Dựa trên nguồn dữ liệu của Haver và Tổng cục Thống kê (TCTK) Việt Nam; số liệu thu chi ngân sách của Chính phủ từ Bộ Tài chính, đầu tư nước ngoài (FDI ) của Bộ Kế hoạch và Đầu tư(Bộ KH&ĐT); chỉ số đo lường hoạt động kinh tế của ngành sản xuất (PMI) từ khảo sát 400 doanh nghiệp chế tạo chế biến; chỉ số lạm phát ,những thông tin tín dụng từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và những tính toán dựa trên tư liệu báo chí truyền thông trong nước; hàng tháng Ngân hàng Thế giới (W.B) đều cập nhật những vấn đề mới của kinh tế Việt Nam.
Sản xuất công nghiệp và doanh số bán lẻ lần lượt tăng ở mức 15,6% và 50,2% so với cùng kỳ năm trước. Vào tháng 8 xuất, nhập khẩu gia tăng 22,6% và13,3% so với cùng kỳ năm trước. Nhờ giá nhiên liệu hạ nhiệt ,chỉ số lạm phát CPI tháng 8 từ 3,1% giảm xuống 2,9%. Trong hoạt động tài chính, tăng trưởng tín dụng duy trì cao, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm trước, còn lãi suất liên ngân hàng qua đêm đã từ 0,71% của tháng 6 tăng lên 4,42% trong tháng 8. Ngân sách Nhà nước bội thu 8 tháng liên tiếp, Chính phủ không phải vay nợ nhiều, khối lượng vay chưa bằng 1/2 so cùng kỳ năm trước.
Các cấp có thẩm quyền thận trọng với rủi ro lạm phát; tuy nhiên biến động giá cả nhiên liệu toàn cầu còn rất khó lường. Do vậy, sản xuất và sử dụng năng lượng thay thế là cách để giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu. Bên cạnh đó, hệ thống trợ giúp xã hội cần được củng cố nhằmtạo thuận lợi tiếp cận cho người dân dễ bị tổn thương. Dưới đây, bài viét đề cập cụ thể về những nội dung cơ bản.
Những diễn biến kinh tế Việt Nam gần đây.
Sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IPI) trong tháng 08 tăng 15,6% so cùng kỳ năm trước,,cao hơn 9% so với tháng 07. Các lĩnh vực năng động bao gồm hàng điện tử tăng 12% và phương tiện vận tải tăng 15,7% so tháng trước. Chỉ số PMI trong lĩnh vực chế tạo chế biến đã từ 51,2% trong tháng 07 tăng lên 52,7% trong tháng 08, ghi nhận 11 tháng tăng trưởng liên tục trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo, chế biến
Phục hồi công nghiệp chế biến chế tạo
Trong sản xuát, giá cả một số mặt hàng đầu vào nhập khẩu có xu hướng giảm nhẹ nhưng vẫn cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước .Giá phân bón nhập khẩu có mức giảm 7,8% so tháng trước. Giá than, dầu thô và sản phẩm xăng dầu cũng giảm lần lượt là 17,1%, 13,7% và 7,6% so tháng trước. Giá vật tư nhập khẩu chững lại sẽ giúp hạ áp lực lạm phát trên thị trường trong nước.
Doanh số bán lẻ tiếp tục phục hồi, nhưng với tốc độ còn chậm
Doanh số bán lẻ tháng 08 tăng 50,2 % so cùng kỳ năm trước, trong tháng 07 con só này đạt 40,3%. Doanh số gia tăng có nguyên nhân từ hiệu ứng xuất phát thấp ,khi doanh số bán lẻ trong tháng 07 và tháng 08 của năm2021chi đạt 19,5% và 24,1% Mặc dù tiêu dùng tư nhân phục hồi mạnh, nhưng số liệu lại cho thấy tăng trưởng doanh số bán lẻ có xu hướng chậm lại (từ 2% trong tháng 06 xuống còn 0,7% trong tháng 07 và 0,6% trong tháng 08 so tvới háng trước). Mặt khác, số lượt khách quốc tế phục hồi, trong tháng 08, đạt 486.400 lượt khách quốc tế, cao hơn 37,9% so với tháng 07, nhưng mới chỉ bằng 1/3 so với trước đại dịch.
Doanh số dịch vụ tiêu dùng cao gấp 3 lần cùng kỳ năm trước, tăng 3,5% so với trước đại dịch. Nổi bật là doanh số dịch vụ lưu trú và ăn uống gia tăng 185,3%, đóng góp tới 50% cho tăng trưởng doanh số dịch vụ tiêu dùng; dịch vụ lữ hành cũng đã khởi sắc, đạt gần mức trước đại dịch. Riêng doanh số hàng hóa tăng 31,9% so với cùng kỳ năm trước.
Cán cân thương mại hàng hóa có thặng dư
Tăng trưởng xuất khẩu trong tháng 08 tăng 22,5% so cùng kỳ năm trước, cao gáp 2,3 làn tháng 07 (9,8%). Tăng trưởng nhập khẩu đạt 13,3% so cùng kỳ năm trước ,cao gấp 2,7 lần tháng 7 (tăng 4,9%).Trong xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may và giày da ghi nhận tốc độ tăng trưởng 77,6% trong tháng 08 so cùng kỳ năm trước, cao gấp trên 2,4 lần tháng 7 ( 31,9 %) Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng công nghệ cao như điện tử và máy móc trong tháng 08 tăng 11,9% so cùng kỳ năm trước, cao hơn so với tháng 07 chỉ đạt 9,7%.
Nhờ xuất xuát khẩu tăng mạnh,cán cân thương mại đã có thặng dư 2,4 tỷ US$ trong tháng 08 ‘
Thành phần có tác động chủ yếu đến số liệu nhập khẩu là dầu thô và xăng, những mặt hàng này dã tăng 247% so cùng kỳ năm trước. Do giá cả gia tăng 47,3% so cùng kỳ năm trướcvà khối lượng nhâp lớn ( tăng 172% so cùng kỳ năm trước ) nên kim ngạch nhập khẩu tăng cao, đóng góp tới 3,9% vào tăng trưởng nhập khẩu. Đối với các mặt hàng nhập là đầu vào của sản xuất hàng dệt may và giày da giá cả cũng tăng ở mức 27,1% so cùng kỳ năm trước Dêt may và da giày đóng góp tới 1,9% cho tăng trưởng nhập khẩu,
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký chững lại, nhưng giải ngân vẫn tiếp tục gia tăng
Số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký đạt 1,2 tỷ US$ trong tháng 08, chỉ bằng 1.2 so với cùng kỳ năm trước. Trong 8 tháng đầu năm 2022, tổng số vốn đăng ký FDI giảm tới 12,3% so với cùng kỳ năm trước. Đăng ký vốn FDI giảm đồng loạt trong các lĩnh vực đầu tư mới mở rộng, mua lại và sát nhập (M&A).Giải ngân vốn FDI tiếp tục gia tăng, trong tháng 08 tăng 13,9% so cùng kỳ năm trước, đã ghi nhận xu hướng gia tăng giải ngân vốn FDI liên tục trong 9 tháng.
Lạm phát toàn phần giảm nhẹ trong khi lạm phát cơ bản tiếp tục tăng
Lạm phát chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm nhẹ từ 3,1% trong tháng 07 xuống còn 2,9% trong tháng 08 chủ yếu là do giá năng lượng chững lại. Theo xu hướng thị trường toàn cầu, giá xăng dầu là yếu tố quan trọng trong nhóm giá vận tải đã lần lượt giảm 14,5% và 12,9%, so với tháng trước, Tuy vậy, tác động của giá nhiên liệu gia tăng đã thẩm thấu vào nền kinh tế . Khi nhu cầu trong nước được củng cố, nó sẽ ảnh hưởng đến tăng giá lương thực thực phẩm và hàng hóa cơ bản khác. Lạm phát giá lương thực thực phẩm nhích nhẹ từ 3,0% trong tháng 07 lên 3,3% trong tháng 08 so cùng kỳ năm trước. Lạm phát CPI cơ bản (không bao gồm giá lương thực thực phẩm, nhiên liệu và các mặt hàng có giá do Nhà nước quản lý) tiếp tục tăng từ 2,6% trong tháng 07 lên 3,1% trong tháng 08 so cùng kỳ năm trước.
Giá than, dầu thô và một số mặt hàng đầu vào nhập khẩu giảm nhẹ nhưng vẫn cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước. Giá một số vật tư nhập khẩu chững lại có thể giúp hạ áp lực lạm phát trên thị trường trong nước .
Ổn dịnh kinh tế vĩ mô có những thành công song tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức cao
Cung tín dụng cho nền kinh tế đã tăng so cùng kỳ năm trước 16,2% trong tháng 05 tương đương với tốc độ tăng trong tháng 07. Sau khi tăng mạnh trong sáu tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng giảm nhẹ khi các ngân hàng thương mại tiến gàn đến trần tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Sau khi tăng mạnh từ 0,71% trong tháng 06 lên 4,19% trong tháng 07 và đến 4,42% vào cuối tháng 08, lãi suất liên ngân hàng qua đêm dã, cao hơn so với lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chính sách được xác định ở mức 4%. Lãi suất liên ngân hàng tăng phần nào do bất cân đối giữa lượng tiền gửi trong nước được duy trì ở mức thấp trong khi nhu cầu tín dụng tăng cao, Mặt khác có thể do thanh khoản bị thắt lại. khi NHNN bán một phần dự trữ ngoại hối để bình ổn tiền đồng so với đồng đô-la Mỹ. Dữ liệu mới nhất cho thấy từ tháng 02 đến tháng 05/2022, NHNN đã bán ra khoảng 6,8 tỷ US$.
Nét nổi bật trong thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô là bội thu ngân sách tiếp tục được duy trì
Tổng thu ngân sách tăng 25,4% còn tổng chi tăng 5,9 % so cùng kỳ năm trước Trong 08 tháng đầu năm 2022, Chính phủ thu được 85,6% tổng dự toán thu nhưng chỉ chi 53,6% tổng dự toán chi; bội thu ngân sách ở mức 1 tỷ US$. Do những hạn chế về ngân sách và thủ tục hành chính; giải ngân vốn đầu tư công chỉ đạt 40,3% kế hoạch được Quốc hội phê duyệt, trong đó chi thường xuyên đạt 61% so với dự toán, thấp hơn so với năm trước là 63%.
Cùng với nguồn thu từ ngân sách, trong tháng 8, kho bạc Nhà nước đã phát hành 1,1 tỷ US$ trái phiếu Chính phủ có mệnh giá bằng đồng nội tệ với kỳ hạn từ 10 năm trở lên. Trong 5 tháng đầu năm 2022, tổng khối lượng trái phiếu phát hành bao gồm cả trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh đạt 27,4% kế hoạch năm, thấp hơn nhiều so với tháng 08/2021 ở mức 60,1% kế hoạch vay. Vớivới lợi suất trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn 10 năm tăng từ 2,08% trong tháng 12/2021 lên 2,58% trong tháng 07 và tháng 08 là 2,80%. Lợi suất tăng một phần do điều kiện thanh khoản trong nước bị thắt chặt; mặt khác còn do các nhà đầu tư thay đổi rủi ro trong quá trình phục hồi nền kinh tế.
Thay cho lời kết
Mặc dù những yếu tố bất định của kinh tế toàn cầu liên quan đến lạm phát tăng cao và tăng trưởng kinh tế yếu đi ở nhiều quốc gia, song quá trình phục hồi kinh tế ở Việt Nam đã diễn ra với nhiều triển vọng tốt đẹp. Các cấp có thẩm quyền đã thận trọng với rủi ro lạm phát liên quan đến giá các mặt hàng cơ bản. Mặc dù giá nhiên liệu gần đây có hạ nhiệt, nhưng biến động giá cả toàn cầu là điều khó lường. Do vậy, đẩy mạnh sản xuất và sử dụng năng lượng thay thế là giải pháp để giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế vào nhiên liệu nhập khẩu và thúc đẩy tăng trưởng xanh. Cùng với giải pháp này, hệ thống trợ giúp xã hội bao gồm cả hệ thống đăng ký, lựa chọn đối tượng và giải ngân, nhằm tạo thuận lợi tiếp cận cho người dân bị ảnh hưởng cần được củng cố và tăng cường trong thời gian tới./.