Giáo sư, Viện sĩ Đào Thế Tuấn - người thầy tôi yêu quý nhất

Vừa qua, Nhà xuất bản Dân trí phối hợp cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa xuất bản cuốn sách "Đào Thế Tuấn - Nhà Khoa học Nông nghiệp uyên bác". Tạp chí Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam xin giới thiệu bài viết “Giáo sư, Viện sĩ Đào Thế Tuấn - người thầy tôi yêu quý nhất" của tác giả GS.TS. Trần Văn Lài nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Rau quả trong cuốn sách quý nói trên

Giáo sư, Viện sĩ Đào Thế Tuấn là nhà nghiên cứu đầu ngành về nông nghiệp, nông thôn Việt Nam và cũng là những người thầy vĩ đại của tôi. Thầy đã dành cả cuộc đời tâm huyết của mình để nghiên cứu, học hỏi, cống hiến trọn đi cho ngành Nông nghiệp Việt Nam.

Tôi may mắn là một trong số các học trò của thầy, được thầy dìu dắt, đào tạo và tới nay tôi đã trưởng thành. Tôi vào học Đại học Nông nghiệp Khóa 4 - Khoa Trồng trọt với hơn 35 thầy cô giảng dạy tại khoa. Trong số đó, người mà tôi yêu quý và tâm đắc nhất là Giáo sư, Viện sĩ Đào Thế Tuấn. Thầy dạy môn Sinh lý Thực vật, một môn học rất quan trọng và  có ý nghĩa cho các sinh viên  trẻ.

rr1-1664242993.jpg
Cuốn sách quý về Giáo sư, Viện sĩ Đào Thế Tuấn

Tôi học vào loại tốt và được thầy giữ lại Bộ môn Sinh lý Thực vật. Thầy Tuấn chuyển về Bộ môn Sinh lý của viện Khoa học Nông nghiệp và chuyên nghiên cứu về sinh lý cây lúa. Thầy phân cho anh Phạm Đình Vụ nghiên cứu sinh lý cây ngô. Tôi được Thầy phân công nghiên cứu cây đậu tương. Tôi đã thu thập được 35 giống đậu tương trong và ngoài nước. Dưới sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của thầy: Chọn giống, tuyển chọn, lai tạo cây trồng; tôi đã chọn được 2 giống đậu tương AK02 và AK03 có năng suất cao, ngắn ngày và  thích ứng rộng. Hai giống này được tham gia Triển lãm Hội nghị Kinh tế Toàn quốc năm 1992 và được giải thưởng cấp quốc gia; khi đưa vào các vùng sản xuất được nhân dân ưa chuộng. Năm 1994 tôi được Hội nghị Đậu tương Quốc tế tại Thái Lan mi báo cáo về chọn tạo giống và được hội nghị đánh giá rất cao.

Năm 1975, đánh giá tầm quan trọng của cây đậu đỗ đối với ngành nông nghiệp  cũng như chăn nuôi Việt Nam, Giáo sư Đào Thế Tuấn chuyển tôi sang làm Giám đốc Trung tâm Đậu đỗ để có thể phát triển nhiều hơn các giống đậu đỗ. Từ đó, trung tâm đã tạo chọn lọc, lai tạo được nhiều giống đậu đỗ phục vụ cho đi sống của nhân dân và đạt được rất nhiều thành tựu khoa học tích cực.

Năm 1994, Với những thành tựu khoa học nông nghiệp đã đạt được, Viện KHKTNNVN vinh dự đưc Chủ tịch HĐ bộ trưởng Đỗ Mười về thăm. Hai thầy trò báo cáo với Chủ tịch HĐ bộ trưởng về kết quả thành tựu trong nghiên cứu, cũng như ứng dụng vào thực tế của viện và được Chủ tịch HĐ bộ trưởng khen ngợi.

Năm 1995, tại cuộc họp chiến lược phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam, GS.TS. Ngô Thế Dân phát biểu “Rau cũng là đậu và đậu cũng là rau”; đồng thi đánh giá và nêu rõ tầm quan trọng của cây rau đối với đời sống hàng ngày của người dân. Do đó, GS.VS. Đào Thế Tuấn và GS. Ngô Thế Dân đã thống nhất điều động, bổ nhiệm tôi làm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Rau quả. Sau khi về Viện Rau quả, tôi đã sử dụng những kiến thức kinh nghiệm mà được thầy đào tạo để nghiên cứu ra nhiều giống  rau mới: Cả rau ăn lá, rau ăn quả và rau ăn củ được các vùng trồng rau ưa chuộng. Đặc biệt là ghép cây cà chua lên cây cà tím vừa chống bệnh tốt, vừa ra quả quanh năm.

Không chỉ dừng lại  đó, GS.VS Đào Thế Tuấn và GS. Ngô Thế Dân luôn động viên khích lệ, hướng dẫn chỉ bảo, đào tạo, định hướng cho tôi trong suốt quá trình làm việc.

Vi tất cả những kết quả của tôi và nền nông nghiệp Việt Nam đạt đưc ngày hôm nay, đó là nhờ công sức rất lớn của GS.VS. Đào Thế Tuấn và GS.TS. Ngô Thế Dân mà thế hệ chúng tôi và lớp trẻ sau này mãi mãi biết ơn.