TS. Lê Thành Ý: Hoàn thiện chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu đến năm 2050

Biến đổi khí hậu là xu thế không thể đảo ngược, đang là thách thức lớn đối với nhân loại, Trong xu thế phát triển toàn cầu, tại hội nghị các nguyên thủ quốc gia tháng 11 năm 2021ở Glasgow, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã cam kết Việt Nam sẽ đưa lượng phát thải ròng về O trong năm 2050.

Thực hiện cam kết của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chuẩn bị trình Chính phủ Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050. Để hoàn thiện Chiến lược này, ngày 26 tháng 4, Bộ đã phối hợp cùng Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) tổ chức hội thảo tham vấn ý kiến của các tổ chức quốc tế và đối tác phát triển. Nhiều ý kiến tham vấn đã đánh giá cao về những nỗ lực chuẩn bị chủ động của Việt Nam trong thích ứng với biến đổi khí hậu. Bài bài viết phản ánh những nét nổi bật về sự kiện này.

q1-1651985257.jpg
Hội thảo tham vấn Dự thảo Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu đến năm 2050.

 

Quan điểm và mục tiêu thích ứng với biến đổi khí hậu của Việt Nam

Quan điểm xuyên suốt của dự thảo Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050 khẳng định, biến đổi khí hậu là xu thế không thể đảo ngược và là thách thức lớn nhất đối với nhân loại. Thích ứng với biến đổi khí hậu và mục tiêu phát thải ròng bằng "0" là cơ hội để phát triển bền vững,là ưu tiên cao nhất trong mọi quyết sách phát triển và là tiêu chuẩn đạo đức của mọi cấp, mọi ngành, mọi doanh nghiệp và mỗi người dân.

Từ quan niệm thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) và mục tiêu phát thải ròng bằng 0 là cơ hội để phát triển bền vững, là ưu tiên trong mọi quyết sách phát triển và thực hiện trên nguyên tắc công bằng với cách tiếp cận toàn cầu, toàn dân; việc triển khai các giải pháp nhằm tăng cường sức chống chịu trước tác động của BĐKH được hướng vào ưu tiên đảm bảo an toàn và sinh kế cho mọi người dân. Theo đó, phải tập trung vào phát triển hạ tầng ứng phó với BĐKH và chuyển dịch năng lượng dựa trên tiềm năng và lợi thế để thúc đẩy phát trỉển kinh tế ít chất thải.

Mục tiêu chiến lược đến 2050 đã tập trung vào chủ động thích ứng hiệu quả, giảm mức độ dễ bị tổn thương, giảm phát thải khí nhà kính (KNK) và tận dụng mọi cơ hội để chuyển dịch mô hình tăng trưởng, nâng cao sức chống chịu và cạnh tranh của nền kinh tế và đóng góp tích cực với cộng đồng trong bảo vệ khí hậu toàn cầu.

Từ mục tiêu tổng quát đưa ra, mục tiêu cụ thể của chiến lược đã hướng vào thích ứng với BĐKH và giảm phát thải KNK. Theo đó, giảm mức độ tổn thương và rủi ro của BĐKH sẽ thông qua nâng cao khả năng chống chịu và thích ứng của hệ thộng tự nhiên, kinh tế-xã hội; giảm thiệt hại do thiên tai và khí hậu cực đoan.

Cụ thể là đến năm 2030 sẽ ngăn chặn được tình trạng suy thoái tài nguyên đất, nước; đảm bảo cả về số lượng và chất lượng phục vụ phát triển kinh tế-xã hội; chuyển đổi cơ cấu cây tròng vật nuôi  theo hướng thích ứng thông minh với BĐKH; phát triển chuỗi giá trị nông-lâm-thủy sản bền vững, đảm bảo an ninh lương thực và cân bằng dinh dưỡng. Trong lâm nghiệp, đảm bảo độ che phủ rừng ở mức 42%-43%, các khu bảo tồn thiên nhiên trên cạn đạt 9% diện tích đất liền, vùng biển và ven biển từ 3% đến 5%.

Cơ sở hạ tầng trọng yếu cần thích ứng với BĐKH, đặc biệt là các công trình phòng chống thiên tai, trữ nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất.  Đảm bảo 90% đến 95% dân số được cung cấp nước sạch, nước hợp vệ sinh; 80% số hộ dân thuộc khu vực thường xuyên xảy ra thiên tai có nhà ở an toàn; 100% các khu vực ngập tràn được giám sát và cảnh báo độ sâu ngập nước; phấn dấu để thiệt hại về kinh tế do thiên tai và khí hậu cực đoan không quá 1,2%GDP.

Đến năm 2050 phải đảm bảo vững chắc an ninh tài nguyên nước quốc gia và tiếp tục phát triển nền nông nghiệp thông minh hiện đại, thích ứng với BĐKH, giữ vững độ che phủ rừng ổn định ở mức 43%, các khu bảo tồn biển và ven biển đạt 6%; phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội thích ứng với nước biển dâng và tác động của BĐKH; Đảm bảo 100% dân số được cung cấp nước sạch hợp vệ sinh, mọi người dân được đảm bảo an toàn trước thiên tai và rủi ro kí hậu, thiệt hại kinh tế do thiên tai và khí hậu không quá 1% GDP.

Nhằm đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0, đến năm 2030 phải đảm bo giảm tổng lượng phát thải khí nhà quốc gia 43,1% so với kịch bản phát triển thông thường. Trong đó, lĩnh vực năng lượng giảm 32,7% với lượng phát thải không quá 46 triệu tấn CO2 tương đương(CO2tđ), nông nghiệp giảm 43%  không vượt quá 63 triệu tấn CO2tđ, các quá trình công nghiệp giảm 38,3% với lượng phát thải không quá 85,6 triệu tấn CO2tđ.

Theo kịch bản bảo đảm tổng lượng phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050., lượng phát thải sẽ đạt đỉnh  trong năm 2035, sau đó giảm nhanh. Theo đó, lĩnh vực năng lượng sẽ giảm 91,6% với lượng phát thải không vượt quá 101 triệu tấn CO2tđ; lĩnh vực nông nghiệp giảm 63,1%,không quá 56,4 triệu tấn CO2tđ. Trong sử dụng, ngành lâm nghiệp sẽ gia tăng đất hấp thụ với mức hấp thụ KNK từ rừng tối thiểu đạt 185 triệu tấn CO2tđ.

Về nhiệm vụ và giải pháp thực hiện

Các nhà hoạch định chiến lược đã tập trung vào ác giải pháp chủ động thích ứng với BĐKH và giảm phát thải khí nhà kính. Theo đó. đã tập trung vào nâng cao khả năng chống chịu,năng lực thích ứng của hệ thống kinh tế-xã hội, đảm bảo sinh kế và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai và khí hậu cực đoan. Đối với giảm phát thải KNK đã hướng mạnh vào giảm phát thải nói chung và theo từng lĩnh vực.

q2-1651985293.png

Việt Nam sẽ ứng phó với biến đổi khí hậu trên nguyên tắc công bằng, với cách tiếp cận toàn cầu và toàn dân; dựa trên thể chế đồng bộ, chính sách, pháp luật hiệu lực và hiệu quả, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, phát huy nội lực và hợp tác quốc tế. Dự thảo Chiến lược nhấn mạnh, ứng phó với biến đổi khí hậu là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị và toàn xã hội. Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, dẫn dắt; người dân và doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm và là chủ thể thực hiện. Quá trình này cần nỗ lực liên tục, kiên định, thống nhất trong nhận thức và hành động.

Nhằm ngăn chặn tình trạng suy thoái và phục hồi tài nguyên, chiến lược đã tập trung vào bảo vệ và phục hồi tài nguyên nước, xác định các khu vực cần bảo vệ nghiêm ngặt, chống suy thoái, cạn kiệt và ô nhiễm; tăng cường các giải pháp quản lý, điều tiết và khai thác tiết kiệm và hiệu qủa; đảm bảo an ninh tài nguyên; hợp tác chia sẻ lợi ích công bằng và hợp lý.

Đối với nông nghiệp và an ninh lương thực. Chiến lược chủ trương xây dựng nền nông nghiệp thông minh, hiện đại; thích ứng hiệu quả với BĐKH và có giá trị gia tăng cao; đảm bảo an ninh lương thực và cân bằng dinh dưỡng quốc gia. Theo đó, đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp, thực hiện các giải pháp nông ghiệp thông minh;,khai thác và phát huy lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới, phát triển nông nghiệp sinh thái thân thiện với môi trường. chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng và khai thác thủy sản bền vững là những nội dung quan trọng để nâng cao khả năng chống chịu và thích ứng của nông nghiệp với BĐKH ở từng vùng, miền.

Từ những vấn đề đặt ra, quản lý bảo vệ rừng; thực hiện các giải pháp thích ứng trong phát triển rừng, quản lý và phát triển tài nguyên rừng bền vững gắn với bảo vệ đa dạng sinh học và nâng cao dịch vụ hệ sinh thái và tăng cường sự tham gia của cộng đồng là những nội dung quan trọng để tăng cường khả năng phục hồi của hệ sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học trước những tác động của BĐKH và nước biển dâng.

Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng công nghiệp, đô thị và khu dân cư trên cơ sở phân vùng rủi ro thiên tai đã được các nhà hoạch định chiến lược quan tâm và tập  vào phát triển đồng bộ cả về kinh tế xã hội với các công trình đa mục tiêu trong các nhóm nhiệm vụ trọng tâm. Theo đó chiến lược đã xây dựng 17 nhiệm vụ về đổi mới thể chế, chính sách.chiến lược và quy kế hoạch;11 nhiệm vụ về chuyển đổi năng lượng và công nghiệp; 12 nhiệm vụ về giao thông xây dựng đô thị và vật liệu xanh. Đối với  nông lâm nghiệp và sử dụng đất, chiến lược cũng đã vạch ra 10 nhiệm vụ quan trọng nhằm phát triển một nền nông nghiệp thông minh; ít phát thải KNK thích ứng với BĐKH. Trong lĩnh vực môi trường chiến lược đã đè cập đến 6 nhiệm vụ lên quan đến chất thải ,kiểm kê phát thải, xây dựng các hệ số phát thải nhằm nâng cao độ chính xác trong kiểm kê KNK. Về thích ứng với BĐKH Chiến lược đã đè ra 10 nhiệm vụ liên quan đến rà soát,cập nhật kế hoach quốc gia thích ứng với BĐKH, phát triển hạ tầng, triển khai các giải pháp thích ứng  và xây dựng mô hình thích ứng với BĐKH. Trong nghiên cứu khoa học đổi mới sáng tạo và tăng cường năng lực truyền thông, chiến lược đã tập trung vào 3 nhiệm vụ nổi bật là xây dựng và thực hiện chương trình KH&CN trọng điểm quốc gia ứng phó với BĐKH & chuyển đổi năng lượng và chương trình truyền thông nhằm đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0.Ngoài 1 nhiệm vụ về an ninh xã hội, chuyển đổi công bằng Chiến lược quốc gia về BĐKH lần này đã có nét mới về nhiệm vụ ngoại giao khí hậu. Theo đó, đã xác đinh 3 nội dung quan trọng về nghiên cứu tìm hiểu mô hình thực tiễn về thực hiện các cam kết tại Cop 26 và thu hút nguồn lực  quốc tế thông qua các quan hệ đối tác song phương và đa phương. Về giảm phát thải khí nhà kính. Chiến lược xác định đến năm 2030 thực hiện kiểm kê và giảm lượng phát thải hàng năm trên 3.000 tấn CO2 td kể từ năm 2022. Trong xây dựng và thực hiện

kiểm kê KNK cần xây dựng hệ số phát thải khí nhà kính đặc trưng quốc gia cho các nguồn phát thải chủ yếu, thực hiện kế hoạch hành động giảm phát thải 30% khí mê tan so với năm 2020. Theo lộ trình đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, các tổ chức chính trị xã hội và doanh nghiệp phải thực hiện các biện pháp   giảm khí nhà kính trong các hoạt động hàng ngày, khuyến khích các dự án áp dụng công nghệ quy trình sản xuất và cung cấp dịch vụ ít phát thải và tham gia váo các cơ chế, phương thức hợp tác giảm phát thải.Đến năm 2050 thực hiện kiểm kê và giảm phát hải KNK hàng năm từ trên 2000 tấn CO2 td  vào năm 2030; còn 500 tấn vào năm 2040 và xuống 200 tấn từ năm 2050.

q3-1651985319.png

Dự thảo chiến lược ứng phó với BĐKH từ góc nhìn quản lý và chuyên gia tham vấn

Những cam kết và đóng góp có trách nhiệm của Việt Nam tại Hội nghị COP26 đã được cộng đồng quốc tế đánh giá cao và mở ra nhiều cơ hội hợp tác về tăng trưởng ít phát thải, thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, thích ứng với BĐKH. Đến nay, việc công bố dự thảo Chiến lược quốc gia về BĐKH để tham vấn ý kiến đóng góp ý của các tổ chức liên quan đã khẳng định cam kết mạnh mẽ của Việt Nam. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xin ý kiến các bộ, ngành, địa phương từ khi xây dựng đề cương Chiến lược, đã tiến hành  khảo sát ở 63 địa phương và thực hiện phỏng vấ sâu tại  20 tỉnh, thành phố. Dự thảo Chiến lược đã được gửi xin ý kiến các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các địa phương trong cả nước và tham vấn các nhà khoa học. Chia sẻ trong Hội thảo gần đây, Thứ trưởng Lê Công Thành nhấn mạnh "… rất mong được các tổ chức quốc tế, đối tác phát triển tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong quá trình triển khai thực hiện chiến lược, thực hiện đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) cũng như các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26",  

Trong bối cảnh ngày nay, Chiến lược quốc gia về BĐKH đến năm 2050 cần được xây dựng trên cơ sở cập nhật được những xu thế mới cũng như định rõ các vấn đề ưu tiên gắn với việc thực hiện Thỏa thuận Paris và các cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26.

Tham gia đóng góp trong hội nghị tham vấn quốc tế, Đại biện lâm thời, Đại sứ quán Đức tại Việt Nam Weert Börner, cho biết “Với việc hoàn thành dự thảo Chiến lược quốc gia về BĐKH hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng “0” chỉ 5 tháng sau COP26, Chính phủ Việt Nam đã phát đi thông điệp mạnh mẽ về tham vọng khí hậu. Dự thảo Chiến lược mới cho thấy mục tiêu tham vọng về trung hòa khí hậu của Việt Nam đầy thách thức nhưng rất khả thi”. Ông khẳng định, Chính phủ Đức quyết tâm tiếp tục hỗ trợ Việt Nam thực hiện quá trình chuyển đổi cần thiết để đạt được cam kết của COP26 theo hướng công bằng và bền vững.

Tham tán Đại sứ quán Vương quốc Anh và Bắc Ai-len tại Việt Nam, David  McNaught ghi nhận những nỗ lực của Việt Nam và khẳng định cam kết của Chính phủ Anh trong giúp đỡViệt Nam về nhiều mặt như hỗ trợ các cộng đồng dễ bị tổn thương, giúp Việt Nam tiếp cận các nguồn vốn phù hợp với quá trình chuyển dổi và nhấn mạnh, các doanh nghiệp nước Anh đã thấy được cơ hội tiếp cận thị trường và đã góp phần vào quá trình chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam. Từ đây ông cho biết,chiến lược quốc gia về BĐKH cần đưa ra những giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện để tăng thêm sự tham gia của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Trưởng đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam, Caitlin Wiesen nhấn mạnh về chính sách và cho rằng, “xây dựng Luật BĐKH nhất quán và đẩy nhanh các biện pháp thích ứng là trọng tâm để tăng cường khả năng chống chịu cho toàn xã hội, đặc biệt là đối với người dân và cộng động đang trực tiếp bị ảnh hưởng. Điều quan trọng là thiết lập lộ trình chuyển đổi xanh và công bằng, có các cơ chế chính sách minh bạch để theo dõi các dòng tài chính công tư hỗ trợ thực hiện các chương trình và dự án đầu tư xanh”. Bà hy vọng "chiến lược BĐKH dài hạn này sẽ tạo nền tảng vững chắc cho các kế hoạch và chính sách quan trọng khác như Quy hoạch phát triển điện VIII, Kế hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia và Chiến lược tăng trưởng xanh".

Ngoài những đại diện đến từ nhiều tổ chức quốc tế, các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Mạng lưới chuyển dịch năng lượng Đông Nam Á (SEA Energy Transition Partnership) đã nhận định, dự thảo chiến lược là bước đầu tiên đi từ cam kết tới hành động của Việt Nam. Tuy nhiên, sự cân bằng về khả năng chống chịu của cộng đồng và giảm thiểu lượng khí thải các-bon trong các ngành sản xuất còn là những vấn đề cần được quan tâm trong xây dựng.giải pháp ứng phó hiệu quả.

Thay cho lời kết

Cam kết mạnh mẽ và những đóng góp có trách nhiệm của Việt Nam tại Hội nghị COP26 đã được cộng đồng quốc tế đánh giá cao và mở ra nhiều cơ hội hợp tác về tăng trưởng ít phát thải, thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, thích ứng với BĐKH.

Trong bối cảnh quốc tế và trong nước ngày nay, Chiến lược quốc gia về BĐKH đến năm 2050  được xây dựng trên cơ sở cập nhật những xu thế quốc tế mới và những định hướng ưu tiên gắn với việc thực hiện Thỏa thuận Paris và những cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26.

Hy vọng từ những đánh giá khách quan của các tổ chức quốc tế và tâm huyết của các chuyên gia trong xây dựng giải ứng phó, chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu đến năm 2050 sẽ được hoàn thiện để mở đường cho phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới./.