Hổ Đông Dương trong cứu hộ động vật hoang dã

Với kinh nghiệm tiếp cận chăm sóc thú y cho nhiều động vật hoang dã như voi, hổ ở các trung tâm cứu hộ và lịch sử cứu hộ, chăm sóc ĐVHD 25 năm qua, Tổ chức Động vật Châu Á mong muốn tập trung vào việc cung cấp các hướng dẫn kỹ thuật thú y chuẩn về quy trình cứu hộ hổ Đông Dương trong điều kiện nuôi nhốt và ngoài tự nhiên, cách tiếp cận và xử lý an toàn khi làm việc với hổ, nhằm đảm bảo an toàn cho cả con người và động vật.

Trong Thông cáo báo chí phát đi từ Hà Nội ngày 20 tháng 9 năm 2023 tổ chức quốc tế hàng đầu về bảo tồn ĐVHD và nâng cao phúc lợi cho động vật bị nuôi nhốt, đã giới thiệu và chia sẻ tập sách chuyên môn “Hướng dẫn kỹ thuật cứu hộ động vật hoang dã: Hổ Đông Dương”. Hổ Đông Dương là một loài đứng trước nguy cơ tuyệt củng nghiêm trọng ở Châu Á-Thái Bình Dương.

z4745102918512-9f2b5ca0f6f5d63b070a25d603f7a9b4-1696213896.jpg 

Hổ Đông Dương (Ảnh Wikipedia)

Hổ Đông Dương từ góc nhìn khoa học

Hổ Đông Dương có tên khoa học là Panthera Tigris Corbetti, thuộc danh mục các loài nguy cấp trong sách đỏ của IUCN. Loài động vật này sống chủ yếu trong môi trường hoang dã ở bán đảo Đông Dương, hiện còn khoảng 250 cá thể sống tại Myanmar và Thái Lan. 
Là một phân loài sống chủ yếu ở bán đảo Đông Dương, được tìm thấy tại Campuchia, Lào, Myanma, Thái Lan và Việt Nam. Loài hổ này còn có tên gọi là "hổ Corbett" do nguồn gốc khoa học của nó là Panthera tigris corbetti, tên gọi được đặt vào năm 1968 để ghi công nhà bảo tồn nổi tiếng Jim Corbett.

Theo ước tính của các chuyên gia bảo tồn, toàn khu vực còn có trên 300 cá thể hổ sống nuôi nhốt, phần lớn trái với quy định hiện hành. Nạn săn bắt, buôn bán trái phép cùng với suy giảm môi trường sống là nguyên nhân chính đẩy loài hổ này đến bờ vực tuyệt chủng. Do vậy, nhiệm vụ cứu hộ, bảo vệ và bảo tồn hổ Đông Dương ngày càng trở nên cấp bách. 

Do phải sinh sống trong các khu rừng bị chia cắt và tàn phá nghiêm trọng, số cá thể  hổ ở Việt Nam đã suy giảm nhanh chóng. Hiện chỉ còn khoảng 150 con ở 17 tỉnh trong cả nước. Trước đây hổ phân bố rộng ở vùng rừng núi, thậm chí cả ở trung du và hải đảo; ngày nay hổ chủ yếu tập trung ở các khu bảo tồn thiên nhiên hoặc vườn quốc gia, nơi rừng ít bị tác động và có được chế độ bảo vệ khá nghiêm ngặt. Hổ ở Việt Nam đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao, do khả năng thích nghi thấp với sinh cảnh manh mún và quần thể nhỏ. Hầu hết các khu bảo tồn có hổ sinh sống bị chia cắt, việc phối giống giữa các quần thể khác ít xảy ra, gây suy thoái nguồn gen, không có lợi cho việc bảo tồn. Hổ Đông Dương không còn được ghi nhận tồn tại trong môi trường hoang dã ở Việt Nam.

Hướng dẫn Kỹ thuật cứu hộ ĐVHD Hổ Đông Dương một nỗ lực bảo tồn độc đáo của Tổ chức Động vật hoang dã Châu Á
Cuốn hướng dẫn “Kỹ thuật cứu hộ ĐVHD Hổ Đông Dương" ra đời là một trong những nỗ lực nhằm bảo tồn được loài ĐVHD quý hiếm này. Với mục tiêu chấm dứt sự đối xử tàn bạo, thể hiện sự tôn trọng tất cả các loài động vật, Tổ chức Động vật Châu Á đã làm việc chặt chẽ với nhiều nước châu Á, bao gồm cả Việt Nam.

Tập hợp chuyên môn được thể hiện bằng song ngữ Anh - Việt, gồm hơn 200 trang thông tin hữu ích, do các bác sỹ thú y của tổ chức ĐVHD Châu Á biên soạn, có tham khảo thông tin của Trung tâm sức khỏe hổ hoang dã (Wild Tiger Health Centre). Thông tin đưa ra đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy được kiểm chứng bởi các chuyên gia thú y về ĐVHD.

Với kinh nghiệm tiếp cận chăm sóc thú y cho nhiều ĐVHD ở các trung tâm cứu hộ, Tổ chức ĐVHD Châu Á đã tập trung vào cung cấp những hướng dẫn kỹ thuật chuẩn thú y, quy trình cứu hộ hổ Đông Dương trong điều kiện nuôi nhốt và ngoài tự nhiên, cách tiếp cận và xử lý an toàn khi làm việc với hổ, nhằm đảm bảo an toàn cho cả con người và động vật.

Tập hợp thông tin được chia thành các phần bao gồm: 

Yêu cầu cơ bản cần chuẩn bị trước khi cứu hộ; thông tin về thiết bị,công cụ  cứu hộ và những yêu cầu cần thiết về thú y;

Giới thiệu phương pháp an toàn và hiệu quả tiếp cận, đánh giá và xử lý tình huống cứu hộ ĐVHD;

Quy trình cứu hộ hổ Đông Dương và những, bước cần thiết để đảm bảo an toàn cho cả người và động vật.là vấn đề được đặc biệt nhấn mạnh. Không chỉ giới thiệu về cứu hộ hổ Đông Dương, tập hợp này còn chia sẻ cụ thể về các bước tiến hành và tiếp cận ĐVHD cho mục đích cứu hộ.

Tài liệu chuyên môn nhấn mạnh: “Sự an toàn của nhân viên cứu hộ cũng như động vật phải luôn được ưu tiên hàng đầu”. Những nhân viên chưa qua đào tạo, không có kinh nghiệm không bao giờ được ở một mình với các loài ĐVHD có sức mạnh

Tại Việt Nam, Tổ chức ĐVHD châu Á đã thực hiện nhiều việc quan trọng nhằm nâng cao phúc lợi cho các loài thông qua hợp tác với các cơ quan Chính phủ, nhiều địa phương và các tổ chức cộng đồng.

Tổ chức ĐVHD châu Á đã có kế hoạch gửi tặng ấn bản hướng dẫn “Kỹ thuật cứu hộ Hổ Đông Dương" tới tất cả các cơ quan chịu trách nhiệm cứu hộ và vận chuyển các loài ĐVHD, đặc biệt ở những nơi có sự hiện diện của hổ, bao gồm các vườn quốc gia, chi cục kiểm lâm các tỉnh, các khu bảo tồn thiên nhiên và những tổ chức có liên quan. 

z4745103650708-59df8c4fe5f97bd5e8ab9ed6b40bdc19-1696213896.jpg

Với hy vọng tập Hướng dẫn kỹ thuật cứu hộ ĐVHD Hổ Đông Dương là một tài liệu cần thiết và hữu ích đối với người làm việc trong lĩnh vực cứu hộ và quản lý ĐVHD, giúp nâng cao nhận thức và kiến thứcvề quá trình cứu hộ ĐVHD, đặc biệt là hổ Đông Dương, đồng thời giúp cải thiện việc chăm sóc và bảo tồn loài hổ trong tương lai; 

Trong họp báo công bố sự kiện này, Đại diện tổ chức ĐVHD Châu Á đã sẵn sàng trả lời những câu hỏi và cung cấp bổ sung thông tin liên quan đến tài liệu tham khảo về vấn đề này./.