Nhà sử học này đã bén duyên với công trình nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh đáng kính, xuất phát từ chính sự nghi hoặc về nhân cách vĩ đại của một con người mà theo bà, trên thế giới này khó ai làm được.
Là nhà khoa học của một đất nước có chế độ chính trị khác với Việt Nam, giáo sư đã không dễ tin vào những thông tin được công bố vào thời điểm thế giới đã thừa nhận Hồ Chí Minh là danh nhân văn hóa thế kỷ. Bà quyết tâm tìm hiểu về Bác một cách căn cơ với lời bộc bạch: "Hồ Chí Minh là người mà tôi dành nhiều thời gian nhất trong cuộc đời nghiên cứu để tìm hiểu đích thực tính cách của Người. Bà bộc bạch “Tôi đã bỏ tiền túi ra để đi từ Mỹ sang Pháp và Liên Xô cũ, những nơi mà Hồ Chí Minh đã đặt chân tới đó, để tìm cho được những di tích gốc của Người. Tôi thuộc thế hệ tuổi con cháu Bác Hồ; cho phép tôi được ca ngợi lời ca muộn mằn của người hậu thế".
Sau nhiều năm nghiên cứu, sưu tầm những câu chuyện có thật về Bác, J. Stenson đã có được lời giải chuẩn xác cho bản thân và có thể cho cả lịch sử thế giới sau này. Nhân kỷ niệm, ngày sinh của Bác, 19 tháng 5 năm nay, bài viết xin được tóm lược bài phát biểu của J.Stenson tại Hội thảo quốc tế nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Người, do Đại hội đồng UNESSCO tổ cức tại Hà Nội vào tháng 5 năm 1990.
Hồ Chí Minh dưới góc nhìn của nhà nghiên cứu lịch sử Hoa Kỳ
Nhận xét về bài phát biểu này, Tạp chí HV năm 2021 cho rằng "Đây là một bài tham luận rất hay, có nhiều điểm mới cho thấy một cái nhìn khác, một quan điểm mới thông thoáng, với góc nhìn từ người nước ngoài cuảt một phụ nữ, một trí thức lớn của Hoa Kỳ”.
Nói về những công việc mà Bác Hồ đã bôn ba ở nước ngoài, nhà sử học Mỹ J Stensson đã phản biện rất xác thực rằng, những thông tin Hồ Chí Minh làm phu khuân vác ở Bến Nhà Rồng, bồi bàn dưới tàu Pháp, bồi bếp ở khách sạn Luân Đôn và làm thợ nhiếp ảnh, chỉ toàn là những lao động cơ bắp, không thấy trí tuệ là chưa toát hết bản chất. Theo bà, Bác chọn việc làm bồi bàn trên tàu biển là để có điều kiện đi đến được nhiều nước; chọn việc làm ở khách sạn là để có điều kiện tiếp xúc được với nhiều chính khách. Thế nhưng người ta đã hiểu sai rằng Bác Hồ làm đủ nghề để kiếm sống. Khi đến London tìm hiểu bà đã biết Nguyễn Ái Quốc đã từng kết thân với nhiều văn hào và các nghệ sĩ nổi tiếng như Romain, Darwin, vua hề Charlot….và theo Bà, Người đã biết khá tốt 12 thứ tiếng nước ngoài.
Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp trí thức Mỹ (Ảnh tư liệu)
Bà đã từng đến khách sạn Boston ở Đông Bắc nước Mỹ, nơi Bác Hồ từng làm thợ nặn bánh mỳ. Đây chính là khách sạn mà các đại văn hào châu Âu qua Mỹ đều đến ở và Người đã đã không quên ghi lại họ, tên của các chính khách đã từng qua đây. Dưới góc nhìn khoa học, J.Stenson nghĩ đến tượng Thần Tự do ở quê hương mình và cho biết, Bà từng lật xem những trang ghi cảm tưởng của các chính khách. Bác Hồ đã đến đây, đã từng thăm tượng thần Tự do như mọi chính khách. Khác với những lời ca ngợi là ngôi sao sáng trên vòng nguyệt quế là ánh sáng tự do; Người đã ngắm tượng Thần Tự do nhưng nhìn xuống chân tượng và ghi lại “Ánh sáng trên đầu thần Tự do tỏa rộng khắp trời xanh, còn dưới chân tượng Thần người da đen đang bị chà đạp, số phận người phụ nữ bị coi thường và đặt ra câu hỏi. Bao giờ người da đen được bình đẳng? Bao giờ có sự bình đẳng giữa các dân tộc? và bao giờ phụ nữ được bình đẳng với nam giới? Bác đã nhìn số phận con người không chiêm ngưỡng hào quang tỏa sáng từ bức tượng, chính vì vậy Stensson đã tìm đến Người để xem sự thống nhất giữa lời nói và việc làm và đã rút ra, Hồ Chí Minh quả thật Là con người nói và làm đi đôi. Bà đã vào nhà, lục tìm tài sản riêng của Bác và khẳng định Người không có của riêng. Từ khi làm Chủ tịch nước cho đến lúc qua đời trên giường nằm của Người vẫn vắng hơi ấm đàn bà. Theo bà, Hồ Chí Minh là một người cộng sản vĩ đại, một siêu nhân. Người vĩ đại ở chỗ là một con người bình thường, sống hòa lẫn vào trong cuộc sống xã hội, chứ không phải siêu phàm.
Đọc nhiều tư liệu về Bác, bà biết Bác đã được nhiều phụ nữ yêu mến. Lored đã từng nhiều năm theo đuổi, trong đêm đi họp chi bộ trở về, khi 2 người cùng đi bên nhau trên bờ sông Seine, Cored tỏ tình nhưng Người vẫn không mềm lòng. Khi qua đời Lored còn để lại cuốn nhật ký, đọc nhật ký, J. Stenson đã có được những bằng chứng để khẳng định nhân cách của một con người. Theo bà, đúng Hồ Chí Minh là nhân cách của thời đại. Tại khách sạn ở Boston, nơi Bác từng làm việc có một cô gái Mỹ gốc Pháp tên Colet đã yêu say dắm Người. Bà cho biết, Bác rất yêu nghệ thuật với tâm hồn nghệ sĩ phong phú nhưng Người rời Tổ quốc ra đi không phải để trở thành chính khách mà là “tìm đường cứu nước”. Colet khuyên dụ Người và tỏ ý muốn kết hôn, nhưng Người đã an ủi để từ chối. Bà cho biết, sau này Colet đã trở thành nhà văn lớn có tên tuổi và từng kể lại lời tâm sự của Bác “Nếu tôi muốn có một văn bằng thì tôi đã thi năm 1904 ở trong nước, lúc đó tôi đã có một người con gái quê nhà yêu thương nhưng đành bỏ lại trên bến cảng để ra đi”.
Tiếp cận với một số sĩ quan Anh-Mỹ trong đội quân Đồng minh khi sang Đông Dương từng được gần gũi Hồ Chủ tịch ở Cao Bằng, J.Stenson được biết, trên danh nghĩa là đàn ông với nhau, những người này đã hỏi vì sao Chủ tịch không lấy vợ, không lập gia đình? Họ đã đươc Người đã trả lời một cách chân tình và thân mật “ Khi còn trẻ phảỉ hoạt động cách mạng, khi giành được độc lập thì đã già nên không dám tính đến chuyện này…”. Theo Bà, người ta thấy Bác Hồ là con người cũng như mọi người cũng có khát vọng tình yêu, cũng mong muốn có mái ấm gia đình… Nếu ai đó cho rằng, những cái đó là nhỏ bé làm cho Bác Hồ kém vĩ đại là không đúng, vì chính những cái đó càng tôn thêm sự vĩ đại của Người, nhất là trong thời đại hiện nay, một số đông người đã tha hóa chạy theo theo cuộc sống hưởng thụ vật chất, bất chấp cả nhân phẩm đạo đức mà coi hưởng thụ là mục đích của cuộc sống.
Một tình yêu lớn của Josephine Stenson đối với Việt Nam
J.Stenson lần đầu tới Việt Nam vào tháng 4-1989 khi tiến hành thu thập tài liệu phục vụ cho về chủ đề lịch sử quân đội. Theo cảm nhận của bà, dù Việt Nam chưa hoàn toàn phục hồi sau hai cuộc chiến tranh chống thực dân và đế quốc, nhưng người dân vẫn sẵn sàng bỏ lại phía sau nỗi đau để vững vàng trên con đường xây dựng đất nước. Trong chuyến đi này, bà ấp ủ cho ra đời một cuốn sách của riêng mình.
Khác với hầu hết các tác phẩm viết về chiến tranh Việt Nam được chấp bút bởi người Mỹ, Stenson dự định khắc họa chân dung của người Việt Nam qua góc nhìn từ chính những người đã trải qua cuộc chiến. Thay vì dựa theo những hiểu biết chủ quan, Bà cho biết đã đến lúc phải kể lại câu chuyện từ hướng khác.
Josephine Stenson - người đi tìm con đường cứu nước của Bác Hồ
J. Stenson đã giúp chúng ta hiểu đầy đủ hơn về nhân cách của Bác Hồ, lan tỏa đến mọi người, dù họ chưa từng được vinh dự gặp Bác. Bất kỳ ai, khi họ có cái nhìn trung thực về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh thì họ đều tìm thấy những điều rất cao cả và đáng quý trọng về nhân cách con người Bác - người bạn của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới.
Cả cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ nghĩ về dân, về nước. Sau thời gian kỳ công nghiên cứu, quyết tâm bằng mọi giá tìm hiểu được hành trình cứu nước của Bác cuối cùng, nhà sử học Josephine Stenson đã thừa nhận: "Tôi xin được dâng tặng những lời ca đẹp nhất về Hồ Chí Minh, sau khi đã đi đến những nơi có dấu chân Người và được gặp những người đã biết về Người. Tôi ngưỡng mộ Bác Hồ bằng cả đầu óc khoa học đồng thời bằng cả trái tim của một người con gái hậu thế".
Thay cho lời kết
Từ sự cảm phục nhân cách của Bác Hồ, Josephine Stenson đi đến kết luận, Người xứng đáng là một người Cộng sản vĩ đại. Bà cho rằng "Dân tộc Việt Nam nên mãi mãi tự hào về Hồ Chí Minh; Văn minh nhân loại của thế kỷ 20 này luôn tự hào về một vĩ nhân được cả thế giới phong tặng là Anh hùng giải phóng dân tộc và Danh nhân văn hóa kiệt xuất"! Việt Nam, đẹp nhất tên Người là
thế! Chúng ta mãi tự hào về nhân cách vĩ đại của Bác, bởi sự thật đã được tái hiện rất chi tiết, với đầy đủ tính xác thực qua lời kể của những người từ bên kia chiến tuyến./.