Ngân hàng Thế giới với Việt Nam trong phát triển bền vững

Nhóm Ngân hàng Thế giới (World Bank Group), gọi tắt là Ngân hàng Thế giới (WB), là một tổ chức tài chính đa phương nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở các nước đang phát triển bằng cách nâng cao năng suất lao động ở những Quốc gia này. W.B là tổ chức tài chính thế giới, nơi cung cấp các khoản vay nhằm thúc đẩy kinh tế cho những nước đang phát triển qua các chương trình vay vốn với mục tiêu giảm thiểu đói nghèo.

phat-trien-ben-vung-1731147779.png

Ngân hàng Thế giới tại Washington, D.C. Hoa Kỳ (Ảnh Wikipedia)

Tháng 7/1944, đại diện của 44 Quốc gia họp tại ở Bretton Woods thuộc New Hampshire (Hoa Kỳ) đã sáng lập ra Ngân hàng quốc tế về khôi phục và phát triển (IBRD) và Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF) nhằm xây dựng lại và hỗ trợ trật tự kinh tế và tài chính sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai (thể chế này còn gọi là Thể chế Bretton Woods). Bắt đầu hoạt động từ 1946, Ngân hàng Thế giới có quan hệ chặt chẽ với Quỹ Tiền tệ quốc tế. Hiện nay, Ngân hàng Thế giới có trên 40 văn phòng đặt tại các nước.

Cơ quan cao nhất là của WB là Hội đồng Quản trị. Cơ quan chấp hành là Ban Giám đốc có trụ sở đặt tại Washington (Hoa Kỳ). W,B có phân ban tại Tôkyô (Nhật Bản) và Pari (Pháp). Như một thông lệ, các tổng giám đốc của WB đều do đương kim tổng thống Hoa Kỳ chỉ định. Nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (tên gọi đầy đủ là Phó tổng giám đốc phụ trách phát triển và kinh tế học), là cấp quản lý cao nhất về chuyên môn của Ngân hàng, chức vụ này là một trong những nhân vật có ảnh hưởng tới kinh tế thế giới, thường là những học giả kinh tế xuất chúng.

Chức năng của WBG được phân cho các tổ chức thành viên thực hiện. Năm tổ chức thuộc Nhóm Ngân hàng thế giới bao gồm:

1) Ngân hàng quốc tế về khôi phục và phát triển IBRD, được chính thức thành lập ngày 27/12/1945 với trách nhiệm chính là cung cấp tài chính cho các nước Tây Âu để tái thiết kinh tế sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Sau khi nền kinh tế của các nước này được khôi phục , IBRD cung cấp tài chính cho các nước đang phát triển;

2) Hiệp hội Phát triển quốc tế (IDA), được thành lập năm 1960, chuyên cung cấp tài chính cho các nước nghèo.

3) Nghiệp đoàn Tài chính quốc tế (IFC), thành lập năm 1956, chuyên thúc đẩy đầu tư tư nhân ở các nước nghèo;

4) Cơ quan Bảo lãnh đầu tư đa phương (MIGA), thành lập năm 1988, nhằm thúc đẩy FDI vào các nước đang phát triển

5) Trung tâm quốc tế Giải quyết tranh chấp đầu tư (ICSID), thành lập năm 1966 được tổ chức như một diễn đàn phân xử hoặc trung gian hòa giải các mâu thuẫn giữa nhà đầu tư nước ngoài với nước nhận đầu tư.

Hoạt động của WBG tập trung vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế -xã hội ở các nước đang phát triển thông qua trợ giúp kĩ thuật và cho vay vốn dự án đối với các chính phủ.; Huy động vốn từ những thị trường tài chính quốc tế và sử dụng chúng trong các dự án phát triển ở các nước đang phát triển.

Tất cả các khoản vay của WB đều phải hoàn trả với lãi suất cao hơn lãi suất thị trường. Năm thể thức cho vay chủ yếu: gồm có:

1) Vay vốn đầu tư: dựa trên những dự án của chính phủ các nước tiếp nhận. Khoản vốn này có lãi suất cao hơn lãi suất thị trường với thời hạn 15 - 20 năm; thời gian ân hạn tới 5 năm.

2) Vay vốn điều chỉnh: trợ giúp chương trình cải cách kinh tế của các nước tiếp nhận nhằm khôi phục tăng trưởng kinh tế và cán cân thanh toán của nước đi vay. Kể từ khi có suy thoái kinh tế toàn cầu những năm 1980, WB mở rộng phạm vi hoạt động cho vay tới những khoản vay điều chỉnh ngành

3) WB phối hợp với khu vực tư nhân, tổ chức song phương hoặc đa phương, và các tổ chức chính phủ tài trợ cho một số chương trình.

4) Quỹ tín thác: được đóng góp từ những quốc gia tài trợ, tổ chức đa phương, các tổ chức phi chính phủ, quỹ và tổ chức tư nhân , tập trung vào những dự án trợ giúp kĩ thuật ở các nước đang phát triển. Hiện nay, IBRD có trên 850 quỹ tín thác.

5) Trợ giúp kĩ thuật: cung cấp nguồn lực và chuyên gia cho các nước đang phát triển để xây dựng những thể chế cần thiết.

phat-trien-ben-vung1-1731147779.png

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong xu thế mới (Ảnh minh họa)

Theo W.B, CHXHCN Việt Nam tham gia là thành viên của tổ chức W,B từ năm 1976. Trước giữa những năm 1980, Việt Nam còn là một trong những nước kém phát triển nhất thế giới. Một loạt cải cách kinh tế và chính trị được thực hiện vào năm 1986, được gọi là Đổi mới, đã giúp Việt Nam có tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế nhanh chóng, trở thành Quốc gia có thu nhập trung bình thấp. Ngân hàng Thế giới (WB) đã duy trì quan hệ đối tác phát triển với Việt Nam từ năm 1993. Tính đến ngày 25 tháng 3 năm 2019, Ngân hàng Thế giới đã cam kết giúp Việt Nam 24 tỷ USD vốn vay, tín dụng và viện trợ không hoàn lại thông qua 165 hoạt động và dự án, 44 trong số đó hoạt động tính đến năm 2019 với trị giá 9 tỷ đô la Mỹ. Tỷ lệ nghèo cùng cực ở VN ước còn tính dưới 3% và tốc độ tăng trưởng GDP năm 2018 là 7,1%, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục thể hiện sức mạnh cơ bản và được hỗ trợ bởi nhu cầu trong nước mạnh mẽ và sản xuất hướng tới xuất khẩu.

Trong nỗ lực hỗ trợ cải cách ở Việt Nam và thúc đẩy đất nước chuyển từ nền kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế dựa trên thị trường, quan hệ đối tác giữa WB và Việt Nam đã có trên 270 dự án hoặc tư vấn và các hoạt động phân tích được thực hiện thông qua quan hệ đối tác chiến lược với bốn trong năm tổ chức của WBG, bao gồm các lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, giáo dục, nông thônthành thị, dịch vụ, cơ sở hạ tầng, năng lượng mới, và bảo vệ môi trường. WB và chính phủ Việt Nam đã nỗ lực cải thiện sự phát triển, tăng cường năng lực cạnh tranh, cải thiện tính bền vững và gia  tăng cơ hội cho người nghèo.

Trong kế hoạch tương lai, Việt Nam và WB hướng tới ưu tiên tăng trưởng bao trùm, đầu tư vào con người, bền vững môi trường và quản trị tốt theo Khung Đối tác Quốc gia mới (CPF), đã được WBG phê duyệt vào tháng 5 năm 2017. Dựa trên những phân tích từ các báo cáo trước đó, CPF đã đưa ra một số thay đổi chiến lược, bao gồm tăng cường phát triển khu vực tư nhân, hỗ trợ bền vững tài chính và xóa đói giảm nghèo, cải thiện giáo dục và thúc đẩy sản xuất năng lượng các-bon thấp.

Được thành lập vào những năm 1940, Ngân hàng Thế giới (WB) là một tổ chức tài chính quốc tế. WB đã phát triển thành Nhóm Ngân hàng Thế giới (WBG), bao gồm năm tổ chức liên quan chặt chẽ là: Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA).

Thuật ngữ "Ngân hàng Thế giới" thường  đề cập đến IBRD và IDA, là những tổ chức cung cấp các khoản vay lãi suất thấp, tín dụng không tính lãi và viện trợ không hoàn lại cho các nước đang phát triển". Tính đến tháng 2 năm 2012, các khoản cam kết tài chính của Ngân hàng Thế giới cho Việt Nam (bao gồm cả IBRD và IDA) trị giá gần 15 tỉ đô la Mỹ cho 111 dự án. Các khoản tín dụng này tập trung vào các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, bao gồm giao thông và phát triển đô thị, phát triển nông thôn, năng lượng, quản lý tài nguyên nước, cải cách hành chính công, tài chính, giáo dục, y tế và dịch vụ xã hội, và môi trường. Những chương trình xây dựng đã tập trung vào phát triển khu vực tư nhân, bảo vệ môi trường và xoá đói giảm nghèo. Trợ giúp kĩ thuật chiếm khoảng 10% các khoản cho vay.

Với quy định chỉ cho vay đối với các nước thành viên; nếu là tư nhân vay thì phải được nhà nước bảo lãnh… Mục đích cho vay của W,B không chỉ nhằm cân bằng cán cân thanh toán và phát triển kinh tế, mà còn nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế về tiền tệ. Việc xây dựng hệ thống thanh toán nhiều bên, tạo sự ổn định của ngân hàng căn cứ vào số cổ phần của mỗi nước thành viên. Lợi dụng đa số phiếu, các nước phương Tây thường lái các hoạt động của tổ chức này theo hướng có lợi cho họ cả về kinh tế

Theo đánh giá của W.B, Việt Nam là một câu chuyện phát triển thành công. Những cải cách kinh tế từ năm 1986 kết hợp với những xu hướng toàn cầu thuận lợi đã nhanh chóng giúp Việt Nam phát triển từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình với GDP bình quân đầu người tăng gấp 6 lần trong chưa đầy 40 năm (từ dưới 600 USD/người năm 1986 lên gần 3.700 USD (theo PPP) năm 2015). Tỉ lệ nghèo (theo chuẩn thế giới) giảm từ hơn 14% năm 2010 xuống còn 4,2% trong năm 2020.

Nhờ có nền tảng vững chắc, nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện sức chống chịu đáng kể trong những giai đoạn khủng hoảng với tăng trưởng GDP thực sẽ phục hồi đạt mức trung bình trước đại dịch vào năm 2026. Với tỉ lệ tăng trưởng ở mức 2,5% đến 3,5% mỗi năm trong 30 năm, ngành nông nghiệp đã hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an ninh lương thực. Năm 2020 nông nghiệp đóng góp 14% cho GDP và 38% việc làm, năm 2021 xuất khẩu đạt hơn 48 tỷ USD giữa thời điểm đại dịch COVID-19.

Việt Nam đã đặt ra những tầm nhìn phát triển tham vọng hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045. Để đạt được mục tiêu này, nền kinh tế cần tăng trưởng với tốc độ bình quân hàng năm 6% trên đầu người trong 25 năm tới. Việt Nam cũng hướng tới mục tiêu phát triển theo hướng xanh hơn, bao trùm hơn.Tại COP27, Việt Nam cam kết giảm 30% lượng khí thải mêtan và chấm dứt nạn phá rừng vào năm 2030 đồng thời đạt được mức phát thải carbon bằng 0 vào năm 2050. Để đạt được các mục tiêu này, Việt Nam đã phê duyệt đề án “Một triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp” tại COP28. Ngân hàng Thế giới đang tích cực hợp tác với Việt Nam trong việc thiết kế và thực hiện đề án này.

Tương lai của Việt Nam đang được định hình những xu thế lớn. Theo cập nhật Báo cáo Chẩn đoán Quốc gia mới nhất của Ngân hàng Thế giới, để vượt qua những thách thức này và đáp ứng các mục tiêu phát triển, Việt Nam cần cải thiện đáng kể hiệu quả thực thi chính sách, đặc biệt trong các lĩnh vực tài chính, môi trường, chuyển đổi kỹ thuật số, giảm nghèo/anh sinh xã hội và cơ sở hạ tầng.

Từ những nhìn nhận khách quan của một định chế tài chính toàn câu, với quyết tâm cao của lãnh đạo nhà nước, từ sự đồng thuận và ý thức vượt khó khăn cao của mọi tầng lớp dân cư, chúng ta vững niềm tin, đất nước sẽ vượt qua mọi trở ngại để phát triển bền vững, hướng tới mục tiêu trở thành Quốc gia phát triển có thu nhập cao vào năm 2045./.