Nâng cao hiệu quả dịch vụ công trực tuyến Quốc gia từ góc nhìn chuyên gia qua toạ đàm đánh giá 63 cổng dịch vụ cấp tỉnh

Kỳ một

DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN QUỐC GIA TIẾNG NÓI TỪ CÁC ĐIẠ PHƯƠNG

Cung cấp dich vụ công trực tuyến (DVCTT) là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam trong chiến lược chuyển đổi số, kinh tế xã hội số và cải cách hành chính. Cho đến nay, mức độ và hiệu quả sử dụng DVCTT trong cả nước còn thấp. Thông tin từ Ủy ban Quốc gia về chuyển đối số cho thấy vào tháng 7 năm 2024 tỷ lệ hồ sơ nộp trực tiếp vào các DVCTT toàn trình ở cấp Tỉnh, Thành phố lớn mới đạt 17%. Khảo sát về chỉ số hiệu quả Quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) ghi nhận còn ở mức thấp hơn chỉ tăng 7,6%. Nếu dừng ở mức độ này, những mục tiêu liên quan đến DVCTT khó có thể đạt được. Trước thực trạng này, Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (ISP) với sự hỗ trợ của Chương trình Phát Triển Liên Hợp Quốc (UNĐP) trong năm 2024 đã tiến hành những nghiên cứu ở 63 cổng Dịch vụ công (DVC) cấp tỉnh nhìn từ góc độ người tiêu dung(NTD), nhằm tìm hiểu về những thách thức cản trở và đề xuất giải pháp cần thiết để cải thiện chất lượng cung ứng các DVC trên cổng  DVCTT cấp tỉnh.

dich-vu-cong-truc-tuyen-1725765248.png

Ảnh dichvucong.gov.vn

Hướng vào chia sẻ những phát hiện nghiên cứu và trao đổi về hàm ý chính sách, ngày 21 tháng 8 năm 2024 ISP và UNDP Việt Nam đã tổ chức tọa đàm với chủ đề “Đánh giá 63 cổng DVC cấp Tỉnh từ góc độ NTD năm 2024.

Tham gia tọa đàm có Chủ tịch Hội truyền thông số Việt Nam Nguyễn Minh Hồng; Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam Ramia Khalidi. Sau lễ khai mạc với sự tham gia của các đại diện của các Tỉnh, Thành phố; đông đảo danh nghiệp, người tiêu dùng và các chuyên gia. Theo Chương trình tọa đàm, sau lễ khai mạc là báo cáo kết quả nghiên cứu đánh giá hoạt động của 63 cổng DVC cấp tỉnh từ góc độ NTD năm 2024, tiếp đó là thảo luận chuyên gia với chủ đề Nâng cao hiệu quả cung ứng DVCTT với những trải nghiệm của NTD dịch vụ ở Việt Nam. Diễn đàn tổng hợp những vấn đề nổi bật trong thảo luận này.

1. Hội thảo DVCTT với sự tham gia của các chuyên gia

Hội thảo được tiến hành dưới sự điều phối của Ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (ISP); tham gia trao đổi có các chuyên gia: Nguyễn Đình Lợi, Phó Trưởng phòng Kiểm soát Thủ tục Hành chính khối Kinh tế ngành, Cục kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Chính phủ; Vũ Kiêm Văn, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội truyền thông số Việt Nam; Nguyễn Đức Mạnh, Phó Giám đốc Trung tâm phục vụ hành Chính công tỉnh Hà Giang; Võ Thị Trung Trinh, Giám đốc Trung tâm chuyển đổi số thành phố Hồ Chí Minh và Đỗ Thanh Huyền, Chuyên gia phân tích chính sách công, của UNDP tại Việt Nam.

Trong lời đề dẫn Ông Nguyễn Quang Đồng: cho biết , Hội thảo may mắn có các diễn giả trực tiếp làm việc trong lĩnh vực truyền thông và những chuyên gia về chính sách cùng trao đổi Từ thành phố Hồ Chí Minh có giám đốc Trung tâm chuyển đổi số và phó giám đốc Trung tâm thành chính công, là những đơn vị với công việc  cực kỳ nhiều, đang chịu những áp lưc. Ở văn phòng Chính phủ có đại diện của Cục kiểm soát thủ tục hành chính; Nhiều chuyên gia đã công tác lâu năm ở Bộ Thông tin và Truyền thông, đang nắm những cương vị chủ chốt trong hội truyền thông số Việt Nam; đặc biệt, có chuyên gia cải cách thủ tục hành chính và PAPI đã hơn mười năm làm việc tại UNDP. Có thể nói, nhóm diễn giả giúp chúng ta có cách nhìn từ nhiều góc độ cả về kiến thức lẫn chuyên mônkhác nhau.

Đằng sau những con số và biểu hiện của Cổng thông tin là phần từ phía người dân. Thực tế nghiên cứu, với cách nhìn bên ngoài của nhóm khảo sát, có thể có sự khác biệt so với những người ở phía trong hệ thống, chúng tôi muốn tìm hiểu thêm về kết quảnhững khó khăn khi thực hiện ở các địa phương. Hy chúng ta sẽ có nhiều phân tích và thông tin hữu ích trong thảo luận này. Vấn đề đặt ra là hiện trạng cung cấp dịch vụ công đang như thế nào?.

2. Tiếng nói từ một số dịa phương nổi bật trong 63 cổng DVCTT cấp Tỉnh

2.1. Từ Thành phố Hồ Chí Minh, nơi có giao dịch DVCTT cao nhất cả nước

Là Thành phố có dân số và mức độ giao dịch dịch vụ công lớn nhất cả nước Chuyên gia Võ Thị Trung Trinh cho biết, đã có những buổi làm việc với đại diện của UNDP và ISP để lắng nghe và báo cáo kết quả từ phía NTD về cổng dịch vụ công (DVC) và trang thông tin điện tử của thành phố. Trên cơ sở này, đã có phương án khắc phục hạn chế. Vấn đề lớn nhất hiện nay của thành phố là đã tồn tại nhiều cổng DVCTT riêng biệt đang gom về một đầu mối. Đây thực sự là thách thức lớn đối với một địa bàn rộng với các hệ thống DVC ở rải rác trong các quận, huyện, sở, ban, ngành. Việc gom các hệ thống về một đầu mối tốn rất nhiều thời gian và công sức. Vì phải tập trung vào tích hợp những công việc của những hệ thống từ các sở, ban ngành về một cổng chung nên thiếu thời gian dành cho nghiên cứu và đầu tư hoàn thiện giao diện phục vụ trải nghiệm của người tiêu dung (NTD). Đến nay, Thành phố đã phải lập một đội riêng để phối hợp cùng những người làm sản phẩm của thành phố để cải thiện nội dung này.

Có những vấn đề dường nhưng không phải làm nhiêu, chỉ cần một vài bước cải thiện nhỏ có thể đạt được kết quả mong đợi Trong báo cáo liên quan đến trang thông tin hỗ trợ cho cái người khiếm thị của hội thảo đã đề cập, chỉ cần cải thiện một vài kỹ thuật nhỏ là có thể đáp ứng được yêu cầu.

Thành phố đang thực hiện song song một số nhiêm vụ lãnh đạo giao để đảm bảo tháng 9 năm nay, thành phố chỉ còn một hệ thống duy nhất một cổng DVCTT, không để các sở, ban ngành phải cung cấp các dịch vụ công. Thứ hai là tập trung vào cải thiện chất lượng của các nhóm chức năng liên quan đến NTD.

Về phát triển sản phẩm, bà Trinh cho biết, Thành phố đã mời gọi một số nhà sản xuất sản phẩm liên quan đến NTD có thể tương tác trong hệ thống DVCTT. Đây là phương tiện tiếp xúc với người dân, họ có thể phản hồi và góp ý từ góc độ khách quan. Như vậy giúp chúng tôi có được thông tin đầy đủ hơn trong hoàn thiên tính năng của DVC.

2.2. Sáng tạo từ Hà Giang một tỉnh miền núi cao, đông người các dân tộc thiểu số, sống ở địa đầu đất nước với nhiều khó khăn.  

dich-vu-cong-truc-tuyen-1-1725765248.png

Hỗ trợ người dân tiếp cận, sử dụng DVCTT nâng cao hiệu quả sử dụng (Ảnh: Vietnamnet)

Chuyên  gia Nguyễn Đức Mạnh cho biết, Hà Giang là tỉnh miền núi cao biên giới cực kỳ khó khăn do địa hình chia cắt và thiên nhiên khắc nghiệt với nhiều dân tộc nghèo chung sống. Chúng tôi đã cung cấp những DVCTT cho người dân vùng cao có hiệu quả. Tính hiệu quả theo quan niệm của người Hà Giang là nhìn thấy ngay lợi ích cụ thể mang lại, như để gửi được một hồ sơ đến nơi cần gửi người dân phải đi rất xa, tốn nhiều công sức, bằng DVCTT họ có thuận lợi hơn hẳn, bởi giảm được thời gian và chi phí đi lại. Tuy nhiên, để mở rộng sử dụng DVCTT, Hà Giang còn rất nhiều khó khăn. Đầu tiên là địa hình chia cắt, đồng bào các dân tộc phần lớn là người thiểu số với trình độ dân trí thấp, nhiều người còn chưa biết chữ, do đời sống khó khăn, phải mưu sinh hằng ngày, họ chưa biết phải làm gì đối với DVCTT. 

Khó khăn khác là để thực hiện DVCTT cần nhiều thiết bị công nghệ thông tin (CNTT) phải có mạng Internet. Trong khi ở Hà Giang vẫn còn nhiều vùng sóng trắng, không có sóng điện thoại di động. Đây là một trong những khó khăn về cơ sở vật chất, nhất là thiết bị máy tính và điện thoại di động trang bị cho bgười dân.

Từ những nội dung khó khăn này, DVCTT thực hiện của của Hà Giang còn rất thấp. Tuy nhiên, từ năm 2023 trở lại đây, nhờ lãnh đạo tỉnh xác định được muốn chuyển đổi số không thể không tập trung vào xây dựng chiến lược và mua sắm máy móc thiết bị CNTT cho người thực hiện, nên hoạt động DVCTT đã có nhiều cải thiện.

Trong chỉ đạo thực hiện, chúng tôi nhận thấy, để thực hiện chiến lược trước hết cần nhận thức rõ, phải tuyên truyền để dân thấy được lợi ích; Thứ hai là xác định rõ việc cần hỗ trợ với điểm nhấn lập các tổ dịch vụ công tại bộ phận một cửa, lấy bộ này là nơi hỗ trợ người dân. Ví như khi sinh con, người dân tộc xưa nay không làm giấy khai sinh, trong khi chính quyyền các cấp lại xác định phải có giấy khai sinh. Do đó phải tuyên truyền, hỗ trợ hướng dẫn người dân thực hiện qua cổng DVCTT. Nhiều cơ quan và các doanh nghiệp yêu cầu phải khai rõ lý lịch, DVCTT phải hướng dẫn, giúp người dân thực hiện. Để triển khai hướng dẫn lập, gửi hồ sơ. Hà Giang bắt đầu từ cán bộ làm việc ở bộ phận một cửa. Bộ phận này có các cây ki ốt hồ sơ, xác định rõ thủ tục cần thiết phải làm.

Cùng với những vấn đề nêu ra trên đây, điều cần nhấn mạnh là phải xác định được thể chế. Nhờ hỗ trợ của Chương trình Phát triển Liên Hiệp quốc (UNDP ), Hà Giang đã thực hiện đề án phát triển. Từ đó đi sâu tiếp cận  được với người dân, chúng tôi hiểu rõ hơn về khó khăn cụ thể là nội dung nào? Từ đó nhận ra, quan trọng nhất là thể chế. Thể chế là quan trọng có cái địa phương tự giải quyết được, nhưng nhiều vấn đề cần có chính sách và tháo gỡ của cấp Trung ương.

Năm 2023 Chúng tôi đã làm thí điểm ở bốn xã, xác thực bằng cổng DVC Quốc gia Thí điểm được tiến hành trong phạm vi hẹp do khó khăn về chữ ký số, nếu cấp cho người dân họ không biết dùng, nhiều khi còn  không biết tìm ở đâu. 

Có những ý tưởng cấp máy tính cho người dân, nhưng khó khả thi do nhà dân ở hầu hết nhà là nhà tường trình dễ ẩm mốc, rất khó bảo quản và máy mau hỏng.

Vấn đề quan trọng đặt ra là tái cấu trúc quy trình. Lãnh đạo tỉnh đã cho triển khai thực hiện nội dung tái cấu trúc. Đến nay Tỉnh đã cung cấp được 615 dịch vụ công trực tuyến toàn trình và 1195 dịch vụ công trực tuyến từng phần.

Trên hệ thống DVCTT Hà Giang đang thiết lập các quy trình cho toàn hệ thống. Là tỉnh miền núi cao, bắt đầu từ năm 2023 Tỉnh mới đưa hệ thống mới vào sử dụng; năm 2024 được đầu tư xây dựng hệ thống nên còn gặp nhiều khó khăn trong thực thi theo quy định của Chính phủ; nhất là những tiêu chí về tính thân thiện và ứng dụng.

Mong muốn nhất trong trao đổi này, đó cũng là nguyện vọng của người dân là Chính phủ sớm xem xét để không quy định bắt buộc phải dùng chữ ký số trong giao dịch DVCTT. Hà Giang đang thí điểm không thực hiện chữ ký số, mà thay bằng định danh điện tử. Vấn đề Hà Giang chưa thực hiện trong thí điểm là cấp xã  chưa thực hiện dươc chứng thư điện tử. Nghĩa là các hồ sơ cần chuyển sang giao dịch điện tử; nếu kiểm tra hồ sơ cơ bản đảm bảo, cấp xã được cấp chứng thực để tham gia giao dịch trong môi trường điện tử. Thực hiện chứng thư điện tử, phù hợp với quy định đảm bảo giao dịch trong môi trường số. Chứng thực điện tử đã triển khai thí điểm đang được thực hiện quyết liệt để đảm bảo hồ sơ trong giao dịch DVCTT.

Vấn đề tiếp theo là nâng cấp cơ sở hạ tầng. Khi thực hiện chuyển số các Bộ, ngành, cũng như địa phương phải đầu tư xây dựng lại hệ thống. Chúng tôi đồng tình với ý tưởng nêu trong báo cáo. Tuy nhiên cần lưu ý là 63 cổng DVCTT đó là mong muốn của người dân vì cần có đầu mối để xây dựng hồ sơ giao dịch. Cho đến nay, ở Hà Giang cán bộ còn chưa biết huống chi là người dân. Chuyên gia Ngyễn Đức Mạnh đã rà soát và phát hiện, toàn Tỉnh cần tới 38 khâu kết nối, nhưng mới xây dựng được 17, còn rất nhiều kết nối khác chưa làm. Ông hy vọng thời gian tới với sự giúp đỡ của ngành, Hà Giang sẽ thực hiện được những kết nôi để chia sẻ dữ liệu, đơn giản hóa giấy tờ và quan trọng là người dân biết được địa chỉ cần thiết để lập, gửi hồ sơ. Theo ông đó là, cổng DVCTT Quốc gia, liên thông thuận lợi để người dân muốn làm dịch vụ công chỉ cần đến đó mà thôi.

Kỳ hai

DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN QUỐC GIA TỪ GÓC NHÌN NGHIÊN CỨU VÀ QUẢN LÝ

3. Tiếng nói từ các tổ chức Nghiên cứu và quản lý

3.1 Từ văn phòng Chính phủ chuyên gia Nguyễn Đình Lợi ở Cục kiểm soát thủ tục hành chính cho rằng, những khó khăn đặc thù và cách khắc phục của Hà Giang là mẫu hình của một tỉnh vùng cao khó khăn. Nhìn tổng thể, từ kết quả thực hiện của các địa phương trong cả nước ông đã nhấn mạnh 2 chỉ số chính liên quan đến cung cấp DVCTT cho doanh nghiệp.

và DVC thiết yếu cho người dân. Đến nay, tỷ lệ hồ sơ trực tuyến của các bộ, ngành đạt khoảng 30%, và ở các địa phương là 47,3%. Tỷ lệ thủ tục hành chính có giao dịch thanh toán trực tuyến của các Bộ, ngành đạt 47%, còn của địa phương là 48%. Những chỉ số này cho thấy, số thủ tục hành chính công đã cung cấp trên môi trường mạng phù hợp với nhu cầu của NTD. Tuy nhiên, phải thừa nhận một thực tế đúng như phát hiện trong các báo cáo trao đổi, đó là mức độ thân thiện của cả hệ thống với NTD còn là một  tồn tại.

Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo về cung cấp DVC thiết yếu cho người dân. Theo Liên hiệp Quốc, có 20 nhóm dịch vụ công thiết yếu để đánh giá bộ chỉ số phát triển của Chính phủ điện tử. Đối với thủ tục hành chính có thể- cụ thể hóa thành hàng trăm thủ tục như các nhóm thủ tục hành chính về khai sinh, nhóm thủ tục hành chính liên quan đến cư trú, thủ tục hành chính về đăng ký hay nhập học v.v. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong 3 năm vừa qua, mỗi một năm đều có giao danh mục cải cách DVC và yêu cầu phải cung cấp trực tuyến. Theo báo cáo mới nhất chúng tôi ghi nhận được có 47/76 thủ tục hành chính thiết yếu đã được cung cấp trên môi trường mạng. 

Có thể thấy, những DVC nổi bật mang lại hiệu quả cho NTD là mhững điển hình mong muốn của các bộ, ngành và 63 địa phương. Để có thể triển khai mở rộng như. thủ tục đổi giấy phép lái xe của Bộ giao thông vận tải, Văn phòng Chính phủ đã làm việc với bộ  Giao thông để tái cấu trúc lại toàn bộ quy trình và cho phép thực hiện toàn trên môi trường mạng toàn quốc. Tới thời điểm này, 88% số hồ sơ đã được nộp trực tuyến. 

DVCTT đã thể hiện những ưu điểm chính đó là phi địa giới hành chính, liên thông dữ liệu, kết nối rộng nộp tải và thanh toán trực tuyến.

Phi địa giới hành chính nghĩa là có thể được cấp bằng lái xe ở Hà Nội nhưng hoàn toàn có thể đổi được ở bất kỳ thành phố nào. Để làm được việc này, đầu tiên phải xây dựng được cơ sở dữ liệu chuyên ngành về giấy phép. Đây cũng là một khuyến nghị trong báo cáo đã dược  đề cập.

Về liên thông dữ liệu. Trước đây muốn đổi giấy phép lái xe, phải chờ xác minh khoảng hai tháng vì Sở Giao thông vận tải phải gửi công văn đến công an các tỉnh để kiểm tra xem bằng lái đó có bị tước không,? Đến nay, qua kết nối, dữ liệu sẽ được trả lời ngay đối với bất kỳ tổ chức nào. Thông qua mạng lưới có thể kết mối hàng nghìn cơ sở khám chữa bệnh, giúp chúng ta không phải nộp giấy khám sức khỏe, nếu thông tin về tình trạng sức khỏe đã được lưu giữ  trên mạng.

Cuối cùng là việc nộp tải và thanh toán trực tuyến, nghĩa là toàn bộ tiến trình đã được tái cấu trúc. Chính phủ đang tiếp tục đẩy mạnh các nhóm dịch vụ công liên thông. 

Một khuyến nghị chúng tôi muốn trao đổi cùng 63 địa phương là về giao diện của Trang chủ, chúng ta nên hướng tới người dân theo cách liên thông theo sự kiện đời sống. Đấy là yêu cầu quan trọng, bởi chúng ta đang cung cấp theo các lĩnh vực, nghĩa là theo các sở ngành, không cung cấp theo sự kiện đời sống. Đây thực sự là khó khăn đối với người dân ví như khi gia đình có thêm một em bé sẽ phải làm ba thủ tục là đăng ký khai sinh, cấp thẻ bảo hiểm y tế và đăng ký thường trú cho cháu bé. Nếu không phải là người trong cơ quan nhà nước, sẽ không biết được là phải vào những chỗ nào. Do vậy, chúng ta cần phải thiết kế các DVC theo sự kiện đời sống để phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn

3.2. Kiến giải củả hững người từng làm Công nghệ Thông tin

Đồng tình với cái cách tiếp cận vủa chuyên gia Nguyễn Đình Lợi, ông Nguyễn Quang Đồng cho rằng, khi thiết kế, cần đặt trách nhiệm cuả người thực hiện vào vị trí người dân với tư duy về cả vòng đời con người, bắt đầu từ khi lọt lòng cho đến cuối đời. Tương tự, doanh nghiệp cũng có vòng đời của nó. Nghiên cứu cứu kinh nghiệm của các nước phát triển cho thấy, đa phần họ thiết kế theo thủ tục vòng đời. Ở nước ta, số lượng báo cáo và hồ sơ dường như chỉ dùng vào mục đích quản lý chứ không phải là phục vụ cho nhu cầu của dân Phải chăng là, chúng ta chỉ đưa ra những thông tin để làm rối thêm yêu cầu của người dân? Ông đặt vấn đề và hy vọng bộ TT&TT sẽ có những thay đổi hướng đến phục vụ người dùng nhiều hơn.

Từ cách nhìn của người từng làm việc nhiều năm ở Mobiphone, rất am hiểu về cách doanh nghiệp tư nhân hoặc khối tư nhân phục vụ cho NTD, chuyển gia, Vũ Kiêm Văn đã chia sẻ những gợi ý nhằm cái thiện hiệu quả sử dụng CNTT thân thiện hơn với NTD. Ông cho biết, từ những vấn đề dặt ra, cần trao đổi một cách đầy đủ và toàn diện hơn. Qua báo cáo và những ý kiến thảo luận có thể thấy, một trong những bất cập hiện nay là những DVCTT làm chưa tốt. Thực tế tốt không phải tuyên truyền nhiều, thuận tiện thì người dân sẽ dùng, như tiền trong ngân hàng trong giao dịch hiện nay chỉ cần một thời gian rất ngắn đã hoàn tất thủ tục, rất tiện bởi vì không phải đến các điểm giao dịch rât tốn thời gian. Là chuyên giai am hiểu về công nghệ, đã va chạm nhiều trong các DVCTT ông đã phân tích và cho rằng, số lượng người sử dụng đa số dùng Smartphone (khoảng 60 triệu) với 90% sử dụng qua mạng Internet; Xây dựng đưa quy trình trải nghiệm điện thoại di động và đưa vào hoạt động là nội dung quan trọng để người dân có thể tiếp cận được ở mọi lúc mọi nơi và xử lý khi cần.

dich-vu-cong-truc-tuyen-2-1725765249.png

Công nghệ thông tin truyền thông (Ảnh: aptechvietnam.com.vn)

Tuy nhiên, cái gì nó cũng có hai mặt. Smartphone cần một hạ tầng internet 4G hoặc là wifi ổn định. Việc này ở địa bàn miền núi và những nơi là vùng lõm sóng lại gây những bất cập. Mặt khác, do thủ tục yêu cầu phải upload hồ sơ, upload những file sử dụng đã tạo ra những bất tiện. Bằng trải nghiệm riêng, ông nhận thấy, thời gian qua có nhiều dịch vụ công thực sự mang lại lợi ích như làm hộ chiếu hay đổi giấy phép lái xe. Nhưng về tổng thể DVCTT làm chưa tốt d  chưa thuận tiện và trải nghiệm của người dung còn nhiều hạn chế. Để có được một DVC tốt, ông xác định người làm phải tâm huyết ngay khi bắt đầu triển khai dịch vụ khách hang, cần phân tích để thấy rõ hành vi, đặc điểm của họ để, thiết kế và xây dựng được những dịch vụ tạo thuận lợi và dễ sử dụng đối với NTD. Đây là thách thức lớn cần có giải pháp thực hiện cụ thể. Muốn giải quyết được từ gốc vấn đề, tâm huyết của cơ quan chủ quản DVCvà các đơn vị làm công nghệ phải dồn vào đó mới có thể phát triển được dịch vụ hữu ích. Điều chỉnh lại toàn bộ quy trình nghiệp vụ, công nghệ của dịch vụ như cấp đổi giấy phép lái xe, cơ quan chủ quản phải xây dựng và thiết kế được một quy trình nghiệp vụ chuẩn xác, sau đó tìm đối tác với công nghệ tốt để chuyển đổi số toàn bộ quy trình nghiệp vụ hoặc thúc đẩy số hóa quy trình này. Như vậy là, dồn tâm huyết vào một DVCTTsẽ phải đến từ cả 2 bên là cơ quan chủ quản DVCTT và tổ chức làm công nghệ, sản phẩm. Công việc này thời gian qua đều có những bất cập.  Cơ quan chủ trì DVCTT chưa dồn tâm huyết cho dịch vụ công hoặc chỉ giao cho một số chuyên viên mời đơn vị công nghệ vào thực hiện là xong.

Sản phẩm công nghệ thường không ổn định là việc bình thường, nhưng nếu cứ để mãi như vậy là không bình thường. DVCTT cũng thế, xây dựng ra trong quá trình vận hành phát triển sẽ gặp phải những vấn đề cần điều chỉnh, phải sửa đổi ngay khi gặp lỗi. Nếu cứ y như vậy để cung cấp cho hàng triệu người sử dụng thì hàng triệu người sẽ gặp phải những lỗi như nhau. Thực chất những sai sót này sẽ làm hao tốn tài nguyên xã hội. Nghĩa là phải thường xuyên kiểm tra rà soát, tiếp nhận ý kiến phản hồi để xem xétt vấn đề nảy sinh. Sửa lỗi giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình vận hành cổng DVC.

Từ thực trạng hiện nay, ông đã khuyến nghị lãnh đạo tỉnh và các sở trực tiếp sử dụng các DVC vạ cần giúp NTD có trải nghiệm thực tế, thay vì chỉ đạo từ xa mà không hiểu rõ thực tế. Như vậy, các đơn vị phía dưới sẽ không bị động. Mặt khác, các đơn vị công nghệ cần có cơ chế hỗ trợ qua các chi tiêu hợp lý để các giao dịch thành công. Điều này sẽ khuyến khích người dân dành tâm huyết cho công việc này. Thực tế, cho thấy, những điều chỉnh sau nghiệm thu thường gặp khó khăn về tài chính, gây chậm trễ trong vận hành cần sớm khắc phục hạn chế này.

4, Trao đổi của đại diện Chương trình Phát triển Liên Hơp Quốc (UNDP) ở Việt Nam

Mấu chốt trong thảo luận là chuyên môn sâu của các chuyên gia. Điển hình thành công mà đại diện đến từ Văn phòng Chính phủ phủ đã đề cập là cấp đổi giấy lái xe, đang được 5 Tỉnh thí điểm và nhiều nơi khác nhận ra tiềm năng rất lớn khi cung cấp dịch vụ này qua những ứng dụng di động.

Không phải mọi thủ tục hành chính đều có thể thực hiện qua di động; nhưng một số thủ tục tiện dụng lại tạo ra lợi ích lớn. Ứng dụng công dân số và ưu tiên cung cấp một số thủ tục hành chính hoặc khai thác trên nền tảng phổ cập để lôi kéo NTD, tạo lợi ích tiện dụng cho họ được coi là điểm nhấn khởi đầu.

Đến từ UNDP chuyên gia Đỗ Thanh Huyền cho biết, cung ứng dịch công, đặc biệt là dịch vụ hành chính công, cùng cải thiện quản lý và sử dụng dữ liệu trong khu vực công đang là vấn đề đang nổi. Điều này giúp các chuyên gia xử lý thông tin làm tốt những nội dung không chỉ liên quan tới giao diện mà thực chất là phần quan trọng phía sau mặt ngoài của DVC.

Chuyên gia đã chia sẻ về ý kiến trao đổi ở Thành phố Hồ Chí Minh, đó là so sánh thú vị giữa trang dịch vụ công của Thành phố và Thừa Thiên Huế. Chỉ khoảng một tuần sau, Thành phố Hồ Chí Minh đã thay đổi giao diện. Tuy nhiên, thay đổi giao diện không phải là vấn đề khó khăn. Cái khó nhất chính là thay đổi quy trình. Trong quá trình đổi mới tiến trình tại các địa phương và cơ quan trung ương, UNDP đã đi.theo hướng đơn giản hóa .Từ đó rút ra,đơn giản hóa quy trình là việc làm không quá phức tạp. nhưng làm như thế nào lại không đơn giản.

Trao đổi với công chức ở địa phương, tiếp cận trực tiếp với người dân, hiểu rõ những việc cần làm. Chuyên gia UNDP nhận thấy, các văn bản hướng dẫn còn quá dài, đến hàng trăm trang, bao gồm cả nghị định, thông tư, và hướng dẫn. Muốn, hiểu được sự thay đổi phải đọc từ đầu. Điều này khiến công chức xã khó biết bắt đầu phải làm như thế nào.? Chắc chắn người dân còn khó khăn hơn.

dich-vu-cong-truc-tuyen-4-1725765248.png

Ảnh UNDP Việt Nam

Gần đây, khi làm việc với Tỉnh Hà Giang và Quảng Trị, chuyên gia cho biết, đã giúp công chức xã ngồi lại để xem xét các quy trình hiện tại. Khi trao đổi về những vướng mắc và nhiều việc không thực hiện được, nếu chỉ theo con đường điện tử hóa mà không kết hợp với phương pháp truyền thống thì không có lối ra. Đến nay, trong thực tế  còn lẫn lộn  khái niệm giữa mô hình trực tiếp và trực tuyến. Vì vậy, công chức địa phương, đặc biệt là ở cấp xã, đang gặp rất nhiều khó khăn về thể chế, hỗ trợ NTD và thường xuyển thay đổi thể chế. Nếu như hình ảnh được chiếu lên nó giống như tảng đá đè trên lưng con người. Tảng đá không chỉ là vấn đề thể chế, mà còn là việc giúp đỡ NTD. Thay đổi thể chế là vấn đề thường xuyên; điều  này còn bất định hơn so với bất kỳ yêu cầu nào khác.

Bà Huyền cho  rằng, nếu muốn thay đổi các quy trình, thủ tục, trước hết nên ngồi cùng với công chức cấp xã để xem hiện đang ở đâu và những khâu công nghệ điện tử có thể làm được, hoặc đâu là những việc có thể cắt bớt đi để điện tử hóa, và đâu là những khâu có thể tận dụng dù chỉ là một con số, như căn cước công dân.

Bà cho biết, khi thử làm lý lịch tư pháp trên app VNeID, lẽ ra thông tin về quê quán được điền tự động vì đã có trong mã căn cước công dân nhưng vẫn phải chọn lại địa điểm nơi sinh ra, trong khi đã có.

Về nghiên cứu tại các địa phương UNDP đã cùng các nhà nghiên cứu của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh rà soát 63 cổng dịch vụ công trực tuyến, điều ghi nhận được đó là cần: 1. Đơn giản hóa quy trình; chỉ cần một mã số định danh là có thể làm được rất nhiều việc trong môi trường số; hai là ưu tiên các dịch vụ công người dân sử dụng thường xuyên và cần đi theo hướng vòng đời của dịch vụ. Đối với doanh nghiệp cũng vậy, chúng ta cần xem xét theo vòng đời của doanh nghiệp.

Chuyên gia của UNDP đã gợi ý thêm nên tận dụng kỹ thuật để xác định lại những vấn đề cần và làm có trọng tâm. Ở thời điểm hiện nay dịch vụ nào cần ưu tiên nên đưa lên trước. như hiện đang là mùa nhập học các cấp nên giáo dục cần được ưu tiên. Sang đầu năm mới.những thủ tục liên quan đến thuế của doanh nghiệp lại cần được ưu tiên thay vì các thủ tục khác.

THAY LỜI KẾT LUẬN

Thực tế cho đến nay, trong nhiều công việc chúng ta còn đang thử mghiệm chưa như mong muốn hoặc có thể nói theo ngôn ngữ tự nhiên là còn khác xa so với những gì đã đề ra.Thông qua trao đổi, nhiều đại biểu đã rút ra những vấn đề thiết yếu đối với doanh nghiệp và người dân.

Chủ trương xây dựng Chính phủ Điện tử và Phát triển Công nghệ Thông tin đã được đưa ra từ những năm 1990 của Thế kỷ trước. Đến nay, trong cả nước vẫn chưa có được một hê thống DVCTT phục vụ hợp lý cho NTD. Để xây dựng một cổng DVCTT hiệu quả cần biến mọi chủ trương, chính sách, và pháp luật thành những dịch vụ đơn giản, chỉ cần một vài cú nhấp chuột là có thể thực hiện và xử lý được vấn đề dặt ra. Đây là nhiệm vụ của những nhà kỹ thuật và công nghệ phối hợp cùng các nhà hoạch định chính sách để đưa ra những quyết định nhanh chóng và đơn giản.

Từ tầm nhìn của người đã nhiều năm làm công tác quản lý, nguyên thứ trưởng Bộ Nội vụ Thang Văn Phúc cho rằng, chúng ta đang tham gia vào một công việc rất cần thiết trong quá trình chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ số, Chính quyền số và xã hội số. Người ta thường nói về số, nhưng điều quan trọng là phải biến những ý tưởng và mục tiêu thành hiện thực trong cuộc sống hàng ngày của cả xã hội và từng cá nhân. Đây là một việc cực kỳ cấp bách, cả về thời gian và khả năng tài chính.

Người viết bài hy vọng được chia sẻ một số thông tin tham khảo đến cùng bạn đọc, Chúng ta cần học hỏi và cải cách để giảm bớt sự trì trệ và cải thiện mối quan hệ giữa nhà nước và người dân. Sự thay đổi này cần phải dựa vào những phản hồi của những người thực hiện và chấp hành chính sách thông qua các cổng DVCTT.