Ông Già Bến Ngự (Tiểu thuyết lịch sử) - Kỳ 26

Trân trọng giới thiệu tiếp với bạn đọc tác phẩm “Ông Già Bến Ngự” là Tập X trong Bộ tiểu thuyết lịch sử Việt Nam Diễn Nghĩa của PGS TS Cao Văn Liên do NXB Hồng Đức ấn hành năm 2023

Kỳ 26.

Cuối năm 1908, Đặng Tử Kính trong nước sang đem theo tiền bạc do Tiểu La và Duy Tân hội quyên góp gửi cho lưu học sinh Việt Nam ở Nhật Bản. Sau bữa ăn tối, bốn người ngồi uống trà. Phan Bội Châu đặt ly xuống và hỏi:

-Tiên sinh về tình hình trong nước có gì mới không?

Đặng Tử Kính buồn rầu nói:

-Dạ thưa tiên sinh, Duy Tân hội của ta chịu một tổn thất nặng nề. Ngài Tăng Bạt Hổ trên đường công tác từ miền Nam ra đã tạ thế trên một con thuyền ở sông Hương Huế do ốm nặng.

Mọi người nghe báo tin đều thương tiếc đau buồn. Phan Bội Châu ứa nước mắt nói:

-Tăng Bạt Hổ ở Nhật lâu năm, giỏi tiếng Nhật là cầu nối của Duy Tân  hội ta với Nhật Bản. Tiên sinh mất sớm quá. Ngài sinh năm 1885 thì năm nay mới 48 tuổi. Tiên sinh mất đi là một tổn thất lớn cho Duy Tân hội ta.

Sau 10 phút mọi người im lặng đau buồn, Đặng Tử Kính nói tiếp:

-Dạ thưa tiên sinh, phong trào Đông Du vẫn đang sôi nổi, nhất là ở Nam Kỳ, các thân sĩ đang hăng hải ủng hộ Duy Tân hội và phong trào Đông Du. Cái mới nữa là sau khi ở Nhật Bản về, Phan Chu Trinh hoạt động rất mạnh, ra Bắc liên lạc với các thân sĩ Bắc Hà, khuấy động phong trào duy tân ở ngoài Bắc. Không lâu sau, Trường Đông Kinh Nghĩa Thục ở Hà Nội ra đời do Lương Văn Can làm Hiệu trưởng. Nhà trường chuyên giảng dạy văn thơ lịch sử yêu nước, các tác phẩm Duy Tân, trong đó có nhiều tác phẩm của Phan Sào Nam tiên sinh. Mùa thu năm 1906 Phan Chu Trinh gửi thư cho Toàn Quyền Đông Dương Jean Bean, vạch trần chế độ phong kiến thối nát, yêu cầu Pháp thay đối chính sách cai trị với đồng bào Việt Nam, giúp nước Việt từng bước đi lên trình độ văn minh.

         Với phương châm dựa vào Pháp khai hóa, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp và các thành viên đi khắp miền Trung và miền Nam vận động cho cuộc Duy Tân, khẩu hiệu vẫn là Khai dân trí, Chấn dân khí, Hậu dân sinh. Phan Chu Trinh còn viết bài “Tỉnh Quốc Ca” để vận động mọi người theo Duy Tân, theo hướng dân chủ tư sản, vẫn là chủ trương cải cách ôn hòa, mở trường dạy học, khuyến khích mở mang công thương, đổi mới phong tục tập quán. Tuy nhiên trong phái ôn hòa của Phan Chu Trinh vẫn có một số người như Lê Văn Huân, Nguyễn Đình Kiên, vẫn theo về khuynh hưỡng vũ trang bạo động. Về Kinh tế, Phan Chu Trinh chủ trọng thông qua buôn bán lấy tiền mở trường dạy học, nuôi thầy, cấp phát sách vở cho học sinh. Gọi là Quốc thương. Ở Quảng Nam có Hội Tương Diên của Phan Thúc Duyên, hiệu buôn của bang tá Nguyễn Toan. Ở Phan Thiết có công ty Liên Thành của Nguyễn Trọng Lôi (con danh sĩ Nguyễn Thông). Ở Nghệ An có Triêu Dương Thương quán của Đặng Nguyên Cẩn và Ngô Đức Kế. Về giáo dục phái Duy Tân mở trường học để mở mang dân trí, giảng dạy các môn Quốc ngữ, toán, cách trí (Khoa học thường thức). Nhà trường còn là nơi tuyên truyền mở rộng công thương nghiệp, đẩy mạnh sản xuất, phê phán quan lại để phá bỏ tập tục lạc hậu, thực hiện đời sống mới. Ở Quang Nam có Trường Diễn Phong do Trần Quý Cáp tổ chức,  Trường Phú Lam có một lớp giành riêng cho nữ sinh, trường do Lê Cơ, em bà con ngoại của Phan Chu Trinh thành lập. Ở Quảng Ngãi có trường do cử nhân Nguyễn Đình Quảng thành lập tại làng Sơn Tịnh (làng Sung Tích). Ở Phan Thiết có trường tư thục Dục Thanh (1907), trường do Nguyễn Trọng Lợi thành lập rồi giao cho em ruột là Nguyễn Quý Anh làm Giám đốc. Ở Bình Thuận có một Thư xã (Nhà giảng sách) thành lập năm 1905 tại đình Phú Tá. Ở Thanh Hóa có Hạc Thanh thư xã. Năm 1906, có 40 trường kiểu mới đã được lập ra ở Quảng Nam và Hà Nội. Đông Kinh Nghĩa Thục tại Hà Nội được lập tháng 3 năm 1907 nhờ sự xúc tiến của Phan Chu Trinh.

         Phong trào Duy Tân được đông dảo nhân dân hưởng ứng, dù là đấu tranh ôn hòa nhưng Pháp vẫn run sợ và ngăn cấm. Tổng đốc Quảng Nam Hồ Đắc Trung cấm không cho dân chúng tập trung nghe diễn thuyết. Đốc học Hà Tĩnh Đặng Nguyên Cẩn bị đuổi vào Bình Thuận đầu năm 1907. Ngô Đức Kế bị bắt vì án Cao Ngọc Lễ vu cáo ông tội mưu phản. Lê Đình Cẩn bị công sứ Quảng Ngãi xét hỏi nhiều lần. Dù ôn hòa nhưng phong trào Duy Tân vẫn bị đàn áp vì Pháp rất sợ Việt Nam văn minh, tiến bộ. Than ôi trăm con đường chết không tìm ra được con đường sống.

Đặng Tử Kính buồn rầu nói tiếp:

-Năm 1908, nhân dân Trung Kỳ nổi dậy chống sưu thuế nặng nề bị Pháp đàn áp dã man. Nhân cơ hội đó Pháp đàn áp và bắt bớ tràn lan. Phan Chu Trinh dù chủ trương ôn hòa Duy Tân vẫn bị Pháp bắt “Trảm giam hậu, lưu tam thiên lý, ngủ xá bất nguyên", nghĩa là tội chém nhưng chỉ giam lại đày đi xa 3.000 dặm, gặp ân xá cũng không cho về. Tháng tư năm 1908 Phan Chu Trinh bị đày đi Côn Đảo. Dư luận và Hội nhân quyền vận động nên mùa hè năm 1901, Thống đốc Nam Kỳ theo lệnh của Toàn quyền Đông Dương ra Côn Đảo thẩm vấn Phan Chu Trinh. Tháng 8 năm 1910 đưa ông về Sài Gòn. Một Hội đồng xử án xử ông ân xá nhưng bị quản thúc ở Mỹ Tho. Ở đây ông sáng tác thơ về các nhân vật nổi tiếng của Nam Kỳ. Bị quản thúc, không làm gì được, Phan Chu Trinh viết thư cho Toàn quyền Đông Dương cho ông sang Pháp hoặc quay lại Côn Đảo. Tháng 10 năm 1910 chính phủ Pháp lập một nhóm giảng dạy tiếng Hán tại Pháp, Chính quyền Đông Dương lập một đoàn giáo dục Đông Dương sang Pháp, trong đó có Phan Chu Trinh và con trai là Phan Châu Dật.

         Tại Pháp Phan Chu Trinh đưa cho Hội nhân quyền Pháp bản điều trần về vụ trấn áp những người chống sưu thuế ở Trung Kỳ năm 1908 (Trung Kỳ dân biến thủy mạt ký), tố cáo nhà tù Côn Đảo đối xử tàn bạo với tù nhân và nhờ liên minh cầm quyền, Đảng xã hội Pháp can thiệp giảm nhẹ án cho tù nhân Côn Đảo.

        Phan Chu Trinh đã tiếp xúc với nhiều nhân vật cao cấp ở Bộ thuộc địa, với Albert Sarraut sắp sang nhậm chức Toàn quyền Đông Dương nhưng không có kết quả vì thế lực của bọn thực dân quá mạnh. Thời gian này Phan Chu Trinh viết “Pháp Việt liên hiệp hậu chi tân Việt Nam”.Phan Bội Châu lại hỏi:

-Thế còn ngài Tiểu La Nguyễn Thành, Tổng thư ký Duy Tân hội?

Đặng Tử Kính đáp:

-Trong cuộc chống sưu thuế ở Trung Kỳ, Tiểu La cũng bị Pháp bắt, kết án 9 năm biệt xứ đày đi Côn Đảo[1].

Nghe tin Tiểu La bị bắt, Phan Bội Châu vô cùng đau buồn. Đặng Tử Kính nói tiếp:

-Tiểu La bị bắt  đẩy Duy Tân hội trong nước đến chỗ nguy  cơ tan rã, còn phong trào Đông Du cũng rất khó khắn, nhất là vấn đề cung cấp tiền trong nước sang cho du học sinh. Tiểu La bị bắt không còn ai lo được vấn đề này nữa. Chưa hết, phong trào Đông Du của chúng ta cũng đang đứng trước tình thế cực kỳ nguy hiểm. Tôi nghe được tin một số phụ huynh Nam Kỳ vì lo cho con đã gửi thư qua bưu điện báo cử người về nước nhận tiền. Thư đó đã lọt vào tay mật thám Pháp. (Pháp bắt được Hoàng Quang Thanh và Đặng Bỉnh Thành với mọi giấy tờ khi vừa cập cảng Sài gòn). Pháp đã đối phó với phong trào Đông Du bằng cách thứ nhất buộc các phụ huynh phải gọi con em về, nếu không sẽ đàn áp các phụ huynh, thứ hai khám xét bắt bớ giải tán các hiệu buôn có liên quan, thứ ba Chính quyền Đông Dương có thể đề nghị Chính Phủ Nhật trục xuất lưu học sinh Việt Nam về nước, không cho học tập nữa.

Phan Bội Châu nói:

-Có thể như thế lắm, nhưng trước mắt không nhận được tiền trong nước gửi sang vấn đề tài chính cho từng du học sinh thật là nghiêm trọng.

Cường Để nói:

-Trước hết hãy hô hào từng người hết sức tiết kiệm. Hãy xem Nhật Bản có nhà tỉ phú nào hào phóng nghĩa hiệp giúp đỡ không?

Nguyễn Thượng Hiền nói:

-Vấn đề này Tổng lý giao cho Bộ đối ngoại tìm hiểu xem.

Phan Bội Châu nói:

-Được, để xem.

Trong khi đó cũng một sáng năm 1908, Toàn quyền Đông Dương gọi điện:

-A lô tôi Toàn quyền Đông Dương đây, cho tôi gặp ngài Bộ trưởng ngoại giao.

-A lô tôi Bộ Trưởng ngoại giao xin nghe.

-A lô tôi Toàn quyền Đông dương đây, hiện nay có một tổ chức cách mạng là Duy Tan hội của Việt Nam, tổ chức này đã tổ chức được 200 học sinh sang du học ở Nhật Bản để về làm nòng cốt cho phong trào cách mạng lật đổ chúng ta. Tôi đề nghị ngài với danh nghĩa nước Pháp hãy thương lượng với chính Phủ Nhật trục xuất ngay số lưu học sinh đó về nước để trừ hậu họa.

(Còn nữa)

CVL

 

[1] Tiểu La Nguyễn Thành hy sinh ở Côn Đảo ngày 11-11-1911.