Phát triển đô thị bền vững từ kiến giải và đề xuất của Ngân hàng Thế giới

28/12/2022 16:51

Trong quuá trình đô thị hóa , Việt Nam đang ở ngã rẽ quan trọng; cần thay đổi cả về  tư duy lẫn chiến lượcphát triển mới. Theo đó, trọng tâm nâng cao hiệu quả và tính bền vững của các đô thị. là việc làm cần thiết.

Phát biểu tại diễn đàn cấp cao của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Carolyn Turk đã đưa ra một số khuyến nghị trong  xây dựng các thành phố thông minh, có năng lực cạnh tranh cao và thích ứng với biến đổi khí hậu. Diễn đàn xin  tóm lược một số kiến giải quan trọng này để cùng trao đổi.

ff1-1672221023.png

Phát triển bền vững đô thị ở Việt Nam

Đô thị hóa là một chương trình nghị sự quan trọng của các quốc gia trong khu vực và ở Việt Nam. Theo nhiều dự báo, đến năm 2035, 60% người dân châu Á sẽ sống trong các đô thị. Đây là một trong những động lực tăng trưởng; năng lực cạnh tranh của các quốc gia. Năng lực này sẽ phụ thuộc vào tình hình phát triển đô thị của cả khu vực.

Hơn 20 năm qua, Việt Nam đã đạt những bước tiến quan trọng với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt trên 6%/năm. Mức tăng trưởng này đã được thúc đẩy bởi tăng năng suất và hiệu ứng của quá trình đô thị hóa. Tuy nhiên, quá trình phát triển cũng đi cùng với những thách thức mới.

Tỷ lệ dân số sống ở các thị trấn và thành phố Việt Nam đã từ dưới 20% vào năm 1986 tăng lên hơn 36%, tương đương khoảng 36 triệu người vào thời điểm hiện tại và  đóng góp trên 50% vào GDP quốc gia. Trong quá trình đô thị hóa, Việt Nam đã được hưởng lợi từ chiến lược đô thị hóa tận dụng hiệu quả của nền kinh tế thông qua việc nâng cao hiệu quả trong sử dụng tài khóa, đất đai, lao động và các nguồn lực khác. Đồng thời, các đô thị cũng đã đầu tư đáng kể vào tăng cường khả năng chống chịu nhằm giảm thiểu những thách thức biến đổi khí hậu (BĐKH)và thiệt hại của những tác động tiêu cực, nhằm bảo vệ thành quả phát triển.

Mặc dù có những thành công ấn tượng, song quá trình đô thị hóa của Việt Nam  đang trongt bước ngoặt do phương pháp tiếp cận phát triển dường như chạm đến giới hạn. Các nhà hoạch định chính sách có thể chọn lộ trình bằng cách tiếp tục chính sách không gian đã mang lại kết quả tốt gần đây nhưng có thể sẽ gia trăng chi phí triển vọng do ngày càng gặp nhiều thách thức. Hoặc lựa chọn lộ trình định hình lại cách tiếp cận và áp dụng theo chiến lược với trọng tâm là nâng cao hiệu quả và tính bền vững để đảm bảo quá trình đô thị hóa trong một thế giới đang thay đổi nhanh chóng.

Do áp lực cung cấp dịch vụ đối với chính quyền ở các thành phố ngày một gia tăng; để nhanh chóng đáp ứng nhu cầu đòi hỏi lãnh đạo các thành phố phảỉ tập trung xây dựng và mở rộng cơ sở hạ tầng và dịch vụ có tính đến rủi ro khí hậu hoặc tính bền vững. Ngoài ra, còn có những bất cập về chính sách, cơ chế và năng lực để lồng ghép những cân nhắc về BĐKH và khả năng chống chịu vào quy hoạch đầu tư vốn.

Khuyến nghị và những đề xuất trong phát triển đô thị Việt Nam từ đại diện Ngân hàng Thế giới

Vào thời điểm quan trọng hiện nay, Ngân Hàng Thế giới nhiệt thành ủng hộ việc Bộ Chính trị Đảng CS Việt Nam đã thông qua Nghị quyết 6 về quy hoạch, xây dựng và quản lý phát triển đô thị bền vững đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Họ coi Nghị quyết quan trọng này là một công cụ xác định nền tảng và định hướng cho những năm tới để phát triển đô thị thông minh, xanh và bền vững trong cả giai đoạn 2030-2045. Từ tầm nhìn W.B, Giám đốc Quốc gia taị Việt Nam  khẳng định,Nghị quyết sẽ cho phép các nhà hoạch định chính sách ở tất cả các cấp. được tham gia vào xây dựng những quy hoạch phát triển. Từ những kinh nghiệm rút ra, trong những trao đổi tại các diễn đàn cấp cao, trưởng Đai diện W.B tại Việt Nam Carolyn Turk nhấn mạnh, Việt Nam rất cần tham khảo một số bài học được đúckết từ kinh nghiệm quốc tế, đó là::

Trước hết, cần củng cố thể chế và nâng cao năng lực nhằm tạo thuận lợi cho việc chuyển đổi cách tiếp cận đối với phát triển đô thị bền vững và có khả năng chống chịu. Sự thay đổi mới này đòi hỏi quy hoạch không gian tích hợp phải có cân nhắc đến vấn đề khí hậu và cho phép các bộ ,ban ngành phối hợp với nhau trên nền tảng số để phát triển các quy hoạch tổng thể.Theo đó, việc thực thi là vô cùng quan trọng; nên tập trung vào hạn chế chuyển đổi đất từ mục đích sử dụng nông nghiệp sang phi nông nghiệp đã có xu hướng tăng nhanh trong những thập kỷ qua.

Theo dữ liệu ánh sáng ban đêm, khu vực đô thị ở Việt Nam đã mở rộng gấp 4 lần trong 7 năm từ 2010 đến 2017 so với 14 năm từ 1996 đến 2010. Tuy nhiên ,từ năm 2000 đến 2015, mật độ dân số đô thị của Việt Nam vẫn duy trì ở mức 1.890 người/km2, thấp hơn so với nhiều quốc gia trong khu vực.

Thứ hai, để cải thiện năng lực cạnh tranh và hiệu quả của các độ thị Việt Nam, việc tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng đô thị, đặc biệt là đầu tư vào quản lý rủi ro lũ lụt và hệ thống giao thông công cộng công suất cao là việc làm rất quan trọng. Điều này đòi hỏi phải phân bổ thêm nguồn lực đầu tư cho các thành phố, đồng thời cần xem xét các biện pháp khác để tăng cường đầu tư. Theo Carolyn Turk, Viêt Nam nên tìm hiểu các cơ chế nắm bắt giá trị đất đai khác nhau, như thuế tài sản để chống tích trữ và đầu cơ đất đai, người sử dụng đất cùng phát triển ở quy mô nhỏ, điều chỉnh lại đất đai dựa trên sự đồng thuận của người sử dụng đất, di dời hoặc tái phát triển các hoạt động công nghiệp hoặc các hoạt động có giá trị gia tăng thấp khác.

Thứ ba, song song với việc cải thiện năng lực cạnh tranh, cần có giải pháp ứng phó với BĐKH, bởi lẽ lũ lụt đô thị là một thách thức nghiêm trọng và có xu hướng ngày càng gia  tăng. Việt Nam là một trong năm quốc gia dễ bị tổn thương nhất trước BĐKH trên thế giới và hơn 35% dân cư hiện đang nằm ở các khu vực ven biển. Đảm bảo phát triển có cân nhắc đến các vấn đề khí hậu là  nội dung đặc biệt quan trọng, điều này đòi hỏi phương pháp tiếp cận có cấu trúc để đảm bảo tính cạnh tranh và phát triển bền vững. Một cân nhắc quan trọng khác đối với việc xây dựng cơ sở hạ tầng là lồng ghép tư duy và biện pháp tăng cường khả năng chống chịu vào quy hoạch kỹ thuật; thiết kế và vận hành cơ sở hạ tầng, bất kể là loại cơ sở hạ tầng nào.

Để hỗ trợ phát triển đô thị bền vững, rủi ro khí hậu cần được hiểu một cách hệ thống.Điều này cho phép các nhà hoạch định chính sách và lãnh đạo tránh tạo ra những rủi ro mới .Việc làm này có thể đạt được bằng cách cung cấp kiến thức về môi trường xây dựng nhân tạo và môi trường tự nhiên. Trong quá trình này, các nhà quy hoạch có thể hiểu được tác động của rủi ro khí hậu đối với việc thúc đẩy các quỹ đạo không gian khác nhau trong quá trình phát triển để hướng tới một lộ trình có khả năng chống chịu cao hơn. Theo đó, cần cung cấp những nền tảng dữ liệu không gian về kiến thức môi trường tự nhiên và xây dựng nhân tạo, đồng thời cũng cần thực thi một số chính sách nhằm hoàn thành đánh giá rủi ro khí hậu trong khuôn khổ của tất cả quá trình phát triển cơ sở hạ tầng mới.

Thứ tư, muốn làm chậm tác động của BĐKH và đạt được cam kết phát thải ròng bằng không đòi hỏi phaỉ có sự lãnh đạo tập trung của Chính phủ và những nỗ lực phối hợp trong khu vực. Các yêu cầu tài chính lớn để phục vụ quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế các-bon thấp đòi hỏi tối đa hóa khả năng tiếp cận các nguồn tài chính ưu đãi, nên cần tìm hiểu về các nguồn tài chính bổ sung, như  bán tín chỉ các-bon vào thị trường tư nhân quốc tế; đo lường, báo cáo và xác minh Thị trường tín chỉ cảbon đã tăng gấp 4 lần về quy mô vào năm trước, sau khi tăng gấp đôi và xu hướng tăng trưởng được dự báo sẽ còn tiếp tục gia tăng trong thời gian tới../.

TS Lê Thành Ý