ADB ký kết khoản đầu tư cổ phần trị giá 15 triệu USD vào Quỹ Rừng nhiệt đới châu Á số 2

Nongthonvaphattrien - Khoản đầu tư bao gồm 5 triệu USD từ các nguồn vốn thông thường của ADB và 10 triệu USD từ Quỹ tín thác Đối tác Tài trợ khí hậu Ôx-trây-lia (ACFP). Các khoản đầu tư của TAFF2 sẽ hướng tới mục tiêu thích ứng khí hậu cũng như giảm thiểu biến đổi khí hậu. Cơ hội đầu tư sẽ được xem xét tại Cam-pu-chia, In-đô-nê-xia, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Ma-lai-xia, Thái Lan và Việt Nam.

Ngày 3/3/2022, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã ký kết khoản đầu tư cổ phần trị giá 15 triệu USD vào Quỹ Rừng nhiệt đới châu Á số 2 (TAFF2) thuộc New Forests để hỗ trợ các hoạt động lâm nghiệp bền vững ở Đông Nam Á và giảm khai thác gỗ rừng nhiệt đới tự nhiên bằng cách giúp các công ty trồng rừng được quản lý bền vững mở rộng quy mô hoạt động của mình.

Khoản đầu tư bao gồm 5 triệu USD từ các nguồn vốn thông thường của ADB và 10 triệu USD từ Quỹ tín thác Đối tác Tài trợ khí hậu Ôx-trây-lia (ACFP). Các khoản đầu tư của TAFF2 sẽ hướng tới mục tiêu thích ứng khí hậu cũng như giảm thiểu biến đổi khí hậu. Cơ hội đầu tư sẽ được xem xét tại Cam-pu-chia, In-đô-nê-xia, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Ma-lai-xia, Thái Lan và Việt Nam.

Bà Jannette Hall, Trưởng Ban Sáng kiến Đặc biệt và các Quỹ đầu tư Khu vực tư nhân của ADB, chia sẻ: “Đầu tư vào lâm nghiệp bền vững còn hạn chế ở các nước đang phát triển do những rủi ro về thị trường, chính trị và tài nguyên thiên nhiên. Đầu tư của ADB sẽ tạo thuận lợi cho các công ty lâm nghiệp với thông lệ hoạt động tốt nhưng đang thiếu khả năng tiếp cận nguồn vốn tăng trưởng tham gia lĩnh vực lâm nghiệp mang tính thương mại và bền vững. Nó sẽ giúp cải thiện sinh kế của các công nhân trồng rừng và cộng đồng, tăng cường đa dạng sinh học và mang lại kết quả tích cực về khí hậu thông qua giảm khai thác gỗ rừng tự nhiên”.

1rung-congo-1646281079.jpg
ADB ký kết khoản đầu tư cổ phần trị giá 15 triệu USD vào Quỹ Rừng nhiệt đới châu Á số 2

Với quy mô mục tiêu là 300 triệu USD, quỹ dự định đầu tư vào lâm nghiệp và các công ty liên quan có thể xuất trình chứng nhận của Hội đồng Quản lý rừng (FSC) đối với tài sản của họ. Quỹ sẽ đầu tư vào các công ty trồng rừng thương mại được quản lý bền vững và mua lại các tài sản lâm nghiệp, bao gồm các đồn điền trồng trọt đã được khai thác hoặc đang bỏ hoang, phát triển rừng trồng mới và các cơ sở chế biến.

Quỹ sẽ do Công ty TNHH New Forests Asia (Xinh-ga-po), đơn vị quản lý quỹ lâm nghiệp hàng đầu và giàu kinh nghiệm ở Châu Á và Thái Bình Dương, quản lý. ADB sẽ làm việc về vấn đề năng lực và hệ thống quản lý xã hội và môi trường của New Forests Asia, ví dụ như sàng lọc đầu tư, đánh giá tác động và giám sát. ADB sẽ đưa ra hướng dẫn về những thông lệ hoạt động tốt nhất để thúc đẩy bình đẳng giới, bao gồm nâng cao kỹ năng cho các nữ công nhân đồn điền. ADB cũng sẽ giúp TAFF2 áp dụng lăng kính giới trong đầu tư thông qua thẻ điểm để nêu bật những lĩnh vực cần hành động nhằm cải thiện bình đẳng giới.

Ông David Brand, Giám đốc điều hành của New Forests, nhận định: “Châu Á là trung tâm của công cuộc chuyển đổi kinh tế và bền vững diễn ra trong thế kỷ 21. Châu Á có vai trò quan trọng trong việc định hướng tăng trưởng của mình nhất quán với những kết quả phát triển bền vững, tác động tích cực tới khí hậu và tự nhiên. Chiến lược đầu tư của TAFF2 đã được xây dựng để đầu nguồn vốn vào những hoạt động chuyển đổi này, sử dụng cơ cấu tài trợ hỗn hợp nhằm huy động nguồn vốn lớn hơn hướng tới các kết quả mang lại tác động xã hội và môi trường cao”.

New Forests là đơn vị quản lý đầu tư  toàn cầu các tài sản thực dựa trên tự nhiên và các chiến lược vốn tự nhiên, hiện đang quản lý các tài sản với tổng trị giá 5,9 tỉ USD trên 1,1 triệu héc-ta đầu tư. New Forests là một bên ký kết các Nguyên tắc Đầu tư có trách nhiệm của Liên hợp quốc và là thành viên sáng lập của Sáng kiến các Nhà quản lý tài sản Net Zero (phát thải ròng bằng 0).

ACFP là quỹ tài trợ hỗn hợp ưu đãi do ADB quản lý và được Chính phủ Ôx-trây-lia tài trợ. ACFP nỗ lực xúc tác tài chính cho các hoạt động đầu tư thích nghi và giảm thiểu biến đổi khí hậu ở Thái Bình Dương và Đông Nam Á, đồng thời khắc phục các khoảng trống thị trường và nhu cầu bằng cách giảm rủi ro cho các dự án có tác động phát triển cao và đưa chúng vào thị trường.