Kinh tế thế giới và Việt Nam năm 2024 từ góc nhìn của các tổ chức kinh tế toàn cầu

Những cải cách kinh tế từ năm 1986 kết hợp với xu hướng toàn cầu thuận lợi đã nhanh chóng giúp Việt Nam phát triển từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới trở thành nước có thu nhập trung bình trong vòng một thế hệ với GDP đầu người đạt trên 4.284 USD vào năm 2023.

Là nền kinh tế có độ mở cao, Việt Nam đang chịu áp lực lớn từ những tác đông bất lợi của thực trạng kinh tế toàn cầu. Đến tháng 3/2024, hầu hết các tổ chức quốc tế đều hạ mức dự báo về tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2024. Liên Hợp Quốc (UN) nhận định, trong bối cảnh rủi ro và bất ổn kéo dài, tăng trưởng GDP toàn cầu sẽ chậm lại từ mức 2,7% của năm 2023 giảm xuống còn 2,4% trong năm 2024; Ngân hàng Thế giới (WB) có cùng nhận định, với dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2024 đạt 2,4%, giảm so với mức 2,6%  của năm 2023. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), GDP toàn cầu năm 2024 đạt mức tăng 2,9%, thấp hơn mức tăng năm 2023 là 3,1%.  Liên minh châu Âu (EU) dự báo tăng trưởng toàn cầu (không bao gồm EU) năm 2024 đạt 3,3%, giảm 0,2 % so với năm 2023. Riêng Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2024 bằng  năm 2023, ở mức 3,1%.

Bài viết đề cập đến thực trang kinh tế của những nền kinh tế lớn có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế Việt Nam trong xu thế tăng tưởng kinh tế toàn cầu.

kinh-te-the-gioi-va-viet-nam-nam-2024-1714740295.png

Thực trạng phát triển của những nền kinh tế lớn

Các tổ chức quốc tế (UN, WB, OECD) đều nhận định tăng trưởng GDP toàn cầu giai đoạn 2022-2024 giảm dần. Tổ chức Liên Hợp Quốc (UN) cho rằng, tăng trưởng toàn cầu mỗi năm giảm 0,3%. Tổ chức Hợp tác Phát triển OECD đánh giá tăng trưởng toàn cầu trong giai đoạn này bình quân mỗi năm giảm 0,2%; còn Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) cho rằng, đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm từ 3,5% trong năm 2022 xuống còn 3,1% cho cả hai năm 2023 và 2024. Riêng Cộng đồng châu Âu (EU) nhìn nhận khả quan hơn, khi đưa ra đánh giá cao hơn các tổ chức khác với tăng trưởng của thế giới (không bao gồm EU) năm 2023 đạt cao nhất trong giai đoạn 2022-2024 (từ mức 3,3% của năm 2022 lên 3,5% trong năm 2023)

Từ thực trạng tăng trưởng toàn cầu, giới phân tích đã đi sâu nghiên cứu một số nền kinh tế lớn có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam và đã rút ra những vấn đề cơ bản dưới đây

1. Đối với kinh tế Hoa Kỳ, một đối tác xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong nền kinh tế

Là nền kinh tế lớn nhất Thế giới, động thái phát triển của nền kinh tế này có ảnh hưởng mạnh đến sự phát triển cuả kinh tế toàn cầu. Tổ chức Liên Hợp Quốc (UN) ghi nhận, tăng trưởng kinh tế Hoa Kỳ năm 2023 đạt tăng trưởng 2,5%. Hoạt động mạnh của thị trường lao động, thị trường nhà ở và hoạt động kinh tế của hộ gia đình sôi động đã giúp tăng trưởng mạnh kinh tế. Chi tiêu dùng được cho là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cả nước. Đi cùng vấn đề này, tỷ lệ thất nghiệp ổn định ở mức 3,7% trong tháng 01/2024 và tăng lương danh nghĩa cao (trung bình đạt 5,4% trong Quý III/2023) đã tạo tiền đề cho tăng trưởng vững chắc. Chi tiêu chính phủ mạnh cũng đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng GDP. Tuy nhiên, tiết kiệm hộ gia đình giảm, lãi suất tăng cao cùng với thị trường lao động và chi tiêu dùng suy giảm là nguyên nhân khiến dự báo tăng trưởng giảm trong năm 2024.

Trong bối cảnh đầu tư tiếp tục trì trệ và nguy cơ suy thoái hiện hữu, đặc biệt lạm phát có thể tăng  trở lại, đòi hỏi phải tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ hoặc nâng cao lãi suất trong thời gian dài. Điều này sẽ bộc lộ những điểm yếu và rủi ro tài chính (tăng tín dụng, vỡ nợ của người đi vay và rủi ro về thời hạn vay của các tổ chức tài chính).

Tổ chức Liên Hợp Quốc (UN) dự báo tăng trưởng kinh tế Hoa Kỳ năm 2024 chỉ đạt 1,4% giảm 1,1% so với năm 2023. Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định, tăng trưởng kinh tế Hoa Kỳ năm 2023 ổn định, đạt 2,5%. Tuy nhiên, lãi suất thực tế tăng cao dẫn đến hạn chế trong hoạt động kinh tế, thắt chặt chính sách tài khóa, tăng trưởng tiêu dùng yếu, lãi suất cho vay tăng cao, đầu tư kinh doanh giảm do các công ty phải rất thận trọng trong bối cảnh kinh tế không chắc chắn. Đây cũng là nguyên nhân khiến dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2024 thấp hơn so với năm 2023.

Theo dự báo của WB, tăng trưởng GDP năm 2024 sẽ chậm lại ở mức 1,6%; tổ chức OECD đánh giá, tăng trưởng GDP năm 2023 đạt 2,5% và dự báo tăng trưởng của nền kinh tế này giảm nhẹ xuống 2,1% trong năm 2024.

Mặc dù tiết kiệm của hộ gia đình và chi tiêu chính phủ giảm trong năm 2024 nhưng lạm phát thấp thúc đẩy tăng trưởng tiền lương thực tế, cho phép nới lỏng lãi suất chính sách. Đây là nguyên nhân khiến OECD điều chỉnh tăng 0,6 % dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Hoa Kỳ so với dự báo đưa ra vào tháng 11/2023.

Theo IMF, tăng trưởng GDP của năm 2023 đạt 2,5%. Do độ trễ của chính sách thắt chặt tài chính, tiền tệ và suy yếu của thị trường lao động làm tổng cầu chậm lại, tăng trưởng kinh tế năm 2024 được dự báo thấp hơn so với năm 2023, chỉ đạt 2,1%.

Trading Economics cho biết, do sản xuất của công nghiệp chế biến chế tạo tăng mạnh, hoạt động của khu vực dịch vụ tăng cao, kết hợp cùng số lượng đơn hàng xuất khẩu gia tăng nên chỉ số Quản trị mua hàng (PMI) tổng hợp tháng 02/2024 đạt 52,5 điểm, tăng so với tháng 01/2024, và là mức tăng cao nhất kể từ tháng 6/2023 đến nay.

Các tổ chức quốc tế đều nhận định, tăng trưởng kinh kế Hoa Kỳ năm 2024 có xu hướng giảm so với mức tăng 2,5% của năm 2023. WB và UN nhận định, tăng trưởng kinh tế của Hoa Kỳ năm 2024 thấp hơn năm 2023 từ 0,9 đến 1,1%, đạt mức tăng 1,4% -1,6% trong khi đó IMF và OECD lại dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2024 chỉ giảm 0,4% so với năm 2023.

Chi tiêu dùng chính phủ mạnh hơn thúc đẩy tăng trưởng GDP. Tuy nhiên, tiết kiệm của hộ gia đình lại giảm, tỷ lệ lãi suất tăng cao đi cùng thị trường lao động và chi tiêu dùng suy giảm được cho là nguyên nhân của tăng trưởng kinh tế sụt giảm trong năm 2024.

Trong bối cảnh đầu tư trì trệ, nguy cơ suy thoái vẫn còn, đặc biệt là lạm phát có thể trở lại, đòi hỏi phải tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ, hoặc nâng cao lãi suất tiền vay. Động thái này sẽ lộ rõ những điểm yếu và rủi ro tài chính. UN dự báo tăng trưởng kinh tế Hoa Kỳ năm 2024 chỉ đạt 1,4%, giảm 1,1% so với mức tang 2,5%GDP của năm 2023.

Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định, tăng trưởng kinh tế Hoa Kỳ năm 2023 ổn định đạt 2,5%. Tuy nhiên, lãi suất thực tế cao dẫn đến hạn chế trong hoạt động kinh tế. Thắt chặt chính sách tài khóa, tăng trưởng tiêu dùng yếu, lãi suất tăng cao và đầu tư kinh doanh giảm là những nguyên nhân khiến dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2024 thấp hơn năm 2023.

kinh-te-the-gioi-va-viet-nam-nam-2024-a-1714740295.png
New York Skyline  Ảnh của Andy Moreton (2015)

Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Hoa Kỳ chậm lại, chỉ đạt mức 1,6%. Còn theo OECD, tăng trưởng GDP năm 2023 của quốc gia này đạt 2,5% và dự báo giảm nhẹ xuống 2,1% trong năm 2024.  

Tiền tiết kiệm của hộ gia đình gia tang, chi tiêu chính phủ và lạm phát giảm sẽ thúc đẩy tăng trưởng tiền lương thực tế, cho phép nới lỏng lãi suất chính sách. Đây là nguyên nhân khiến OECD đã điều chỉnh tăng 0,6 % mức dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Hoa Kỳ so với dự báo vào tháng 11/2023.

Theo Trading Economics, nhờ sản xuất của ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng mạnh, hoạt động của khu vực dịch vụ tăng cao, kết hợp với số đơn hàng xuất khẩu gia tăng ‘nên chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (Manufacturing Purchasing Managers' Index-PMI-) tổng hợp được cải thiện (tháng 02/2024 đạt 52,5 điểm, tăng 0,5 điểm so với tháng 01/2024) tạo thuận lơi cho tăng trưởng của nền kinh tế.

Nhiều tổ chức quốc tế đã nhận định, tăng trưởng kinh kế của Hoa Kỳ năm 2024 có xu hướng giảm so với mức đạt được 2,5% của năm 2023. WB và UN nhận định tăng trưởng kinh tế của Hoa Kỳ trong năm 2024 sẽ thấp hơn năm 2023 từ 0,9 đến 1,1%, đạt từ 1,4% đến 1,6%; IMF và OECD dự báo tăng trưởng của nền kinh tế năm 2024 chỉ giảm 0,4 % so với năm 2023, đạt 2,1%.

2. Sự phát triển của khu vực đồng tiền chung châu Âu (EU), đối tác quan trọng về thương mại tự do của Việt Nam trong Hiệp định EVFTA

Theo dự báo của tổ chức OECD tăng trưởng của khu vực đồng Euro vẫn ở mức thấp trong nửa đầu năm 2024 Theo đó, tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực này được dự báo đạt 0,6% trong  năm 2024, giảm 0,3 % so với dự báo đưa ra vào tháng 11 năm 2023

Ngân hàng Thế giới cho biết, tăng trưởng GDP năm 2024 của khu vực đạt 0,7%, cao hơn mức 0,4% của năm 2023. Giảm áp lực về giá giúp tăng tiền lương thực tế và nâng cao thu nhập khả dụng nhưng độ trễ của thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ hạn chế nhu cầu trong nước, và đặc biệt là đầu tư kinh doanh và giảm tăng trưởng tín dụng.

IMF nhận định, trong năm 2024 tăng trưởng GDP được phục hồi, đạt mức tăng 0,9% nhờ ảnh hưởng từ cuộc chiến ở U-crai-na và tiêu dùng gia đình mạnh lên, giá năng lượng và lạm phát giảm đó là động lực hỗ trợ gia tăng thu nhập thực tế và thúc đẩy phục hồi kinh tế. Tuy nhiên, so với dự báo đưa ra trong tháng 10/2023, IMF đã điều chỉnh giảm 0,3% tốc độ tăng trưởng.

Theo nhận định của UN, tăng trưởng GDP khu vực đồng Euro năm 2023 ước đạt 0,6% và tăng lên mức 1,1%trong  năm 2024. Chỉ số PMI tổng hợp trong tháng 02/2024 của khu vực được điều chỉnh lên 49,2 điểm, cao hơn 1,3 điểm so với mức 47,9 điểm của tháng 01/2024. Đây là mức điểm cao nhất trong 8 tháng qua, phản ánh mức gần ổn định của nền kinh tế khi hoạt động dịch vụ đã tăng kể từ tháng 7/2023.

Theo dự báo của Trading Economics, GDP trong Quý I/2024 của khu vực sẽ tăng 0,2% so với Quý IV/2023 và tăng 0,5% so với cùng kỳ năm trước.

Như vậy là, các tổ chức quốc tế (OECD, WB và IMF) đều nhận định tăng trưởng kinh tế của khu vực sẽ phục hồi từ mức tăng trưởng thấp, đạt 0,5% trong năm 2023 lên mức từ 0,6% đến 0,9%, riêng UN dự báo tăng trưởng GDP khu vực này đạt 1,1% trong năm 2024.

kinh-te-the-gioi-va-viet-nam-nam-2024-b-1714740295.png
Ảnh minh họa (Nguồn VOV)

3. Nhật Bản nền kinh tế lớn thứ 3 Thế giới, đối tác lớn của Việt Nam tại khu vực Đông Á

Mặc dù các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhật Bản đã bắt đầu thắt chặt, song OECD vẫn dự báo tăng trưởng GDP của đất nước này sẽ giảm từ mức tăng 1,9% của năm 2023 xuống còn 1,0% trong năm 2024. Còn IMF dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản sẽ giảm từ mức 1,9% của năm 2023 xuống còn 0,9% trong năm 2024.

Theo WB, tăng trưởng thấp của các đối tác thương mại lớn ảnh hưởng mạnh đối với xuất khẩu của Nhật Bản, Nhu cầu trong nước tăng do phục hồi tiền lương thực tế trong bối cảnh thị trường lao động thắt chặt và lạm phát chậm lại. Do quá trình phục hồi sau đại dịch giảm dần nên WB dự báo tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản cũng sẽ chậm lại ở mức 0,9% trong năm 2024, thấp hơn so với mức 1,8% của năm 2023.

Chỉ số PMI tổng hợp tháng 02/2024 của Nhật đạt 50,6 điểm, giảm so với mức 51,5 điểm trong tháng 01/2024, phản ánh mức giảm mạnh của đơn hàng chế biến chế tạo, mặc dù đã được bù đắp bởi mức tăng mạnh của khu vực dịch vụ gia tăng từ tháng 9 năm 2023.

Trading Economics dự báo GDP Quý I/2024 của nền kinh tế Nhật Bản tăng 0,1% so với quý trước và tăng 1,2% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy là, các tổ chức quốc tế đều dự báo tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản năm 2024 sụt giảm mạnh so với năm 2023, chỉ đạt từ 0,9% đến 1,2% trong năm 2024 so với mức tăng từ 1,7% đến 1,9% của năm 2023.

4. Trung Quốc nền kinh tế lớn thứ 2 sau Hoa Kỳ, đối tác nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam

UN nhận định, quá trình phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc sau các đợt phong tỏa liên quan đến Covid-19 diễn ra chậm hơn dự kiến trong bối cảnh có những khó khăn trong nước và quốc tế. Nửa cuối năm 2023, hoạt động kinh tế của Trung Quốc đã có những chuyển biến tích cực. Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 5,3% trong năm 2023, sự bất ổn của lĩnh vực bất động sản và suy giảm nhu cầu bên ngoài đã đè nặng lên tăng trưởng tài sản cố định, đầu tư tài sản, sản xuất công nghiệp và xuất khẩu. Mặc dù tiêu dùng là động lực tăng trưởng chính nhưng niềm tin của người tiêu dùng còn yếu. Đây là những nguyên nhân chính khiến UN dự báo tăng trưởng năm 2024 của Trung Quốc thấp hơn năm 2023, chỉ đạt 4,7%.

kinh-te-the-gioi-va-viet-nam-nam-2024-c-1714740295.png
Xuất khẩu là động lực tăng trưởng chính của kinh tế Trung Quốc  (Ảnh: Bloomberg)

Theo OECD, Trung Quốc tiếp tục đối mặt với các vấn đề bất động sản, các chính sách kích cầu liên tục nhằm bù đắp cho sự suy giảm đang diễn ra của lĩnh vực bất động sản, trong khi niềm tin của người tiêu dùng thấp và mạng lưới an sinh xã hội không đầy đủ đã cản trở tăng trưởng tiêu dùng cá nhân. OECD nhận định, tăng trưởng GDP của Trung Quốc sẽ giảm từ mức 5,2% của năm 2023 xuống còn 4,7% trong năm 2024.

Báo cáo cập nhật triển vọng kinh tế thế giới tháng 01/2024 của IMF dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc năm 2024 chỉ đạt 4,6%, mặc dù đã điều chỉnh tăng thêm 0,4 %.

Chỉ số PMI tổng hợp của Trung Quốc trong tháng 02/2024 đạt 52,5 điểm, bằng với chỉ số của tháng trước đó, phản ánh tháng tăng trưởng thứ 4 liên tiếp của hoạt động khu vực tư nhân và tháng tăng thứ 2 liên tiếp của doanh thu ngoại thương.

Theo Trading Economics, GDP Quý I/2024 của nền kinh tế Trung Quốc dự báo tăng 0,9% so với Quý IV/2023 và tăng 5,0% so với cùng kỳ năm 2023.

Các tổ chức quốc tế (IMF, OECD, UN, WB) đã có chung nhận xét, nền kinh tế Trung Quốc đã tăng tốc trong năm 2023 với mức tăng đạt 5,2%, thuộc nhóm các nước có mức tăng trưởng cao trên thế giới. Tuy nhiên, tăng trưởng của năm 2024 sẽ chậm lại, đạt khoảng từ 4,5% đến 4,7%.

5. Kinh tế khu vực Đông Nam Á và ở Việt Nam

Do kinh tế bên ngoài được cải thiện hỗ trợ cho nhu cầu trong nước; lạm phát tiếp tục vừa phải trong năm 2024, tiêu dùng tư nhân ổn định nhờ điều kiện thị trường lao động thuận lợi trong bối cảnh lạm phát giảm, doanh số bán lẻ và chi tiêu cho dịch vụ tiếp tục tăng mạnh nhờ sự phục hồi của du lịch và lữ hành; hoạt động đầu tư đã tăng tốc ở nhiều nền kinh tế Báo cáo “Triển vọng kinh tế khu vực ASEAN+3” của Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) cho thấy, khu vực này được dự báo tăng trưởng đạt 4,5% trong năm 2024. Theo dự báo củaTrading Economics, tăng trưởng Quý I/2024 so với cùng kỳ năm trước của In-đô-nê-xi-a đã đạt 4,4%; Ma-lai-xi-a 2,6%; Phi-li-pin 5,9%; Thái Lan 2,8%, và Singapor là 1,1%. Việt Nam được nhận định đứng thứ 3 khu vực về tăng trưởng trong năm 2024, đạt 6,0%, chỉ sau Phi-li-pin (6,3%) và Cam-pu-chia (6,2%).

Dự báo của UN đã chỉ ra, nhờ áp lực lạm phát giảm dần và thị trường lao động ổn định, việc mở cửa trở lại và lượng khách quốc tế phục hồi giúp gia tăng doanh thu từ du lịch của nhiều nền kinh tế.Cùng với áp lực lạm phát giảm dần và thị trường lao động ổn định, nhiều nền kinh tế đã phục hồi vơi tiêu dùng cá nhân được duy trì ở mức ổn định đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng xuất khẩu dịch vụ. Ngoài ra, một số nền kinh tế đang nỗ lực thực hiện chính sách đổi mới sáng tạo mang tính chiến lược, thúc đẩy đa dạng hóa xuất khẩu và tăng cường chuỗi giá trị toàn cầu. Theo đó, UN dự báo tăng trưởng năm 2024 của Việt Nam đạt 6,0%, tăng 1,3% so với mức tăng 4,7% của năm 2023.

Trong báo cáo cập nhật kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 01/2024, WB nhận định sản xuất công nghiệp tiếp tục dược cải thiện nhưng triển vọng chưa cao. Tiếp nối đà hoạt động kinh tế tích cực từ Quý IV/2023, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 3 đã tăng 2,08% so với tháng trước và 18,3% so với cùng kỳ năm trước. Xuất nhập khẩu hàng hóa tiếp tục phục hồi do nhu cầu bên ngoài được cải thiện, tăng 11,1% so với tháng trước và 42,0% so với cùng kỳ năm trước. Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn ổn định khi cam kết FDI đạt gần 2,4 tỷ USD trong tháng 01/2024. Giải ngân vốn FDI đạt 1,5 tỷ USD trong tháng 01/2024, cao hơn 9,6% so với một năm trước đó. Tuy nhiên, tăng trưởng tiêu dùng chưa đạt kỳ vọng do niềm tin của người tiêu dùng còn yếu. Sự gia tăng của chi phí logistics quốc tế đối với thương mại hàng hóa do những xung đột trên Thế giới, mặc dù mang tính thời điểm tạm thời, nhưng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu và sự phục hồi của nền kinh tế. Chênh lệch giữa lãi suất toàn cầu và trong nước có thể gây áp lực lên thị trường ngoại hối. WB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 5,5% trong năm 2024, cao hơn mức 4,7% của năm 2023.

Dự báo của AMRO cho thấy, nhu cầu trong nước mạnh mẽ tiếp tục củng cố tăng trưởng ở ASEAN+3. Tiêu dùng tư nhân ổn định nhờ điều kiện thị trường lao động thuận lợi trong bối cảnh lạm phát thấp; doanh số bán lẻ và chi tiêu cho dịch vụ tiếp tục gia tăng, Do được hưởng lợi từ sự phục hồi của du lịch và lữ hành. xuất khẩu hàng hóa của ASEAN+3 được cải thiện. Nhu cầu hàng hóa từ Hoa Kỳ dần trở lại bình thường tác động tích cực đến xuất khẩu trong khu vực. Ngành Du lịch giúp xuất khẩu dịch vụ ASEAN+3 gia tăng, được thể hiện với sự quay trở lại của khách du lịch từ mọi quốc gia. Lạm phát có chiều hướng giảm cùng với giá hàng hóa toàn cầu, giá lương thực cũng giảm do sản lượng sản xuất gia tằng. Theo đó, AMRO dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,0% trong năm 2024, cao hơn 0,9 % so với mức tăng 5,1% của năm 2023.

Theo Trading Economics, dự báo tăng trưởng Quý I/2024 của Việt Nam so với cùng kỳ năm trước đạt 4,9%. Như vậy, là các tổ chức quốc tế đều dự báo tăng trưởng của.Việt Nam năm 2024 tăng so với năm 2023, đạt mức tăng từ 5,5% đến 6,0%GDP

Theo Tổng cục Thống kê Viêt Nam, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2023 cao hơn năm trước, vượt tốc độ tăng trưởng của những năm 2020, 2021 và bình quân của cả giai đoạn 2011-2023. Trong bối cảnh kinh tế thế giới khó khăn nhiều hơn thuận lợi; nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì được đà tăng trưởng tích cực. GDP cả năm 2023 tăng 5,05% cao hơn tăng trưởng của nhữngcnăm 2020, 2021 và bình quân giai đoạn 2011-2023 với tốc độ quý sau cao hơn quý trước (Quý I tăng 3,41%; quý II tăng 4,25%; quý III tăng 5,47% và quý I/2014 tăng 5,66%). Trong tăng trưởng chung của nền kinh tế; khu vực nông, lâm thủy sản tăng 3,83%, công nghiệp và xây dựng tăng 3,74%, và dịch vụ tăng 6,82%.

Về cơ cấu của nền kinh tế đã có sự chuyển đổi; trong năm 2023, khu vực nông-lâm- thủy sản chiếm 11,96%; công nghiệp -xây dựng 37,12%; dịch vụ chiếm 42,54%; thuế sản phẩm 8,38%.

Trong năm 2023, tiêu dùng cuối cùng tăng 3,52% so với năm trước đóng góp tới 41,04% vào tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế; tích lũy tài sản tăng 4,09%, đóng góp 26,64%.Mặc dù xuất,nhập khẩu khẩu hàng hóa và dịch vụ đều giảm, song chênh lệch kim ngạch giữa xuất và nhập khẩu đã có xuât siêu, đóng góp tới 32,32% vào mức  tăng trưởng của nền kinh tế.

Quy mô GDP theo giá hiện hành năm 2023 ước đạt 10.221,8 nghìn tỷ đồng, tương đương 430 tỷ USD. GDP bình quân đầu người (theo giá hiện hành), tương đương 4.284,5 USD, tăng 160 USD so với năm 2022.

kinh-te-the-gioi-va-viet-nam-nam-2024-d-1714740295.png
Nhiều ngành kinh tế Việt Nam đã khôi phục mạnh mẽ với mức tăng trưởng cao (Ảnh: PV)

Thay cho lời kết

Năm 20233, kinh tế thế giới tiếp tục khó khan, cạnh tranh chiến lược giữa nhiều quốc gia với những căng thẳng địa chính trị, xung đột phức tạp đã tác động tiêu cực tới quá trình phục hồi kinh tế. Thiên tai, hạn hán, bão lũ, biến đổi khí hậu gây hậu quả nghiêm trọng về an ninh năng lượng; an ninh lương thực và, lạm phát cao khiến nhiều nền kinh tế phải duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt. Thương mại, tiêu dùng và đầu tư toàn cầu tiếp tục suy giảm. Hàng rào bảo hộ gia tăng đã ảnh hưởng đến các hoạt động xuất, nhập khẩu. Nhiều quốc gia, tăng trưởng chậm lại, tiềm ẩn những rủi ro cùng tổng cầu suy giảm đã tác động trực tiếp đến những nền kinh tế có độ mở cao.

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ và hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt và quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, tình hình kinh tế-xã hội nước ta đã hồi phục, lạm phát trong tầm kiểm soát, các cân dối lớn được đảm bảo, tiếp tục là điểm sáng của kinh tế khu vực và thế giới. Tiêp tục đà phục hồi của năm 2023, kinh tế xã hội và đời sống dân cư trong QuýI/2024 đã được cải thiện  với tổng sản phẩm xã hôi (GDP) tăng 5,66% và thu nhập bình quân đầu người tăng trên 10%  so với cùng kỳ năm trước,đã mở ra nhiều triển vọng tốt đẹp trong quá trình phát triển để trở thành đất nước phồn vinh.

Năm 2023 là một năm nỗ lực vượt khó với những thành công thể hiện trong các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, các thách thức đa chiều còn là bài toán phức tạp cần được giải quyết cho năm 2024 và những giai đoạn sau này. Nhiều tổ chức trong nước và quốc tế đã thể hiện niền tin và lạc quan về sự phát triển kinh tế-xã hội, đánh giá cao khả năng tăng trưởng của Việt Nam. Để hiện thực hóa được những lạc quan, bảo đảm đáp ứng kỳ vọng của người dân, doanh nghiệp và xã hội, Chính phủ, các bộ, ban ngành và các cấp chính quyền cần tiếp tục duy trì tinh thần quyết tâm như những tháng cuối năm 2023 và bắt tay hành động ngay từ những ngày đầu năm. Theo đó, hành lang pháp lý về chuyển đổi năng lượng, thu hút đầu tư, môi trường kinh doanh, thực hiện đầu tư công,v..v… cần có chuyển biến rõ rệt. Các chính sách điều hành về tài khóa,tiền tệ cần được tiếp tục phối hợp nhịp nhàng, linh hoạt và chủ động. Những tác nhân của thị trường tài chính, vốn, đất đai, lao động, khoa học-công nghệ cần được khuyến khích phát triển và chủ động hơn trong việc tham gia quản trị, xây dựng và phát triển các thị trường, bảo đảm nền kinh tế vận hành theo đúng định hướng của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Năm 2024 là năm chịu nhiều thách thức, nhưng cũng có nhiều cơ hội cho sự bứt phá và chuyển đổi nền kinh tế theo hướng linh hoạt, hiệu quả, hiện đại, hội nhập và bền vững. Với niềm tin sâu sắc vào sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành quyết của Chính phủ đặc biệt đời sống xã hội ngày một nâng cao và những đánh giá khách quan từ các tổ chức quốc tế, chúng ta vững niềm tin kinh tế quốc dân sẽ chuyển đổi mạnh mẽ để trở thành Quốc gia có thu nhâp cao vào giữa Thế kỷ này./.