Khi thời tiết thay đổi, cơ hội may mắn bắt được tôm, cua, cá của bà cũng bị ảnh hưởng. Triều cường và xói lở bờ biển đe dọa cuộc sống và nhà ở của người dân nơi đây và đặc biệt là với gia đình Bà, ngoài ra, diện tích rừng ngập mặn ở địa phương cũng đang bị thu hẹp dần do hoạt động nuôi trồng thủy sản và quy hoạch phát triển đô thị chưa được tốt. Cũng giống như các hộ gia đình khác trong thôn, Bà Em cảm thấy bất lực và không chắc chắn về tương lai của mình sau này. Nhiều lần Bà tự hỏi bữa ăn tiếp theo của mình sẽ đến từ đâu và làm thế nào để tiếp tục có thêm thu nhập phục vụ nhu cầucủa gia đình.
Em’s livelihood was dependent on the mangrove forest, where she caught shrimp, fish, and baby crabs.
Với hy vọng về một cuộc sống an toàn và ổn định hơn, bà Em đã tham gia vào hoạt động của Dự án chống chịu biến đổi khí hậu (gọi tắt là Dự án GCF) do Quỹ Khí hậu xanh (GCF), Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hỗ trợ nhằm tăng cường khả năng phục hồi trước những tác động của biến đổi khí hậu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển Việt Nam. Những nỗ lực trồng và phục hồi rừng ngập mặn của Dự án ít nhiều có ảnh hưởng đến sinh kế của người dân ở các cộng đồng ven biển nơi đây, họ đã không còn có thể thu lượm tôm, cua, cá ở đó một cách dễ dàng khi những cây non trên diện tích rừng ngập mặn được trồng mới và phục hồi. Với phương pháp tiếp cận có sự tham gia hướng tới đảm bảo sinh kế cho người dân và bù đắp những ảnh hưởng về thu nhập cho người dân và cộng đồng khi tham gia hoạt động trồng và phục hồi rừng ngập mặn, Dự án đã hỗ trợ cho 375 hộ gia đình ở địa phương, trong đó có gia đình Bà Em thông qua việc triển khai mô hình: Trồng khoai tây hữu cơ.
Mangrove planting in Thanh Hoa province. Photo: Nguyen Duc Hieu
Bằng cách trồng khoai tây hữu cơ và giảm sự phụ thuộc vào các loại cây trồng truyền thống chịu tác động lớn từ môi trường, bà Em và người dân trong cộng đồng không chỉ có thêm nguồn sinh kế và cải thu nhập mà còn góp phần phục hồi và bảo vệ diện tích rừng ngập mặn nơi đây. Dự án đã hỗ trợ tập huấn kỹ thuật, giúp các hộ tham gia có thể chủ động canh tác khoai tây hữu cơ năng suất cao và chất lượng tốt để cung cấp ra thị trường.
"Tôi được hướng dẫn kỹ thuật làm đất, gieo hạt, chăm sóc cây trồng, thu hoạch khoai tây. Tôi cũng học cách sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu và phân chuồng hữu cơ một cách cân đối nhằm hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu và hóa chất để giảm thiểu ô nhiễm môi trường," bà Em nói.
Bà vừa cười vừa nói, “Tôi đã gặp phải không ít khó khăn khi tham gia mô hình trồng khoai tây theo phương thức canh tác truyền thống. Khoai truyền thống cho năng suất thấp nên tôi chia nhỏ củ khoai ra để tiết kiệm chi phí đầu vào”.
Dự án đã hỗ trợ hình thành liên kết giữa Nông dân (Nhà nông), Viện Sinh học Nông nghiệp (Nhà Khoa học) và Công ty Orion Vina (Doanh nghiệp - thu mua sản phẩm). Công ty Orion Vina, một đơn vị uy tín, đã cam kết thu mua khoai tây hữu cơ của nông dân, thanh toán đúng hạn với giá thỏa thuận trước.
Photo: Nguyen Viet Nghi
Đối với bà Em, tham gia và được hưởng lợi từ Dự án là một bước ngoặt trong cuộc đời bà. Bà chưa bao giờ kiếm được nhiều tiền như vậy từ việc canh tác nông nghiệp thuần túy trước đây và bà rất hào hứng với những cơ hội mới mà hoạt động này có thể mang lại cho gia đình mình. Bà cảm thấy tự hào về công việc của mình và vô cùng hạnh phúc vì có thể đóng góp cho sự phát triển bền vững của cộng đồng.
Bà Em cho biết, dự án đã góp phần hình thành và phát triển vùng sản xuất khoai tây hữu cơ theo chuỗi giá trị. “Hỗ trợ sản xuất khoai tây hữu cơ theo quy trình của dự án đã giúp tôi tăng thu nhập và cải thiện sinh kế cho gia đình. Trước đây, tôi chỉ thu hoạch được 5 đến 6 tạ (500–600 kg/500m2) khoai tây. Tuy nhiên, bây giờ, tôi có thể thu hoạch tới 1,2–1,4 tấn mỗi sào. Ngoài ra, vì canh tác khoai tây chỉ trong vòng 3 tháng là có thể thu hoạch nên tôi có thêm thời gian để trồng vụ ngô và lạc, từ đó tăng thu nhập cho gia đình.”
Mô hình sinh kế thay thế thành công này không chỉ góp phần tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người nông dân nơi đây mà còn giảm thiểu những tác động tiêu cực về môi trường do các hoạt động sinh kế không phù hợp trong diện tích rừng ngập mặn gây ra. Trong đại dịch COVID-19, nhiều loại nông sản rớt giá nhưng số khoai hữu cơ này đều được doanh nghiệp cam kết và thu mua với giá thỏa thuận, khuyến khích nông dân phát triển diện tích trồng khoai tây hữu cơ nhiều hơn nữa. Kết quả là họ thu hoạch được 16 tấn khoai tây mỗi ha, trong đó 13,5 tấn dùng cho mục đích thương mại và phần còn lại được sử dụng làm giống cho những vụ sau. Nhờ đó, tổng doanh thu của họ đạt khoảng 104 triệu đồng/ha (~4.500 USD), với lợi nhuận ròng 45 triệu đồng/ha (~1.900 USD), góp phần tăng thu nhập của người dân địa phương lên tới 300%. Khoai tây hữu cơ mang lại lợi nhuận cao gấp 3-4 lần so với các loại cây trồng truyền thống của địa phương như lúa, ngô, lạc.
Nhờ có dự án, giờ đây bà Em và những người nông dân khác ở địa phương có thể hướng tới một tương lai tươi sáng hơn. Họ đã hiểu được tầm quan trọng và chủ động áp dụng các quy trình trồng trọt và canh tác bền vững. Trong tương lai, họ sẽ có thể tiếp tục mở rộng diện tích sản xuất khoai tây hữu cơ theo chuỗi giá trị và thu hút nhiều khách hàng hơn, mang lại sự thịnh vượng hơn cho gia đình và cộng đồng.
Câu chuyện được viết bởi Phan Hương Giang, Cán bộ báo chí và truyền thông, UNDP Viet Nam.