TS. Lê Thành Ý: Khởi nguồn và phát triển từ Himalaya của Giáo sư nhãn khoa Ernst Muldashev

Vật liệu sinh học kỳ diệu và những khám phá mới về hình học nhãn khoa đã dẫn dắt giáo sư Ernst Muldashev và những nhà khoa học Nga dấn thân vào hành trình tìm đến Himalaya để khám phá về nguồn gốc loài người.

Himalaya là dãy núi cao nhất hành tinh, trải rộng khắp 7 quốc gia: Bhutan, Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal, Pakistan, Myanma và Afghanistan. Đây cũng là nơi phân chia cao nguyên Tây Tạng với tiểu lục địa Ấn Độ và là khu vực còn chứa đựng vô vàn bí ẩn của nhân loại.
Từ đôi mắt Tây Tạng để lại những dấu ấn đặc biệt trong các chùa, đền, miếu với tư duy nhãn khoa trong nghiên cứu di trú của các tộc người, thông qua các cuộc trao đổi cùng các nhà khoa học và tôn giáo bản địa, GS Ernst Muldashev đã có những phát hiện quan trọng về lịch sử hình thành nhân loại. Bài viết tổng hợp những nét nổi bật về chủ đề này.

a1-1649745532.png

Himalaya và các nước xung quanh (nguồn: Internet)

Chuyến thám hiểm quốc tế đầu tiên ở Himalaya và những trao đổi gợi mở 
Là một nhà khoa học uy tín, để khẳng định giả thuyết của chính mình ,Giáo sư Ernst Muldashev đã tổ chức chuyến thám hiểm quốc tế đầu tiên  ở Himalaya mà thành phần quan trọng ngoài người Nga còn có đại diện của Ấn Độ và Nepal. Cuộc thám hiểm được bảo trợ  bởi Viện ngiên cứu Khoa học Quốc Tế thuộc Liên Hiệp Quốc với những học giả hàng đầu, trong đó có những người đã từng đoạt giải thưởng Nobel. Đoàn do Giáo sư Ernst Muldashev làm trưởng đoàn, phó đoàn là Tiến sĩ vật lý Valery Lobankov cùng các thành viên là Valentina Yakovleva, S.A. Selivestrov,V.G. Gafarov, K. Budaacharaiya, Tiến sĩ Paristra Ấn Độ và S. Riel người Nepal.  
Giới nghiên cứu cho rằng, thành phần tham gia thám hiểm xuyên Himalaya đều có tư duy khách quan trong hoạt động khoa học. E. Muldashev cho biết thêm, trong chuyến thám hiểm  này ông đã lựa chọn lộ trình từ Nga qua Ấn Độ, đến Nepal rồi mới tới Tây Tạng. 
Nhiều người từng kể lại, Tại Ấn Độ, đoàn thám hiểm đã  gặp Đại đức Sabva Manaiam, người đứng đầu đạo viện Rama Krishna thuộc thành phố Trandiga, một đạo viện hàng đầu của Ấn Độ và đàm đạo cùng Đạo sư Daram Radje Bharti tại thành phố Amritsar. Cả 2 vị này khi vừa nhìn thấy bức hình mà Ernst Muldashev đưa ra đều giật mình kêu lên “Samadhi” (đọc là xô-ma-chi) và đều hỏi rằng ông đã gặp người ấy phải phải không?
Hai vị Đạo sư cho biết, tại những hang động bí mật trong lòng đất thuộc khu vực Tây Tạng từng tồn tại những người có khuôn mặt giống như bức ảnh tái tạo của Muldashev đang ngồi thiền ở trạng thái samadhi với thân thể bất động nhìn như đã chết nhưng thực ra thân thể họ vẫn còn đang sống (trạng thái bất động như đá (stone-still-state) là thuật ngữ được giới khoa học nghiên cứu hiện tượng samadhi thừa nhận). Đạo sư Daram còn cho biết, không phải xương thịt người ta biến thành đá tự nhiên mà chỉ là thân thể họ trở nên rất rắn.
Giải thích vì sao cơ thể người trong trạng thái samadhi lại trở lên rất rắn, Đạo sư Daram nhận xét, những người nhập trạng thái samadhi vốn có tâm hồn vô cùng trong sạch, thanh tịnh khiến trao đổi chất trong cơ thể họ có thể hạ xuống bằng không, làm cho cơ thể hoá cứng, dường như không bị tác động bởi vi khuẩn. Theo ông, điều kiện tốt nhất để bảo quản cơ thể con người trong trạng thái samadhi là nhiệt độ lạnh khoảng 4 độ C.
Những người thực hành thiền định thường biết đến khái niệm này. “Định” dùng để chỉ trạng thái mà một người có tâm hồn trong sạch, không chấp trước và tạp niệm khi thiền. Họ có thể đạt đến trạng thái toàn thân bất động, nhưng ý thức tỉnh táo, sáng suốt và minh mẫn, không còn cảm giác về cơ thể. Người ta cho rằng, trạng thái samadhi chính là “định”.Tuy nhiên, Đạo sư Daram lại khẳng định, không phải ai tham thiền cũng đều đạt được Định và không phải người nào học được cách nhập định đều có thể đạt được trạng thái samadhi, một trạng thái đồng nghĩa với thể xác được bảo toàn trong nhiều năm, thậm chí đến hàng nghìn, hàng triệu năm.
Vậy điều gì sẽ xảy ra với ý thức trong trạng thái samadhi? Đạo sư Daram cho biết, trong học thuyết này, có thuật ngữ OBE (Out of Body Experience) nghĩa là trải nghiệm ngoài thân xác. Điều này giúp con người có thể quan sát được thân thể mình từ phía bên ngoài. Ở trạng thái shamdhi phần linh hồn ở ngoài, dường như bên cạnh thân xác

a2-1649745575.png
Hình người tu luyện trong trạng thái samadhi  (nguồn: Muldashev)

Con người có thể tiếp tục sự sống sau khi thể xác đã rơi vào trạng thái như bị ướp khô. Nhờ samadhi người ta có thể hiểu được sự sống của linh hồn, thấy được thể xác mình trong thực tại của một thân thể bất động như đã chết.Trong trạng thái samadhi có thể hiểu rằng, con người sống không cần đến phần thân xác.
Khi Giáo sư Muldashev trao đổi cùng Đạo sư Daram Radje Bharti về những nền văn minh tiền sử, ông nhận được những thông tin khá bất ngờ là trái đất đã từng trải qua 22 nền văn minh. Đạo sư Daram cho rằng, những nền văn minh này đạt trình độ công nghệ với hàm lượng chất xám cao song tự tiêu vong ở dạng xung đột hoặc là hệ quả của thảm họa vũ trụ do tác động của tâm năng tiêu cực. Sau các thảm họa toàn cầu, khí hậu trên trái đất đã thay đổi. Khi khí hậu thuận lợi cho sự sống, loài người lại xuất hiện dưới dạng của những nền văn minh mới phát triển, để rồi lại tự hủy diệt. Nếu loài người thực sự trải qua hàng chục đợt huỷ diệt và phục hồi, thì bằng cách nào có thể khôi phục nhân chủng một cách thuận lợi nhất? Theo những tài liệu nghiên cứu, Muldashev đã phát hiện ra rằng, nhân loại ở vào chu kỳ văn minh xuất phát từ chủng Aryan có nguồn gốc từ người Atlan (Atlantean). Đạo sư Daram nhận xét “Người Atlan có thể bảo toàn thân thể mình ở trạng thái samadhi trên núi Himalaya là phần cao nhất thế giới. Trong đại hồng thủy, sóng biển đã không lên tới nơi đây. Khi nước rút và điều kiện Trái Đất trở lại thuận lợi cho sự sống, linh hồn quay lại với thân xác, họ lại bắt đầu sống trở lại để gieo hạt giống văn minh. Trong điều kiện sống biến đổi. ngoại hình họ thay đổi dần theo những nét mới của con người trong nền văn minh mới được hình thành”..
Theo các nhà nghiên cứu, đối với đạo thầy phương Đông, samadhi cũng tự nhiên và dễ hiểu như định luật Newton. Đó là cứu cánh trong nền văn minh tự hủy diệt. Người nhập samadhi trong trạng thái hiến mình cho mục đích cao cả, là bảo toàn nhân loại trong nền văn minh tự tiêu vong.Điều này cũng được Đại đức Sabva Manaiam (Ấn Độ) và Đức Lạt ma Phật giáo trường phái Bonpo ở Nepal khẳng định với Muldashev rằng “Samadhi là thời điểm cứu nguy loài người, chỉ thông qua samadhi mới có thể bảo quản thân thể hàng nghìn năm và trong trường hợp cần thiết phải nhờ thể xác“sống lại”để gieo mầm văn minh đã  bị tiêu vong.Một thân thể đã được tạo nên hoàn thiện phải được bảo toàn  bởi chỉ có một thân thể như vậy mới đủ khả năng sống sót trong những khó khăn của sự phục sinh nền văn minh mới của con người”. 
Ernst Muldashev  với lịch sử phát triển nhân loại
Đầu tháng 2 năm 2000, truyền thông nước Nga đã phát đi một tin sửng sốt. Ngày 28 tháng 1 năm 2000, lần đầu tiên trên thế giới, trong một ca phẫu thuật kéo dài 6 giờ, Giáo sư Ernst Muldashev đã tái tạo thành công con mắt trong ổ mắt trống rỗng củaTamara Gorbacheva, người cách đó 20 năm, đã mắc một cơn bạo bệnh, khiến nhãn cầu ở hai mắt teo nhỏ chỉ còn nhỏ bằng hạt đỗ, tất cả các bệnh viện và bác sĩ cô tìm tới đều từ chối không nhận bệnh nhân khó chữa này. 
Cuộc phẫu thuật tái tạo con mắt hoàn chỉnh cho Tamara từ mô giác mạc được hiến tặng và vật liệu sinh học bí ẩn có tên Alloplant của bác sĩ Muldashev đã trở thành hiện tượng đặc biệt, chưa có tiền lệ trong giới y học. 

a3-1649745642.png
   Giáo sư Ernst Muldashev  (nguồn ảnh Internet)

Sinh năm 1948, Ernst Muldashev là Tiến sĩ y học, Giáo sư, Giám đốc trung tâm phẫu thuật mắt và tạo hình Liên Bang của Bộ Y tế Nga, thầy thuốc Công Huân, nhà tư vấn danh dự của Đại học Tổng Hợp Louisville (Mỹ), viện sĩ Viện Hàn Lâm nhãn khoa Mỹ. …là người khai sáng phương hướng mới trong y học phẫu thuật tái sinh, một loại phẫu thuật “cấy ghép” mô người. 
Là người đầu tiên trên thế giới tiến hành phẫu thuật cấy ghép mắt thành công, Muldashev đã nghiên cứu 90 loại phẫu thuật mới, sáng chế và đưa vào ứng dụng 60 loại nguyên liệu sinh học Alloplant, nhận 56 bằng sáng chế của Nga và nhiều nước khác trên thế giới, hàng năm ông đã giải phẫu từ 600 đến 800 ca phức tạp nhất.
Ngày nay, Alloplant đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều bệnh viện mắt trên thế giới, mang lại ánh sáng cho hàng nghìn bệnh nhân. Tuy nhiên ít ai biết rằng, ý tưởng sử dụng chất Alloplant cho ca phẫu thuật tái tạo nguyên cả con mắt của Tamara Gorbacheva chỉ được nhen nhóm sau những chuyến thám hiểm xuyên Himalaya những năm 1996-1999 của Muldashev và đồng nghiệp.
Xuất phát từ câu hỏi “vì sao người ta phải nhìn vào mắt nhau khi nói chuyện?”  Muldashev và  đồng nghiệp đã phát hiện ra rằng, khu vực con mắt của người chứa đựng rất nhiều thông tin về cá tính con người.Nghiên cứu của ông cho thấy, các đặc điểm hình học của mắt là đặc trưng để có thể xác định danh tính, trí tuệ, tính cách, tình cảm, một số bệnh tật và đặc biệt là nguồn gốc dân tộc của mỗi con người. Dựa trên đặc trưng hình học của con mắt, Muldashev có thể biết con người thuộc dân tộc nào, chủng tộc nào trên thế giới. Từ đây, ông đã nảy sinh ý định sử dụng đặc trưng hình học của mắt để tìm ra nguồn gốc của các chủng tộc trên thế giới.

a4-1649745671.png
Nghiên cứu hình học nhãn khoa bởi Muldashev (nguồn: Ernst Muldashev)

Thống kê đặc trưng hình học mắt người của 29 chủng tộc trên thế giới, Muldashev và các cộng sự phát hiện rằng đặc trưng hình học thống kê trung bình mắt của 29 chủng tộc trên thế giới giống với đặc trưng hình học của mắt người Tây Tạng.
Khi sắp xếp con mắt của các chủng tộc theo mức độ giống với đôi mắt thống kê trung bình, các nhà khoa học đã thành công khi xếp các đôi mắt thành bốn nhánh cân đối bắt nguồn từ đôi mắt thống kê trung bình của chủng tộc Tây Tạng. Đôi mắt thống kê Tây Tạng đã mang lại cho các nhà thám hiểm những cảm xúc tuyệt vời. Đền chùa nào ở đây cũng có“tấm danh thiếp” vẽ hình những con mắt khác thường. Bí mật của con mắt trên các bức tường rất qua trọng, dường như biểu tượng đó đã nói lên điều gì đó rất nguyên tắc.Đặc biệt, khi đặt ảnh chụp các chủng tộc người trên thế giới vào địa điểm cư trú lịch sử của họ và nối chúng với nhau theo xấp xỉ toán học, các nhà nghiên cứu đã thu nhận được bản đồ di cư của loài người trên thế giới.
Từ đôi mắt thống kê trung bình của các chủng tộc, Ernst Muldashev cho rằng, loài người ban đầu xuất hiện ở Tây Tạng và tỏa ra khắp thế giới theo 4 lộ trình:
Lộ trình A: Siberia -Châu Mỹ – New Zealand
Lộ trình B: Thái Lan – Indonesia – Châu Úc
Lộ trình C: Pamir – Châu Phi
Lộ trình D: Kavkaz – Châu Âu – Island

a5-1649745706.png
Cặp mắt bí ẩn phổ biến trên các đền chùa ở Tây Tạng (ảnh: Pixabay)

Dựa vào ảnh chụp đôi mắt trong các ngôi đền, chùa ở Tây Tạng, bằng phương pháp hình học nhãn khoa, Muldashev và các cộng sự đã dựng lên được khuôn mặt của con người cổ xưa. Tại hội nghị “Những cơ sở nền tảng của sinh thái và sức khỏe tinh thần” ở Crimea tháng 9 năm 1995 , Ernst Muldashev đã trình bày báo cáo nghiên cứu khoa học về hình học nhãn khoa, con mắt thống kê trung bình và cuối cùng là bức hình của “người Atlan”.đã gây được sự quan tâm của đông đảo người tham dự trong thảo luận và trao đổi. 
Bức hình về người Atlan  của ông với khuôn mặt của Thiên tử (Son of God – Con của Trời) đã tái tạo loài người sinh sống trên trái đất và truyền cho họ tri thức, dạy bảo kiến thức, tiến bộ và không để bị tiêu vong. Nếu con mắt của Thiên sứ đã được ghi lại trong các đền chùa Tây Tạng, có nghĩa là con người của nền văn minh nhân loại đã từng nhìn thấy và tiếp xúc với Ngài.Từ đây E, Muldashev đã nảy ra ý nghĩ về sự tồn tại nơi bảo quản những người của các nền văn minh trước đây trên trái đất. Nói theo ngôn ngữ khoa học của Ernst Muldashev, những người Atlan nhập samadhi hiện là nguồn gen của các nền văn minh nhân loại, giúp cho con người có thể khôi phục trong các thảm họa toàn cầu.

             

a6-1649745742.png
  Hang động Tây Tạng nơi còn quỹ gen dự phòng cho thảm họa toàn cầu  (Ảnh: Shutterstock)

Thay lời kết luận.
Ernst Muldashev đã tổ chức bốn chuyến khảo sát khoa học rất hữu ích ở Himalaya và Tây Tạng để tìm hiểu về phẫu thuật tái sinh. Ngoài ra, trong những chuyến thám hiểm của mình ông còn có nhiều công trình khám phá mang tính lịch sử và triết lý. Sau chuyến khảo sát thành công Himalaya lần thứ nhất, Munđasep  đã cho ra đời cuốn Chúng ta thoát thai từ đâu? được tái bản nhiều lần và dịch ra nhiều thứ tiếng. Trong cuốn sách tác giả đã sử dụng phương pháp hình học nhãn khoa, một phương pháp mới trong nghiên cứu nguồn gốc loài người để lý giải những điều phát  lộ tại Ấn Độ và những sự kiện phức tạp về nguồn gốc lịch sử con người..
Hy vọng những thông tin tổng hợp trong bài viết sẽ góp phần cùng bạn đọc để có cách nhìn khách quan hơn về những phát hiện của nhà khoa học nhãn khoa lừng danh./.