Bảo tồn di tích cội nguồn theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam

19/05/2023 10:08

Trong giải quyết vấn đề cách mạng, tư tưởng Hồ Chí Minh thường bao gồm 4 bước Điều tra, phân tích, tổng hợp và hành động. Bí quyết chiến thắng của Người là biết khái thác tốt nhất thế mạnh bản thân và trong mỗi con người; biết rèn luyện hiểu biết được cho là lục bảo (6 bảo vật, bao gồm Tâm, trí,khí, lực; pháp (phương pháp làm việc) và hành (hành động với lòng trung thực) và Cửu tri (biết mình tri kỷ; biết người tri bỉ; biết thời tri thời; biết đủ tri túc; biết dừng tri chỉ; biết nguồn gốc tri nguyên; biết sợ; tri cụ; biết nhẫn nhịn tri nhẫn và biết thay đổi tri biến.

bac-ho-1-1684465621.jpg

Sáu bảo vật và 9 điều hiểu biết đã được Người vận dụng nhuần nhuyễn trong nghiên cứu, phân tích lịch sử cội nguồn dân tộc. Nhờ đó, mặc dù trong điều kiện cách mạng và kháng chiến chống các thế lực xâm lược cực kỳ hùng mạnh (Pháp, Mỹ) cực kỳ gian khổ, song dân tộc ta đã giành được những thắng lợi rất vẻ vang. Nhân kỷ niệm ngày sinh của Bác Hồ, bài viết lược ghi những giá trị việc làm đối với lịch sử cội nguồn trong các cuộc chiền giữ nước thần kỳ.

1. Nhìn nhận về văn hóa cội nguồn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các thế hệ lãnh đạo quốc gia

Trong muôn vàn khó khăn của những năm tiền khởi nghĩa, tháng 2 năm 1941, mở đầu Trường ca Lịch sử nước ta Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở:

Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam

Gốc tích nước nhà là một vấn đề lớn, rất thiêng liêng. Làm rõ được vấn đề này sẽ thức tỉnh được tinh thần dân tộc để tạo sức mạnh chiến thắng mọi thế lực xâm lăng, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng mở ra con đường tìm về sự thật Tổ tiên; Người đã chỉ ra cách bảo vệ di sản quý cuả ông cha bằng việc làm cụ thể. Những năm đầu thập niên 1940, Bác đã soạn ra nhiều bài ca, gợi lại hình ảnh lịch sử đất nước để vận động cách mạng. Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, trên cương vị Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngay từ buổi đầu Người đã ký ban hành sắc lệnh số 65 chỉ rõ “Cấm phá hủy những Đình, Chùa, Đền , Miếu, Cung điện, Thành quách, Lăng mộ và những nơi thờ tự chưa được bảo tồn. Cấm phá hủy những bi ký, đồ vật, chiếu sắc, văn bằng, giấy má…có ích cho lịch sử mà chưa được bảo tồn”

Bác Hồ là người đầu tiên khẳng định giá trị to lớn của văn hóa Hùng Vương và vai trò của các giá trị đó đối với lịch sử hiện nay. Trong tác phẩm “Lịch sử nước ta” Bác thường nhắc đến khái niệm Rồng, Tiên để nhớ về thời kỳ lịch sử xa xưa, thời kỳ mà con người gắn bó mật thiết với nhau như anh em ruột thịt. Từ đó, Người khuyên mọi người:

Hỡi ai con cháu Rồng Tiên

Mau mau đoàn kết vững bền cùng nhau

Trong lời kết tập sách quý Lịch sử nước ta, Người nhấn mạnh:

Dân ta xin nhớ chữ đồng;

Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh.

Với truyền thống con Rồng cháu Tiên, Bác đã phát hiện ra triết lý sống, đạo lý làm người của cả dân tộc Đó là: sự đùm bọc thương yêu lẫn nhau; tinh thần đoàn kết giữa những người cùng chung số phận. 12 năm sau, trên đường về tiếp quản Thủ đô, cùng Đại đoàn quân Tiên phong, dừng chân tại Đền thờ các vua Hùng ở Phú Thọ; Bác đã căn dặn các chiến sĩ “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Đây là mệnh lệnh của lãnh tụ kính yêu đối với toàn quân, nhưng cũng là lời thề thiêng liêng mà Bác đã thay mặt toàn dân thề trước anh linh của các vua Hùng. Đó cũng là tình cảm và trách nhiệm của thế hệ hôm nay đối với Tổ tiên và đối với các thế hệ mai sau. Khái niệm “giữ lấy nước” mà Bác nói ở đây không chỉ có ý nghĩa giữ lấy mảnh đất sinh sống và bờ cõi cương vực của đất nước mà còn là giữ lấy và phát huy những giá trị tinh thần hồn thiêng của dân tộc.

Làm theo tư tưởng của Người, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, nhà văn hóa nổi tiếng, đã nhiều lần nhắc tới lịch sử cội nguồn. Tại Hội nghị  khảo cổ bàn về thời kỳ Hùng Vương dựng nước, ngày 16 tháng 12 năm 1968 ông đã khẳng định: Đây là những vấn đề liên quan đến nguồn gốc xã hội, liên quan đến diễn biến lịch sử, đến tương lai dân tộc của cả thế hệ ngày nay và mai sau. Chúng ta có thể dựa được vào đây để tìm ra ánh sáng về những vấn đề cực kỳ quan trọng, cực kỳ to lớn trên thế giới ai cũng phải coi trọng, đó là phương thức sản xuất châu Á. Nghiên cứu thời gian lịch sử này là việc có ý nghĩa rất quan trọng, chưa ai đánh giá được hết ý nghĩa của những kết quả sẽ thu hoạch được. Thủ tướng cho rằng, nghiên cứu về một thời gian lịch sử mà không tìm được trong sách sử là việc làm không đơn giản. Đểt giải quyết vấn đề của thời gian lịch sử hàng mấy nghìn năm còn một nguồn tư liệu là di tích người xưa để lại còn chôn vùi trong lòng đất.Theo ông, những di vật ở dưới đất là một kho tàng vô giá, nếu để mất đi thì không có gì bù lại được. Rồi đây chúng ta xây dựng cơ bản; ông nhấn mạnh, chúng ta đào, cuốc, phá bỏ có thể sự mất mát sẽ to lớn hơn nhiều; phải tìm mọi cách giữ gìn, bảo tồn cho được. Nếu không có cách nào khác thì cứ bảo tồn trong lòng đất. Có một kho tàng khác rất quý đó là di tích trong dân gian như các Đình, Chùa, Đền, miếu ,văn bia và thư tịch; tiếp đó là phong tục tập quán và ngôn ngữ dân gian. Cần tranh thủ thời gian để sớm nghiên cứu vì những kho tàng này không giữ được lâu.

Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong văn hóa cụ thể và thiết thực là làm tốt những điều Người căn dặn. Tháng 7 năm 2018, tại Hội nghi toàn quốc “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam vì sự phát triển bền vững” nguyên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, di sản là báu vật thiên nhiên đã ban tặng và là kết tinh lao động sáng tạo mà ông cha chúng ta từ đời này qua đời khác đã dày công sáng tạo. Cần quán triệt tinh thần cái gì cũng có thể xây dựng sản xuất được nhưng di sản thì khó tạo ra. Tuyệt đối không được phá hủy, làm hỏng hay hy sinh di sản để phục vụ phát triển. Phát triển đất nước trong cơ chế thị trường cần vượt qua những cám dỗ vật chất tầm thường để làm ngơ, mặc cho cái ác tàn phá, lấn chiếm không gian linh thiêng của các di sản văn hóa của Tổ tiên dân tộc.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, ngày 24/11/2021  Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh Ra sức xây dựng, giữ gìn và phát huy những giá trị đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, ông gửi đi thông điệp cả về đối nội lẫn đối ngoại khẳng định vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng của văn hóa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và đã chỉ ra, nhiều di sản văn hóa quý báu của dân tộc có nguy cơ bị xuống cấp, mai một, thậm chí bị tiêu vong. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý văn hóa còn lúng túng, chậm trễ, nhất là trong việc thể chế hóa các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng Những yếu kém, bất cập chậm được giải quyết mặc dù đã được nhiều văn kiện, nghị quyết của Đảng đề cập. Những yếu kém, khuyết điểm đã gây hệ lụy, tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, đến xây dựng con người và môi trường văn hóa. Những hạn chế, có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trong đó, phương thức lãnh đạo và quản lý văn hóa chậm được đổi mới, chưa thích ứng kịp thời với sự vận động và phát triển văn hóa đa dạng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Việc thể chế hóa và tổ chức thực hiện còn thiếu đồng bộ, quyết liệt và hiệu quả. Trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, các tổ chức trong hệ thống chính trị, của đội ngũ cán bộ, đảng viên đối với việc lãnh đạo, chỉ đạo phát triển văn hóa chưa cao. Theo đó, cần phân tích sâu sắc các nguyên nhân để tìm cách khắc phục, nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc chấn hưng và phát triển nền văn hóa Việt Nam trong thời gian tới.

Hội nghị Văn hóa toàn quốc là cơ hội để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân quán triệt sâu sắc, toàn diện và đồng bộ hơn tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng, trong xây dựng, giữ gìn và phát huy giá trị đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã chỉ ra chúng ta cần nhận thức sâu sắc, đầy đủ và toàn diện hơn về vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng của văn hóa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cũng như thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, xứng tầm với sự nghiệp đổi mới và truyền thống lịch sử vẻ vang ngàn năm văn hiến của dân tộc.

2. Lịch sử cội nguồn từ góc nhìn nghiên cứu

Tổ tiên dân tộc thời dựng nước luôn cần cù sáng tạo với tinh thần tự cường, độc lập và tự chủ đã sáng tạo nền minh triết rực rỡ, đóng góp xứng đáng vào nền văn minh nhân loại. Tính chất nổi bật của nền văn hóa Hòa Bình đã khẳng định Việt Nam là một trong những cái nôi của loài người. Những di chỉ của văn hoá Hòa Bình, Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn…. và hệ thống di vật, dấu tích tiền sử còn để lại trên mọi miền đất nước là những hiện vật vô cùng quý giá, là sự thật hùng hồn về nguồn gốc và và thành tựu văn hóa tiền sử, là nguồn gốc vô tận của sức mạnh trí tuệ và ý chí vươn lên của dân tộc. Vượt qua dã tâm của ngoại bang xâm lược, các bậc Tiên hiền và nhân dân nước Việt đã khôn khéo che đậy, bảo vệ, giữ gìn trọn vẹn thành quả quan trọng của nền văn hóa nước ta.

 Sau thắng lợi oamh liệt chống phong kiến ngoaị bang xâm lược và những thế lực đế quốc hàng đầu thế giới, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế ngày nay đã rất khác xưa. Giới nghiên cứu và nhiều học giả đã nhìn nhận dân tộc Việt theo nhận thức mới, khám phá mới khác hẳn so với trước đây. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để tìm lại cội nguồn. Kể từ nhiều nghìn năm, chưa bao giờ đất nước ta lại có vị thế xứng đáng để khẳng định như nhứng thập kỷ gần đây. Đó là nhờ dân tộc ta đã trải qua quá trình đấu tranh xây dựng bảo vệ non sông và đặc biêt là hậu duệ đã tiếp nối Tổ tiên đấu tranh quyết liệt và lâu dài để có một đất nước như ngày nay.

Hướng về cội nguồn, tìm hiểu lịch sử dân tộc vốn là đạo lý là tình cảm thiêng liêng của mỗi người dân nước Việt. Trong niềm suy nghĩ ấy, cùng với những trăn trở của lãnh đạo Đảng và Nhà nước về văn hóa cội nguồn, được sự khích lệ từ nhừng người mang nặng tâm huyết đối với Tổ tiên, giới sử học và nhiều nhà nghiên cứu đã bỏ nhiều công sức vào sưu tầm, thu thập thư tịch, di tích do tiền nhân để lại, bao gồm cả văn bia, gia phả, thần phả, huyền sử, kinh phật,văn thơ câu đối, những bài minh…..Cá nhân nhiều nhà nghiên cứu đã sử dụng những thành tựu đạt được để khai thác những tài liệu thu thập; khảo sát để xác định lại những địa danh chứng tích của Tổ tiên xưa với sự tham gia tích cực của một số nhà ngoại cảm, tâm linh, cảm xạ đã cung cấp thêm nhiều thông tin làm tăng giá trị tư liệu nghiên cứu

Sưu tập, khảo cứu tiền sử, những vấn đề cách đây nhiều ngàn năm lịch sử đòi hỏi nhiều thời gian và nhiều thế hệ. Cuộc trường chinh vạn dặm hướng về cội nguồn rất cần sự tham gia của các thế hệ đời sau và đông đảo người Việt Nam ở nước ngoài, không thể chỉ một số người hoặc một số cơ quan chuyên trách là có thể làm được. Sau Quyết định 07/2009/QĐ-TTg ngày 14 tháng 7 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ, nhiều nhóm nghiên cứu tự nguyện đã được hình thành.

Cho đến nay, những tài liệu khảo sát với hàng vạn vật chứng đã tìm thấy cùng với tài liệu cơ bản về điều tra lãnh thổ đã hoàn thành, nhiều kết quả kháo sát về gen trên thế giới đã được công bố, Ngọc phả Hùng vương cũng đã phát lộ. Với nguồn thông tin thu nhận được, các nhà nghiên cứu trong nước đã hinh thành chuyên đề “Sự thật gốc tích nước nhà Việt Nam và Tổ tiên dân tộc Việt đời đời rực rỡ’. Chuyên đề không nói ai đúng ai sai mà chỉ nhằm vào đoàn kết cùng đi tìm sự thật về Tổ tiên. Tổ tiên chúng ta đã để lại cho dân tộc một truyền thống cực kỳ quý báu. Với bản chất đặc thù, dân tộc ta có bản lĩnh và dạo lý truyền thống riêng. Truyền thống giá trị văn hóa của Tổ tiên nếu được khơi dậy nó sẽ thức tỉnh trong tâm hồn dân tộc nguồn sức mạnh vô giá.

3. Dấu tích Tổ tiên đất Việt thời tiền dựng nước

Tổ tiên khai quốc và Tiên hiền đất Việt là những vĩ nhân có đời sống hết lòng vì dân vì nước được xưng tụng là Phật, Thánh, Thần, Tiên và Đại Bồ tát đã khai sáng Quốc gia, tạo nền móng đạo lý, khuôn mẫu để phát triển đất nước, góp phần vào tiến bộ trong sự tiến hóa của loài người.

Người Việt cổ đã có mặt ở nhiều nơi từ thời đồ đá cũ. Kết quả khai thác tư liệu cổ dựa theo “Bách Việt thiệu tổ cổ lục. Cổ lôi Ngọc phả truyền thư, Nguyên tộc tứ đường phả ký”…..và những khảo sát điền dã của các nhà nghiên cứu đã phác họa những nét nổi bật về sự phát triển của thời kỳ tiền sử trong tầm nhìn vạn năm. Theo đó, địa danh trung tâm có dấu ấn văn hóa tiền sử xưa nhất được xác định là Vân Lôi-Cảnh Tiên, Tây Phương - Cực Lạc; tiếp đó là Hoàng Xá-Sài Sơn, Trầm Sơn - So Sở  và sau cùng là Phong Châu tức Tổng Xốm trong vùng Hà Nội.

Nơi khởi nguồn đất nước có người Việt Thường, một tộc người tiến bộ nhất từ hàng vạn năm trước là vùng Lôi Bằng với làng Vân Nôi (thuộc xã Bình Yên huyện Thạch Thất Hà Nội). Cụm di tích Đình - Chùa Vân Lôi và Đền Cảnh Tiên trong khu vực đã qua bao đời tu bổ, phục dựng đến nay vẫn con giữ nguyên bức Đại tự “Lịch Đại Đé Vương”. Nước Phật khởi đầu với Địa Mẫu- Đế Thiên là Nhà nước Cực Lạc. Trung tâm của nhà nước Cực Lạc gồm các khu đồi và suối của thôn Yên Lạc xã Cần Kiệm. Ở đây có Chùa Cực Lạc, mộ và đền thờ Địa Mẫu cùng Chùa Tây Phương trên núi Câu Lâu thuộc thôn Yên xã Thạch Xá.

Phả ký trong vùng có ghi “Thời Bàn Cổ có 2 ông Bà đời sau đặt tên theo thế đất là ông Tứ Tượng” và bà “Nữ Oa” sống ở Vân Lôi. Để mưu sinh bà đã vượt sông sang vùng Cực Lạc khai khẩn, cải tạo hang đá làm nhà ở. Sau đó, ông tự bắc cầu qua sông để tiện qua lại. Ông mất ở Vân Lôi, mộ táng trước Chùa Long Vân (xã Binh Yên Thạch Thất); còn bà được tôn là Điạ Mẫu, mất ở Cực Lạc, chôn trước cổng Chùa. Ngoc phả ở nhiều Đình Đền có chép lại “Di Đà sinh tại Lôi Bằng, đời sau tôn là Đế Thiên, tên nước là Cực Lạc. Người định đô tại Lôi bằng sau đó dời đến Tây Phương-Cực Lạc

Nhờ đạo đức cao cả của 2 ông bà Tổ, sau được Hòa Hy (Phật Di Đà) giáo hóa, các bộ tộc và người Việt Thường có đời sống vui vẻ, tự do hôn thú, giúp nhau vô tư trên tinh thần bình đẳng, bác ái, vô lượng, vô biên. Dòng Đế Hòa vời người Việt Thường chủ trì 72 họ với 100 Bộ Chúa Núi. Khi Địa Mẫu tuổi cao dã giao cho con cả Hòa Hy tức Đế Viêm cai quản. Đế Viêm có  người anh em là Nguyễn Hữu Sào và Toại Nhân. Toại Nhân còn gọi là Cát Tiên Ông hay Lưỡng Long Cát, dạy dân biết dùng lửa nấu ăn chín, còn Hữu Sào biết lấy cây làm tổ, giúp người đỡ bị xâm hại.

Sau thời Phục Hy là thời kỳ Viêm Đế lập nước Viêm Bang. Bắt đầu từ đây, Quốc danh Cực Lạc là gốc tồn tại song song với mọi quốc hiệu tiếp theo. Đế Viêm dùng nhân nghĩa giáo hóa chúng sinh, đặt tục lệ 3 năm học Đạo trước khi làm quan. Ông đã phát triển, nâng tầm kỹ sảo và sáng chế điền khí, mở mang đồng ruộng, Ông sinh ra Đế Khôi tức Thần Nông.

Khi Thần Nông còn trẻ, Đế Viêm bị gia nô là Hiến Viên làm phản, mẹ Thần Nông là bà Tiên Nữ đưa con về lánh nạn ở Thổ Long thị (chợ Rồng đất) do vợ Hữu Sào nuôi dưỡng. Thần Nông được Hứu Sào và Toại Nhân phò tá cùng với 100 Bộ Chúa Núi đã đánh duổi Hiến Viên, thống nhất giang sơn xưng là Đế Thần cai quản từ Trường Giang trở về Nam. Trung tâm thời đại Thần Nông con tồn tại đến ngày nay là cụm 3 chùa Trầm hang-Vô vi và Rồng Tiên với những lễ hội lưu lại cho nhiều thế hệ đời sau.

Kế nghiệp Thần Nông là Đê Tiết cùng em trai là Đế Thừa. là những người khai khẩn, cải tạo vùng đất Tương, mở đầu công cuộc xây dựng kinh đô Phong Châu. Đế Thừa còn gọi là Sở Minh Công giỗ ngày mùng 9 tháng Giêng đời sau còn gọi là Đức Thánh Hai, thờ ở Đình Chùa Phú Lãm (Hà Đông). Sau thời Đế Tiết, Đế Thừa; gia phả Họ Nguyễn Vân làng Vân Nội có ghi Tổ Bà Đỗ Quý Thị húy là Sơn Trang hiệu Dương Vương xuất gia đắc đạo ở Tây Vực, Phật hiệu là Hương Vân Cái Bồ tát. Bà là vợ cả Đế Minh sinh ra Lộc Tục (Kinh Dương Vương). Đạo đức của Bà đã ăn sâu vào lòng người, đạo nho tôn là Đệ nhất Thánh Mẫu Thiên Tiên thờ ở Tam Bảo tòa tượng Cửu Long. Ốc Tổ Nam Phương Bản Tổ Kinh Dương Vương là Thủy Tổ trực hệ dòng tộc Nguyễn Vân ở Vân Nội, Phú Lương thuộc Quận Hà Đông. Tên thật của Người là Nguyễn Quảng húy Lộc Tục tự Phúc Lộc, sinh ngày 15 tháng 8 và hóa ngày 25 tháng Chạp. Người là cha của Quốc Tổ Lạc Long Quân. Lạc Long Quân tên thật là Nguyễn Khoản, tự Sùng Lãm được Ốc tổ truyền ngôi lấy hiệu là Hùng Long Quân, Quốc hiệu là Văn Lang, kinh đô dóng ở Phong Châu. Về già Quốc Tổ ở quê mẹ ở Bảo Cực nay là Bảo Đà (Bình Đà huyệnThanh Oai). Khi Người mất, được an táng tại Ba Gò đồng, ngày giỗ 28 tháng Hai.

4. Thu hoạch từ một chuyến điền dã trong vùng Hà Nội ngày nay

Khởi hành từ chân núi Tản Viên, nhóm điền dã chúng tôi đã tìm đến Vân Lôi thuộc xã Bình An huyện Thạch Thất, là địa danh định cư đầu tiên của người Việt cổ. Vân Lôi còn đền Cảnh Tiên, giếng Ngọc, mộ Bàn Cổ, những gò đống mang hình Đại bàng tượng trưng sức mạnh của lớp người rời rừng núi, về khai khẩn vùng đất mới để lập nên nước Cực Lac. Tại đây, các ngôi đình, chùa, đền, miếu còn lưu lại nhiều dấu tích xưa với bức Đại tự Lịch Đại Đé Vương (Bậc Đế vương của muôn đời) và đôi voi tạc đá ong có niên đại hàng nghìn năm tuổi.

Đến Tây Phương Cực Lạc, chúng tôi được biết,“chủ trưởng” thời ấy, đã truyền kinh giáo hóa và che chở cho dân; được người đời tôn thờ, gọi đây là đất Tiên Phật. Truyền thuyết có kể lại rằng, khởi đầu có 2 Ông Bà; Ông ở Vân Lôi, Bà sống trong hang đá 4 bề trống trải trên núi Cực Lạc. Hàng ngày Bà phải tìm đá luyện cùng đất đắp những lỗ thủng để có nơi ở; Ông bắc một chiếc cầu qua sông để đi lại chăm sóc gia đình. Ông vốn chịu khó, có lòng từ tâm; thấy các bộ tộc giết hại nhau, đã nghĩ cách dậy dân trồng ngũ cốc, bỏ thói đánh giết lẫn nhau để cùng chung sống. Ông lấy Tây Phương Cực Lạc làm nơi giảng đạo làm người; còn Bà “đội đá, vá trời” tạo nơi ở để dậy dân trồng ngô, khoai sắn và cấy lúa.

Cực Lạc là thời mở đầu chung sống; tự do hôn thú, giúp đỡ lẫn nhau bằng tình tương thân, tương ái. Cuộc sống định cư giúp người Việt mở rộng nghề trồng lúa và sẵn sàng giúp những người khác làm theo. Nhiều thị tộc đã đón nhận Việt tộc về cùng chung sống.

Cảm nghĩ công ơn của người giáo hóa; khi Ông, Bà mất dân tôn Ông là Bàn Cổ và Bà là Nữ Oa, đời sau còn gọi là Thái hoàng Thái cực Tiên Ông và Địa Mẫu. Mộ Địa Mẫu hiện còn bên miếu cạnh gốc đa cổng chùa Cực Lạc. Nối nghiệp Bàn Cổ, con trưởng Hòa Hy,còn gọi là Đế Hòa, tiếp tục dậy dân trồng lúa; người đời tôn Đế Hòa là Thủy tổ của nghề trồng lúa. Mộ Đế Hòa và hậu duệ đều được mai táng tại 4 ngọn núi trong khu vực này.

Gần Tây Thiên Cực Lạc, bên dòng Chu Diên cổ là Cụm di tích Hoàng Xá, Chùa Vàng gồm nhiều hang núi chùa Thầy. Chùa Vàng, động Hoàng Xá và nhiều miếu thờ tiền nhân còn ở huyện Quốc Oai, Thạch Thất và nhiều làng xã trong vùng. Trong động Hoàng Xá hiện còn mộ vọng Viêm Đế và người kế nghiệp dựng nước Viêm Bang. Người Viêm Bang ngày ấy đã biết dùng lửa, than nung gốm, luyện đồng, sản xuất được nhiều công cụ thô sơ để trồng cấy lúa. Đế Viêm tiếp tục dùng nhân nghĩa giáo hóa chúng sinh, đặt lệ tu hành cho lớp trẻ trước lúc trưởng thành. Nhờ sáng chế nhiều điền khí và mở rộng trồng lúa,Viêm Bang đã thu hút được nhiều bộ tộc theo về; Đế Viêm đã mở rộng đất đai, tiến dần đến bãi tự nhiên ở hữu ngạn Nhĩ Hà.

Xuôi theo dòng Chu Diên, đến Trầm Sơn động thuộc huyện Chương Mỹ ngày nay. Ở đây dân trong vùng còn lưu giữ được nhiều chứng tích về thời đại Thần Nông với Phượng thành có Long Châu Môn là chốn định đô, chùa Vô Vi là nơi giáo dưỡng Thần Nông, mộ Lưỡng Long Cát thầy dậy của Thần Nông ngày nhỏ, mộ Ông Kép (tên gọi Thần Nông) dưới gốc cây Hoàng Anh mộc, đất Thổ Ngõa nơi an táng mẹ Thần Nông, chợ Rồng Đất nơi Thần Nông lưu lạc và cũng là địa điểm chôn cất Nguyễn Hữu Sào, người phụ tá tin cậy có công nuôi dây Thần Nông.

Để sâu chuỗi chứng tích hậu duệ, chúng tôi về nơi Thần Nông đã đưa Đế Tiết, Đế Thừa đến mở mang nghề trồng lúa. Tại xã Thuần Lãm, các ngôi đình, chùa, đền, miếu thờ đều tôn Đế Tiết là Đức Thánh Cả, mộ Đế Tiết và các bà vợ đều chôn ở gò cây Ruối. Ở đây còn nhiều chứng tích về Sở Minh Công, nơi chôn cất Người và 2 bà vợ đều được tôn tạo ở Sở Sơn Tự, nằm ở phía sau của trường cao đẳng Thương mại. Mộ Tiên Đế được người dân trong vùng hương khói, bảo tồn qua nhiều thế hệ; nhưng không còn sau năm 2009.

Dọc theo giao lộ xây dưng trên dòng sông Hát cổ, chúng tôi đến làng Vân Nội. Trên cổng làng còn đôi câu đối “Mạnh tộc Hồng Bàng dã; Trùng trung nhân vọng nguyệt” như nhắc nhở người sau nhớ đến nơi đây đã từng là địa danh phát tích của các vua Hùng.

Trong vùng chúng tôi còn được chứng kiến nhiều di tích liên quan đến kinh đô của nước Xích Quỷ. Hầu hết đình, chùa, đền, miếu đều được xếp hạng di tích lịch sử Quốc gia với Chùa Sùng Nghiêm ở Vân Nội, Xích Hậu thuộc xã Văn La và 9 tòa Cửu Long thờ 18 đời vua Hùng có công, được tượng đặc trưng bằng đôi mắt Rồng (giiếng nước) và cây Hoàng Anh Mộc (cây ruối) .

Tiếp xúc với cư dân chúng tôi được biết, trên xứ đồng Mả Đế rộng hơn 10.000 m 2, cuối năm 1984, Viện Khảo cổ tiến hành khai quật 4 hố đào trên diện tích 248 m2, đã phát hiện 28 ngôi mộ cổ; gồm 18 mộ đất và vỏ cây, 9 mộ thân cây khoét rỗng với nhiều đồ tùy táng làm từ xương, đá hoặc đồng. Mộ và toàn khu di tích được xác định có niên đại vào thế kỷ thứ 5 đến 4 TCN. Với quan niệm “còn giỗ là còn nước, còn nhà” hậu duệ đời sau hàng năm đều không quên cúng giỗ liệt tổ, liệt tông theo đúng ngày, tháng ghi trong tộc phả, ngọc phả của các gia đình và trong nhiều đình chùa, đền, miếu.

Tìm hiểu, kiểm chứng địa danh, di tích Tiên Tổ trên một dải 30 Km, từ Cực Lạc, Sài Sơn, Trầm Sơn Động đến tả ngạn sông Chu Diên cổ và vùng Tổng Xốm ngày nay chúng tôi nhận thấy: Tổ tiên đã lựa nơi đây làm đất đóng đô từ buổi ban đầu dựng nước. Khu vực này từng nằm trên một dải bán sơn địa, sau lưng là nguồn lâm sản, phía trước là đồng bằng sông ngòi thuận lợi cho nghề trồng lúa nước và đánh bắt thủy, hải sản. Nhờ hệ thống sông, suối thuận tiện cho giao thông, tạo thuận lợi mở mang kinh tế và tiến lui, phòng thủ khi cần

Các bậc tiền nhân đã có nhiều cách lưu giữ thông tin, nhằm gửi lại cho đời sau những thông điệp quý giá về lịch sử cội nguồn, bí mật lưu giữ trong dân; cất dấu trong các hang động hoặc thể hiện trong các Ngọc phả, Thần phả của nhiều làng quê, gia đình, dòng họ. Hình thức phổ biến dưới dạng huyền sử để dân dựng tượng, lập đình, chùa, đền, miếu thờ cúng trong lễ hội và những ngày húy nhật để tưởng nhớ công đức của bậcThánh nhân.

Khai thác tư liệu thu thập được ở các làng quê; chúng tôi đã ghi nhận được địa danh mộ phần, ngày húy nhật của Liệt tổ, liệt Tông từ Đế Hòa Phục Hy đến Hùng Quốc Vương và các vương triều Hùng. Có thể hệ thống những cụm di tích từ Vân Lôi (Bình Yên huyện Thạch Thất), Đế Hòa ở Cực Lạc đến những khu miếu mộ thờ các thế hệ Vua Hùng ở vùng Tổng Xốm (Quận Hà Đông) và xã Bình Minh (huyện Thanh Oai) để cùng suy ngẫm về những huyền thoại được truyền tụng lâu đời, gắn với cội nguồn Quốc Tổ. 

Vùng Tổng Xốm (Phong Châu) được cho là di tích kinh đô của nước Xích Quỷ thuộc phường Phú Lương, Phú Lãm Quận Hà Đông. Tại đây còn một quần thể Đình, Chùa, Đền, Miếu; phần lớn đã được xếp hạng di tích lịch sử Quốc gia với Chùa Sùng Nghiêm,Tường Quang, đền thờ và miếu mộ của Đế Tiết, Đế Thừa, hậu duệ là Đế Minh, Đế Nghi, Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, đấu vết còn lại của dòng sông Hát, chứng tích về Hai Bà Trưng và đặc biệt là phong tục lễ hội, tập quán thờ cúng liên quan mật thiết đến những truyền thuyết xưa về các vua Hùng  cùng những bản đồ cổ về Phong Châu (Phong Châu  đồ bản).

Phong Châu đồ bản có từ  hàng nghìn năm TCN, hiện lưu trữ tại Viễn Đông Bác Cổ xác định; kinh đô Phong Châu, phía Nam giáp Nam Sang, Bắc là sông Chu Diên (sông Đáy), Tây giáp Chu Diên và Trầm Sơn, còn phía Đông là biển Nam Hải. Phong châu xưa gồm 7 tổng đó là Đại Lôi, Đại La, Đại Định, Đại Ơn, Đại Hữu, Đại Mỗ, Đại Thanh với 275 làng xã liên quan đến Quận Hà Đông; huyện Thanh Oai, Thanh Trì, Hoài Đức và Chương Mỹ ngày nay.

Tại Phong Châu xưa có 72 tòa đền sở (thất thập nhị từ) tượng trưng cho 72 dân tộc có cùng huyết thống, cùng một dòng tộc. Đất Phong Châu thời Văn Lang có sông gòi chằng chịt, các làng đi lại giao lưu với nhau chủ yếu bằng đường thủy, lối mòn và những cầu tre bắc qua sông rạch. Nhánh sông Chu Diên chảy về Nghĩa Lĩnh gọi là Hát Giang, đoạn chảy qua Thanh Lãm gọi là Thanh Khê đến Vân Nội gọi là Văn Khê. Khu nghĩa địa cổ Tiên Na và Tiên Đào ở Nghĩa Lĩnh là nơi an táng 84 nghìn Hoang hậu, Mỵ Nương, Công Chúa… Kết quả khai quật khu di tích Phú Lương bao gồm vùng đất cao thuộc làng Vân Nội và khu mộ táng của Viện Khảo cổ từ ngày 8 tháng 12 năm 1.984 đến 8 tháng 01 năm 1985 đã rút ra những nhận xét rất đáng quan tâm. Các nhà khảo cổ cho rằng, giới hạn trên của khu mộ táng và toàn di tích được tồn tại từ thế kỷ thứ 5 đến thứ 4 trước công nguyên ( Hà Văn Phùng 1985).

5.Thay lời kết luận

Tổng hợp những tư liệu thu nhận được cho phép rút ra, Việt Nam có thể là một trong những cái nôi loài người ở Đông Nam Á với nền văn hóa Hòa Bình được hội nghị Quốc tế năm 1.932 thừa nhận xuất hiện từ trên 16.000 năm trước cùng với người nguyên thủy tồn tại qua các hình thái của tổ chức thị tộc, bộ tộc, bộ lạc sinh tụ và phát triển trên một vùng lãnh thổ rộng lớn.

Tìm hiểu, kiểm chứng những địa danh, di tích hiện còn liên quan đến kinh đô cổ, có thể nhận thấy: Nếu kinh đô cổ ở vùng này thì nó đã nằm trên một dải bán sơn địa, sau lưng là nguồn lâm sản, phía trước là đồng bằng sông ngòi thuận lợi cho nghề trồng lúa và đánh bắt thủy sản. Với những phát hiện khảo cổ và từ những di cốt, di vật được khẳng định tồn tại từ trước công nguyên; rất có thể Phong Châu xưa của các Vua Hùng đã nằm ở vùng Tổng Xốm ngày nay. Rất cần có những biện pháp cụ thể để bảo tồn trong quá trình hiện đại hóa Thủ đô./.

TS. Lê Thành Ý