông là một trong những chỉ tiêu chính để thúc đẩy phát triển chăn nuôi hàng hóa theo chuỗi giá trị đặc sản, giúp xóa đói giảm nghèo bền vững. Trong nghiên cứu này có tính và so sánh hiệu quả kinh tế trong 2 kiểu chăn nuôi bò kiêm dụng và bò vỗ béo. Đồng thời đây cũng là hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi bò của 2 nhóm tác nhân trong chuỗi giá trị bò H’mông là người nông dân nuôi bò kiêm dụng và thu gom với nuôi bò vỗ béo. Kết quả cụ thể trong Bảng 9.

Với chăn nuôi kiêm dụng trung bình mỗi con bò cho tổng doanh thu là 34.287 nghìn đồng/con, tổng chi phí là 23.814 nghìn đồng/con và cho lợi nhuận thuần là 10.497 nghìn đồng/con. Thời gian nuôi được một bò trung bình là 3,3 năm/con. Trung bình mỗi năm bán ra 0,86 bò/hộ. Với chăn nuôi bò vỗ béo thì có tổng doanh thu trung bình là 28.288 nghìn đồng/con, tổng chi phí là 27.399 nghìn đồng/con và lợi nhuận thuần đạt được là 890 nghìn đồng/con. Một con được nuôi trung bình là 50 ngày/con. Trung bình mỗi hộ bán ra thị trường 12,5 con/hộ/năm.

So sánh về tỷ lệ lợi nhuận thuần/giá trị công lao động/con bò thì chăn nuôi bò kiêm dụng là 80% thấp hơn chăn nuôi bò kiêm dụng là 111% Tuy nhiên việc chăn nuôi bò vỗ béo cần có thời gian, có vốn đầu tư và am hiểu về thị trường cũng như kỹ thuật chọn bò về để vỗ béo, nên không phải người dân nào cũng làm được.

Bảng 9. Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò kiêm dụng và bò vỗ béo (1000đ/con)

STT

Chỉ số

Bò kiêm dụng

(nông dân)

SE

Bò vỗ béo

(thu gom)

SE

I

Tổng thu/con

34.287

 

28.288

 

1.1

Thu từ công cày kéo

1.172

41

0

 

1.2

Thu từ bán bò

30.484

616

28,133

733.0

1.3

Giá trị từ phân bò

2.631

73

155

6.3

II

Tổng chi/con

23.814

 

27.399

 

2.1

Giống

9.145

185

25.333

843

2.2

Thức ăn tinh

850

40

990

56.9

2.3

Giá trị công lao động gia đình

13.047

126

800

50.6

2.4

Thú y

57

3

50

1.3

2.5

Khấu hao TSCD

715

24

225

18

III

Lợi nhuận thuần/con

10.497

458

890

90

IV

Tỷ lệ lợi nhuận thuần/giá trị  công lao động gia đình

80%

 

111%

 

V

Số bò bán (con/hộ/năm)

0,86

 

12,5

 

KẾT LUẬN

Chăn nuôi bò kiêm dụng là phương thức chăn nuôi chiếm ưu thế tại vùng nghiên cứu. Phương thức chuyên chăn nuôi bò vỗ béo chỉ diễn ra tại các hộ thu gom nhỏ trong xã.

Qui mô chăn nuôi bò khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa các hộ thuộc loại hộ nghèo, cận nghèo, trung bình và khá, hộ nghèo có qui mô chăn nuôi là 1,8b ± 0,139; Cận nghèo: 1,33b ± 0,167; Trung Bình: 2,44ab ± 0,530 và khá là 3,58a ± 0,981. Tất cả các hộ có chuồng bò tách khỏi nhà ở và là chuồng sàn, có ván gỗ chắc chắn, có hố phân riêng và thường được thu dọn sạch sẽ

Bò được cho ăn khẩu phần ăn tự do với máng ăn riêng, mang uống riêng cho từng con. 100% các hộ có sử dụng thức ăn tinh trong chăn nuôi bò; có sử dụng đa dạng các loại thức ăn thô xanh từ cỏ tự nhiên, cây thức ăn trên rừng, phụ phẩm nông nghiệp và các cây trồng quanh nhà như chuối, rau lang... thức ăn tinh thường được nấu chín và trộn với thức ăn xanh để cho ăn ngày 2 bữa có bổ sung thêm muối và cho uống nước hàng ngày. Mùa đông bò được ăn cháo và uống nước nóng.

100% các hộ có tiêm phòng cho bò đầy đủ 2 loại vác xin là LMLM và THT, trong 5 năm gần đây tỷ lệ mặc bệnh là rất thấp LMLM là 1,67% và THT là 3,33%.

Bò đẻ lứa đầu ở 3-4 tuổi chiếm tới 85%, ở 4-5 tuổi là 15%. Nhịp đẻ của bò H’mông khá cao, có tới 60% số hộ có bò để 1 năm 1 lứa, 35% số hộ có bò đẻ 3 năm 2 lứa và 5% số hộ có bò đẻ 2 năm một lứa.

Các hộ chăn nuôi có am hiểu về thị trường, có khả năng tự định giá bò trước khi mang ra chợ bán và bước đầuđã liên kết cùng nhau nhằm tăng giá trị và khả năng đàm phán với thương lái. Lợi nhuận thuần từ chăn nuôi bò kiêm dụng là 10.497 nghìn đồng/con; còn chăn nuôi bò vỗ béo là 890 nghìn đồng/con. Tuy nhiên, chăn nuôi bò vỗ béo có tỷ lệ lợi nhuận thuần/giá trị công lao động/ bò cao hơn chăn nuôi bò kiêm dụng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nguyễn Thị Ngoan. 2015. Khảo sát hiện trạng đàn bò H’mông và đánh giá khả năng sinh trưởng của các bê sinh ra từ đàn bò H’mông hạt nhân nuôi tại Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn, Luận văn thạc sỹ, Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

Hoàng Xuân Trường. 2008. Kết quả nghiên cứu ngành hàng trâu bò tại Cao Bằng, Bắc Kạn và Hà Giang. Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Hệ thống Nông nghiệp.

Hoàng Xuân Trường. 2010. Một số giải pháp phát triển chăn nuôi bò H’Mong tại vùng cao huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Luận văn thạc sỹ, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

Hoàng Xuân Trường và cs. 2016. Nghiên cứu thành phần loài thực vật và giá trị dinh dưỡng nhóm cây ưa thích làm  thức ăn xanh cho bò H’Mông trong vụ đông xuân tại xã Hạ Thôn, Hà Quảng, Cao Bằng. – Tạp trí Khoa học công nghệ chăn nuôi - Viện chăn nuôi, số 64, tháng 6/2016

Đào Thế Tuấn. 1989. Hệ thống Nông nghiệp và các vấn đề Xã hội học ở Nông thôn. Tạp chí xã hội học, số 1 năm 1989.

Trịnh Văn Tuấn. 2009. Xây dựng các mô hình chăn nuôi bò thịt theo các vùng sinh thái khác nhau và tiếp cận thị trường tại Cao Bằng và Hà Giang. Báo cáo kết quả thực hiện đề tài thuộc dự án Khoa học công nghệ Nông nghiệp vốn vay ADB.

Trịnh Văn Tuấn. 2012. Nghiên cứu đa dạng hóa các mô hình chăn nuôi bò thịt theo các vùng sinh thái khác nhau và tiếp cận thị trường tại Cao Bằng và Hà Giang. Báo cáo tổng kết đề tài thuộc dự án khoa học công nghệ nông nghiệp vốn vay ADB 2009-2011.

Viện Chăn nuôi. Át lát vật nuôi. Nguồn internet: http://vcn.vnn.vn/bo-hmong_n58317_g760.aspx. Ngày truy cập 27/3/2017