Mỗi năm trong khoảng 1 triệu học sinh tốt nghiệp THPT, tỷ lệ đăng ký vào các trường đại học chiếm khoảng 90%, còn lại khoảng 10% học sinh đăng ký vào các trường học nghề.
Ngay tại các TP lớn, có nhu cầu nhân lực cao như Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM,.. vẫn có không ít trường nghề khó khăn về việc tuyển sinh trong khi các doanh nghiệp thiếu hụt nguồn nhân lực.
Như cầu trong công tác đào tạo nghề tại Việt Nam ngày càng cao, tuy nhiên, những đối tượng thực thể là các bạn sinh viên lại chưa thực sự quan tâm. Nguyên nhân về việc này đã được ThS. Nguyễn Tuấn Anh - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà trong một cuộc trao đổi với báo chí truyền thông về vấn đề liên kết hợp tác quốc tế trong đào tạo nghề và việc làm cho sinh viên: "Theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)- Bộ Công Thương, mỗi năm trên cả nước có khoảng 38% sinh viên ra trường nhưng không có định hướng nghề nghiệp cụ thể, 60% làm trái ngành, trong đó, nguồn lao động chất lượng cao tại các doanh nghiệp lại chưa đáp ứng được.
Đây cũng là vấn đề mà Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp- Bộ LĐ-TB&XH cùng VCCI đã luận bàn trong hội thảo Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua các mô hình Học tập tại doanh nghiệp.
Điểm nhấn của tầm quan trọng đó là sự phối hợp chặt chẽ của 3 Nhà: Nhà nước - Nhà trường- Nhà doanh nghiệp. Tuy nhiên, với cá nhân tôi, còn có thêm 1 Nhà nữa đó là Nhà sinh viên- gia đình của sinh viên. Bởi vì khi một bạn học sinh tốt nghiệp THPT và quyết định nghề nghiệp của mình đa phần thường chịu tác động từ gia đình.
Đây cũng chính là một trong các nguyên nhân dẫn đến việc thiếu hụt nguồn lao động học nghề", ông Tuấn Anh chia sẻ.
Ông Tuấn Anh cũng cho rằng, khi có sự liên kết tốt giữa các "nhà", các trường nghề sẽ giải quyết được bài toán thiếu hụt sinh viên cũng như doanh nghiệp khắc phục được tình trạng thiếu hụt nguồn lao động.
ThS. Nguyễn Tuấn Anh trao quyết định thành lập Viện Đào tạo Quốc tế Excellent
Đồng quan điểm với ThS. Nguyễn Tuấn Anh, bà Nguyễn Thị Điệp - Viện trưởng Viện Đào tạo Quốc tế Excellent cho rằng việc tiếp cận với các môi trường đào tạo nghề tại Việt Nam còn gặp nhiều hạn chế: "Tại nhiều nước phát triển, ngay từ cấp 2, các cơ sở đào tạo đã có định hướng đến gia đình và sinh viên. Như vậy, ở nước ngoài đưa trường nghề vào rất sớm. Với tùy từng gia đình và hoàn cảnh, năng lực của sinh viên, cơ sở đào tạo sẽ tư vấn rất chặt chẽ, cụ thể để gia đình và sinh viên có thể lựa chọn nghề một cách phù hợp nhất.
Trong khi đó, ở Việt Nam, sự lựa chọn của học viên thường phụ thuộc vào gia đình rất nhiều. Hầu hết gia đình đều mong con được vào đại học và đặt kỳ vọng rất nhiều vào thế hệ sau của mình. Do đó, không ít bạn đi học lấy bằng ĐH - CĐ vì bố mẹ, trong khi bản thân muốn đi kiếm tiền sớm. Vì vậy, bản thân tôi cũng như Viện Đào tạo Quốc tế Excellent mong muốn góp một phần nào đó giúp định hướng sớm hơn cho gia đình cũng như các bạn học viên".
Bà Nguyễn Thị Điệp và các cộng sự trong một sự kiện của Viện Đào tạo Quốc tế Excellent
Viện Đào tạo Quốc tế Excellent ra đời gắn với mô hình liên kết đào tạo tiên tiến nhằm đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam. Đây là mô hình đào tạo nghề quốc tế gắn với địa chỉ việc làm, là giải pháp thích ứng linh hoạt sự thiếu hút nguồn lao động sau đại dịch Covid-19.
Cụ thể, Viện Đào tạo Quốc tế Excellent liên kết với các doanh nghiệp FDI có nhu cầu sử dụng lao động, các cơ sở đào tạo quốc tế có uy tín tạo thành "hệ sinh thái" đào tạo cho học viên theo quy trình khép kín từ trường học tới công xưởng nhà máy.
"Khi đầu tư vào giáo dục thì vấn đề lợi nhuận thường không bao giờ đặt lên hàng đầu mà là vấn đề giáo dục. Do đó, Viện Đào tạo Quốc tế Excellent thời điểm mới thành lập với lý tưởng tạo ra được một hệ sinh thái về giáo dục.
Dưới sự hỗ trợ của Nhà nước, sinh viên được định hướng, tư vấn phù hợp với nguyện vọng và năng lực của bản thân. Viện đang nghiên cứu đưa ra những chương trình hợp lý nhất, thực tiễn nhất để nâng cao chất lượng tay nghề và cũng như tỷ lệ xin được việc làm sau khi tốt nghiệp của học viên", bà Điệp cho biết.
Viện Đào tạo Quốc tế Excellent ký kết hợp tác với các đối tác
Tại Viện Đào tạo Quốc tế Excellent, học viên được tư vấn lựa chọn ngành nghề theo năng lực và nhu cầu việc làm cụ thể, được chính các doanh nghiệp FDI có nhu cầu lao động tuyển chọn và tài trợ một phần học phí. Trong quá trình đào tạo, học viên được thực hành và làm việc tập sự ngay tại các nhà máy của các doanh nghiệp FDI. Sau khi kết thúc khoá đào tạo, 100% học viên sẽ được các doanh nghiệp nhận vào làm việc với mức lương hấp dẫn.
Hiện tại, Viện Đào tạo Quốc tế Excellent đang có 9 khoa đào tạo. Trong đó các khoa: Chăm sóc sắc đẹp, chăm sóc sức khỏe (Tây Y- y dược, Đông Y- y học cổ truyền và Điều dưỡng) giúp sinh viên sau khi ra trường có thể lập nghiệp ngay tại thị trường trong nước. Bên cạnh đó, các khoa ngoại ngữ gồm: Anh, Hàn, Nhật và tiếng Trung tạo ra nguồn nhân lực phục vụ các thị trường quốc tế phù hợp.
Ngoài ra, Viện Đào tạo Quốc tế Excellent còn có khoa Điện tử cao cấp, nâng cao tay nghề của học viên về mảng điện tử, vừa cung cấp nhân lực trong nước và quốc tế.
Cả 9 khoa của Viện đều hướng tới mục tiêu giúp cân bằng nguồn nhân lực các thị trường, cung cấp nhân lực có chất lượng phục vụ trong và ngoài nước.
Đến với Viện Đào tạo Quốc tế Excellent học sinh có môi trường để phát triển và không lo tìm việc làm sau khi ra trường
Để các doanh nghiệp nước ngoài có thể đón nhận nguồn nhân lực chất lượng được đào tạo tại Việt Nam, Viện Đào tạo Quốc tế Excellent- Trường Cao đẳng nghề Bắc Hà luôn chú trọng đào tạo bài bản, chất lượng từ giáo trình đến nguồn giảng viên cao cấp, chất lượng cao, bám sát thực tiễn và nhu cầu của doanh nghiệp.
Với việc tạo ra một "hệ sinh thái" đào tạo khép kín giữa các cơ sở đào tạo uy tín cùng những doanh nghiệp FDI có nhu cầu sử dụng lao động, Viện Đào tạo Quốc tế Excellent đã khắc phục được những nhược điểm từ mô hình đào tạo nghề truyền thống.
Đây được coi là một bước đột phá, "ngọn gió" tiên phong trong mô hình liên hết đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho sinh viên sau khi ra trường.