Phục hồi tăng trưởng kinh tế của khu vực Đông Á và Thái Bình Dương

Sau những cú sốc gần đây, hoạt động kinh tế ở Đông Á và Thái Bình Dương (EAP) đã phục hồi và đang tăng trưởng Tăng trưởng của các quốc gia đang phát triển được dự báo sẽ cao hơn trong năm 2023 khi nền kinh tế Trung Quốc mở cửa trở lại. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng ở hầu hết những nền kinh tế còn lại sẽ chững lại sau khi phục hồi mạnh mẽ vào năm 2022.

Thời gian gần đây, kinh tế khu vực đứng vững, nhưng đà tăng trưởng đang bị chững lại do tăng trưởng toàn cầu suy giảm, giá cả thương phẩm leo thang và điều kiện huy động tài chính bị thắt chặt. Đây cũng là nhận định của Ngân hàng Thế giới trong báo cáo Cập nhật tình hình Kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương tháng 04 năm 2023. 

Trong thông cáo báo chí số 2023/EAP phát đi từ Wshington ngày 30 tháng 03 năm 2023 W.B nêu rõ, do Trung Quốc mở cửa trở lại, nền kinh tế nước này đạt mức tăng 5,1% so với 3% cùng kỳ năm trước. Tăng trưởng của các quốc gia đang phát triển EAP được dự báo sẽ lên 5,1% trong năm 2023, vượt qua mức tăng 3,5% của năm 2022. Do lạm phát và nợ hộ gia đình tăng cao, tăng trưởng ở các quốc gia còn lại, ngoài Trung Quốc, sẽ chững lại ở mức 4,9% so với tốc độ phục hồi mạnh mẽ đạt 5,8% vào năm 2022.

Nhằm cung cấp thông tin đến bạn đọc, bài viết tổng hợp một số nét nổi bật về tình hình và triển vọng phát triển kinh tế của khu vực.

ph1-1681272185.jpg
Chú thích ảnh

Khái quát về tình hình kinh tế khu vựcEAP

Trong báo cáo Cập nhật Kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương tháng 4 năm 2023, Ngân hàng Thế giới(W.B) nhận định, hoạt động kinh tế ở các nước đang phát triển  EAP đã phục hồi .Hầu hết các nền kinh tế đã lấy lại’đà tăng trưởng, nhờ vào tiêu dùng tư nhân và xuất khẩu hàng hóa gia tăng; tuy nhiên, sản lượng vẫn ở dưới mức trước đại dịch Covid-19 và lạm phát còn cao.

Tăng trưởng trong ngắn hạn sẽ phụ thuộc vào động lực tăng trưởng toàn cầu, giá cả hàng hóa cao và thắt chặt tài chính có thể còn tiếp tục trong bối cảnh lạm phát gia tăng. Về lâu dài, tăng trưởng nhanh và sẽ ổn định hơn so với phần lớn các khu vực còn lại trên thế giới; Tỷ lệ nghèo đói giảm rõ rệt và bất bình đẳng xã hội giảm theo trong những thập niên gần đay. Nhưng sẽ là sai lầm nếu để thành tựu che khuất những lỗ hổng trong quá khứ, hiện tại và tương lai, bởi khu vực đang rất cần cải cách về cơ cấu, tài chính vĩ mô và biến đổi khí hậu (BĐKH) nhằm khắc phục hạn chế về năng suất gia tăng chậm và những hậu quả do đại dịch Covid-19 để lại, trong khi còn phải đối mặt với thách thức lớn của quá trình phi toàn cầu hóa, lão hóa và BĐKH cùng với nhu cầu yếu đi và hầu hết các quốc gia không còn theo đuổi chính sách kinh tế vĩ mô mở rộng, hỗ trợ tài khóa giảm dần cùng với lãi suất gia tăng.

Trong bối cảnh toàn cầu, vào năm 2023, EAP đang đứng trước những diễn biến phức tap để định hình lại điều kiện tồn tại của nền kinh tế. Đó là, tăng trưởng toàn cầu năm 2023 thấp hơn so với năm 2022; Giá cả hàng hóa thương phẩm chững lại, giá lương thực thực phẩm và năng lượng leo thang cùng với áp lực lạm phát dẫn đến tài chính bị thắt chăt.

Theo các nhà phân tích, nền kinh tế khu vực đang phải đối mặt với ba thách thức lớn đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách phải hành động để duy trì và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng. Căng thẳng gia tăng giữa các đối tác thương mại lớn sẽ ảnh hưởng đến thương mại, đầu tư và lan tỏa công nghệ; Dân số khu vực già hóa nhanh là những cảnh báo về thách thức và rủi ro ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, cân đối tài khóa và sức khỏe. Cuối cùng, là những nguy cơ và rủi ro khí hậu, nhất là mật độ dân số và hoạt động kinh tế cao dọc theo các vùng duyên hải. Theo chuyên gia kinh tế trưởng, phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương củaW.B, Aaditya Mattoo “Vấn đề toàn cầu hóa bị đảo ngược, dân số già hóa và biến đổi khí hậu đang phủ bóng đen lên viễn cảnh tăng trưởng của khu vực đã từng phát triển nhờ thương mại nhưng đang già hóa nhanh. Tuy nhiên, xúc tiến thương mại, giải quyết những thách thức về cơ cấu dân số, và nâng cao khả năng chống chịu khí hậu sẽ vực dậy khả năng  tăng trưởng.”

Để xử lý áp lực lạm phát, một số quốc gia đã nâng lãi suất trong nước, giúp hạ nhiệt tình trạng đồng nội tệ mất giá và dòng vốn dịch chuyển ra nước ngoài. Tuy nhiên, khi các nền kinh tế thắt chặt điều kiện huy động tài chính, sẽ tạo thêm áp lực mới cho các nền kinh tế trong khu vực.

ph2-1681272198.jpg

Kinh tế châu Á-TBD (Ảnh minh họa Ngọc Đường)

Từ Góc nhìn xa hơn, EAP vừa trải qua hai thập kỷ tăng trưởng cao và ít biến động so với những nền kinh tế khác. Nhờ quản lý kinh tế vĩ mô lành mạnh và quá trình cải cách cơ cấu thực chất hơn trước,toàn khu vực đã chuyển sang nền kinh tế thu nhập trung bình với mức tăng trưởng ổn định sau khủng hoảng tài chính châu Á (AFC) Sau khủng hoảng tài chính AFC, khu vực trở nên thịnh vượng hơn, do mở cửa thương mại và đầu tư cho công nghiệp chế tạo chế biến, nhưng còn e dè trong tự do hóa lĩnh vực dịch vụ. Trong quá trình phát triển khu vực, các quốc gia đang phát triển đã bắt nhịp được với những nước thu nhập cao sau khủng hoảng tài chính toàn cầu (GFC). Nhưng gần đây, mức độ bám sát không còn ý nghĩa thống kê, đồng thời với tăng năng suất suy giảm do thâm dụng vốn tăng cao so với năng suất các yếu tố tổng hợp.

Ở từng giai đoạn khác nhau,những năm từ 1950 đến cuối thập niên1990, nền kinh tế EAP đã trải qua những thời kỳ tăng trưởng khac nhau. Tuy nhiên, từ khủng hoảng tài chính châu Á (AFC) đến khủng hoảng tài chính toàn cầu (GFC), tỷ trọng đóng góp của chế tạo chế biến trong GDP bắt đầu suy giảm ở các quốc gia công nghiệp hóa sớm.

Sự dịch chuyển lao động theo ngành cho thấy, xu hướng chuyển đổi cơ cấu đến nay chưa đem lại lợi ích tương xứng về tăng trưởng năng suất. Tại Ma-lay-xia, Thái Lan, In-đô-nêxia và Trung Quốc, xu hướng dịch chuyển lao động ra khỏi nông thôn đã chững lại từ đầu thập kỷ 2000. Người lao động không chuyển sang làm việc trong lĩnh vực chế tạo, chế biến và dịch vụ mà vào các lĩnh vực dịch vụ xây dựng và thương mại đem lại năng suất thấp. Thực tế các hoạt động dịch vụ năng suất thấp đã phản ánh tình trạng “phi chính thức hóa” lấn át các ngành, lĩnh vực trong tiếp nhận người nhập cư từ nông thôn ra đô thị (WB 2023)..

Quá trình công nghiệp hóa cho thấy, xu hướng li nông đang được đẩy nhanh, hướng tới các hoạt động chế tạo chế biến và dịch vụ đem lại năng suất cao hơn. Cuộc cách mạng công nghệ số, được đẩy mạnh trong đại dịch, hiện đang tạo ra sự chuyển đổi tích cực trong lĩnh vực dịch vụ. Ngày càng có nhiều dịch vụ tham gia thương mại quốc tế, và sự xuất hiện của nền tảng số đang chuyển sang các dịch vụ trong nước, từ bán lẻ và tài chính cho đến vận tải và du lịch.

 Mở cửa công nghệ đòi hỏi phải có những cải cách thân thiện với thị trường, nền kinh tế khu vực đã triển khai nhiều cải cách cơ cấu.  Đó là những cải cách đồng loạt, bao trùm nhiều lĩnh vực như thương mại chế tạo chế biến, tài chính và thị trường sản phẩm, qua đó đã góp phần nâng cao thu nhập bình quân đầu người.

Theo nhận định của W.B, nhịp độ cải cách ở hầu hết các quốc gia đã chậm lại kể từ đầu thập kỷ 2000. Nhiều phân tích cũng đã chỉ ra, cải cách bị chững lại là hệ quả của quá trình tự do hóa khiến dư địa cải cách tiếp cận không còn nhiều, đặc biệt là những cải thiện khó khăn về chính sách. Mặc dù vậy, hiện vẫn còn khoảng cách đáng kể giữa các quốc gia đang phát triển so với nước phát triển trong lĩnh vực dịch vụ có ý nghĩa cho tăng trưởng tương lai

Phân tích nguy cơ trước mắt, giới nghiên cứu cho rằng, nhu cầu đặt ra cần cải cách sâu, quản lý chủ động hơn và tăng cường hợp tác quốc tế, khi thế giới và khu vực đang thay đổi theo hướng phải vượt qua thách thức để tăng trưởng. Từ sự khác biệt của khu vực, có thể rút ra Khu vực EAP đã từng thu được những lợi ích to lớn qua thương mại trên thị trường hội nhập, được quản trị bằng những quy tắc thương mại trong khả năng dự liệu, nhưng đến nay phải đối mặt với chủ nghĩa bảo hộ, chia rẽ về thương mại và bất định về chính sách. Dân số trẻ trước đây đang già hóa nhanh chóng, gây ảnh hưởng bất lợi đến ưu thế về lao động, tạo gánh nặng hưu trí và nhu cầu chăm sóc sức khỏe người già.

Quá trình tăng trưởng dựa vào nhiên liệu hóa thạch trong một thế giới ứng phó chậm với nguy cơ BĐKH đang bị đe dọa bởi tình trạng trái đất nóng lên, và các quốc gia buộc phải đầu tư để thích ứng đồng thời phải đóng góp để giảm nhẹ tác động của BĐKH

Thách thức lớn của khu vực là sự tách biệt ngày càng mạnh mẽ giữa 2 thị trường lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc. Những hạn chế thương mại giữa 2 quốc gia lớn này có thể chuyển hướng thương mại sang các đối thủ cạnh tranh là nước thứ ba. Nhưng hiện có nhiều vấn đề nổi lên đó là Chính trị, chứ không phải kinh tế dẫn đến bất định, có thể làm giảm động lực đầu tư.

Các chuẩn mực khác biệt, như cách tiếp cận về lưu chuyển dữ liệu giữa các địa bàn, có thể làm phân đoạn thị trường và ngăn ngừa nước thứ ba khai thác hiệu quả kinh tế, do quy mô  nhỏ trên thị trường hội nhập toàn cầu.

Hạn chế xuất khẩu ở những điểm đến cuối cùng, cũng như hạn chế nhập khẩu ở các điểm xuất xứ có thể làm gián đoạn các chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) và thương mại của các nước thứ ba. Theo đó, nghiêm trọng nhất là hạn chế song phương về lưu chuyển công nghệ và hợp tác giữa các nước lớn, có khả năng làm giảm lan truyền tri thức toàn cầu.

Chủ nghĩa bảo hộ song phương gia tăng đang ảnh hưởng đến các nền kinh tế thông qua chuyển hướng thương mại sang các quốc gia sản xuất sản phẩm thay thế hoặc thông qua kết nối sản xuất với các quốc gia cung ứng đầu vào và sản phẩm bổ sung.

Đổi mới sáng tạo ở cả Trung Quốc và Hoa Kỳ có ý nghĩa quan trọng đối với các nước trong khu vực. Do Đổi mới sáng tạo phải dựa trên tri thức và trích dẫn ngược trong các bằng sáng chế để phản ánh những nguồn tri thức có trước. Hoa Kỳ và Trung Quốc là những nước đem lại nguồn tri thức quan trọng cho các quốc gia EAP. Mặc dù chưa thể sánh bằng các nền kinh tế phát triển, nhưng Trung Quốc đã và đang trở thành nguồn tri thức ngày càng quan trọng để đổi mới sáng tạo ở các quốc gia EAP. Trong những năm từ 2014 dến 2019, Trung Quốc đã đại diện cho khoảng 10% tri thức có trước được sử dụng trong những đổi mới sáng tạo của Sing-ga-po và Thái Lan (W.B 2023)

Theo W.B, ưu tiên đặt ra là cải cách chính sách của các quốc gia nhằm nâng cao thu nhập đối với mọi trạng thái. Những hiệp định quốc tế có thể là cách làm hữu ích và các quốc gia thứ ba tốt hơn là trở thành “đầu mối” hơn là “nhánh” hoặc là thành viên của các khối thương mại. Theo đó, các nước trong khu vực nên ký kết hiệp định thương mại với cả Trung Quốc và Hoa Kỳ thay vì nằm ngoài bất kỳ hiệp định nào hoặc chỉ tham gia vào một khối thương mại riêng. Các Hiệp định RCEP, CPTPP giúp tăng cường chiều sâu hội nhập của khu vực với Trung Quốc. Phân tích thực chứng cho thấy RCEP và CPTPP hoàn toàn có thể bù đắp được những tổn thất chung do chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Vấn đề nổi cộm ảnh hưởng đến tăng trưởngg khu vực là sự già hóa dân số

Khu vực đang phải đối mặt với thách thức kinh tế của việc dân số già hóa nhanh khi mức thu nhập thấp hơn so với các quốc gia châu Âu, Trung Á (ECA) và OECD là những nước tuy già nhưng lại giàu có hơn.

ph3-1681272177.jpg

Người già ở các quốc gia phát triển

Chuyển đổi từ xã hội dân số già sang dân số già hóa với số người trong nhóm tuổi trên 65( >65+) tăng từ 7% lên 14% trong tổng dân số. Ở hầu hết các quốc gia EAP, quá trình này chỉ diễn ra khoảng 20-25 năm, so với 50-100 năm tại các quốc gia Âu-Mỹ.  Các nước EAP trở thành xã hội dân số già có mức thu nhập thấp hơn rất nhiều so với khu vực OECD với GDP bình quân đầu người chỉ bằng từ 10 đến 40% so với Hoa Kỳ.

Những nước EAP già hóa nhanh hơn so với các quốc gia giàu có. Già hóa có thể làm giảm tỷ lệ dân số “trong độ tuổi lao động”, gây áp lực cho cân đối ngân sách cả về thu và chi.

Áp lực tài chính công đến từ chi phí hưu trí, chi tiêu cho y tế và chăm sóc dài hạn gia tăng, Về thu của nhà nước, quy mô dân số trong độ tuổi lao động giảm sẽ thu hẹp quy mô đóng góp là nguồn chi trả cho hệ thống bảo hiểm thất nghiệp và y tế trong nền kinh tế.

Già hóa làm tăng chi tiêu, đòi hỏi phải thu hẹp khoảng cách giữa mức đóng góp thực tế và đóng góp theo tỷ lệ bảo hiểm hợp lý; đòi hỏi phải cải cách cơ cấu trong lĩnh vực y tế , là việc làm cần thiết để phòng chống, kiểm soát và quản lý bệnh không truyền nhiễm trong trọn vòng đời.

Cùng với già hóa, thích ứng với biến đổi khí hậu cũng là thách thức lớn đặt ra

Khu vực EAP có nguy cơ rủi ro cao về BĐKH do mật độ dân số và hoạt động kinh tế ở các vùng duyên hải. Theo W.B, trên 1/2 tổn thất hàng năm do thiên tai trên thế giới phát sinh ở khu vực EAP. Nếu không có những nỗ lực thích ứng, chỉ riêng ngập lụt vùng ven biển, ven sông và ngập lụt thường xuyên sẽ gây phí tổn lên đến 10% GDP mỗi năm tại các nước như In-đô-nê-xia, Việt Nam, Phi-líp-pin và Trung Quốc. Cùng với thiên tai, nước biển dâng cao có thể đe dọa sự tồn tại của toàn bộ các quốc đảo san hô có cao độ thấp như Ki-ri-ba-ti, quốc đảo Mác-shan và Tu-va-lu.

ph4-1681272187.jpg

Sông băng Perito Moreno tan chảy (Ảnh minh họa)

Trụ cột thứ nhất của thích ứng khí hậu là giảm rủi ro, bằng cách đầu tư trước cho hạ tầng và nông nghiệp. Chính sách giảm thiểu rủi ro bằng xây dựng tại những địa bàn có nguy cơ ngập lụt và bảo vệ thiên nhiên nhằm ổn định các sườn núi và bảo vệ đô thị tránh nước biển dâng cao.

Trụ cột thứ hai là các biện pháp quản lý rủi ro, từ xây dựng hệ thống cảnh báo sớm đến bảo hiểm rủi ro của nhà nước và mạng lưới an sinh xã hội. Phân tích chi tiết về các biện pháp đầu tư thích ứng cho thấy, tỷ suất lợi ích đầu tư để thích ứng khí hậu có thể lớn hơn nhiều so với phương án tránh tổn thất đơn thuần. Đầu tư cho thích ứng đem lại lợi ích cả về Môi trường&Xã hội đồng thời tránh  được tổn thất kinh tế.

Theo Ngân hàng Thế giới,  Các hệ thống cảnh báo sớm cứu được nhân mạng và tài sản, có giá trị cao gấp10 lần chi phí bỏ ra. Hạ tầng mới có khả năng chống chịu khí hậu thường có chi phí ban đầu cao hơn 3% nhưng có tỷ lệ lợi ích/chi phí lại là 4/1 Giảm rủi ro ngập lụt sẽ làm giảm chi phí tài chính, tăng an toàn, và giúp đem lại đầu tư có giá trị cao. Phòng chống ngập lụt dựa vào thiên nhiên giúp tăng đa dạng sinh học, làm cho nước và không khí sạch và cải thiện sức khoẻ tốt hơn. Khôi phục và bảo vệ rừng ngập mặn làm giảm được nước biển dâng cao, hỗ trợ nguồn lợi thuỷ sản và rừng địa phương, lưu trữ các-bon với lợi ích gộp lại lớn hơn 10 lần so với chi phí. bỏ ra (W.B 2023)

Phân tích thực chứng về đầu tư cho thích ứng BĐKH cho thấy, từng lợi ích đều lớn. Nghiên cứu 7 dự án nhằm vào các loại tác động BĐKH khác nhau (rừng và cháy rừng, ngập lụt và thoát nước đô thị, quản lý nước mưa, ngập lụt ven biển, đảo nhiệt đô thị, và hạn hán ) cho thấy, trong tất cả các trường hợp 3 loại lợi ích (môi trường, xã hội và kinh tế) sau khi được định giá cho thấy lợi suất đầu tư cao hơn trong các dự án thích ứng khác nhau. Ở cấp độ ngành và vĩ mô, lợi ích của việc đầu tư thích ứng có thể nhìn thấy rõ ràng, tại Sa-moa, đầu tư thêm 2% GDP cho thích ứng trong năm năm tới sẽ tiết kiệm được khoảng 4,5% GDP vào năm 2021. Tại Phi-líp-pin, tất cả các lĩnh vực đều được hưởng lợi qua các biện pháp thích ứng khí hậu: đầu tư ở mức dưới 1% GDP sẽ tránh được tổn thất từ 1-2% GDP ở nhiều lĩnh vực (W.B 2023).

Đôi điều ghi nhận.

Mặc dù có sự khác biệt nhưng già hóa và biến đổi khí hậu có thể làm giảm tăng trưởng tiềm năng, các biện pháp cải cách cơ cấu và thích ứng khí hậu có thể bù lại cho tác động bất lợi đó. Chính sách nhằm hỗ trợ cạnh tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho lao động và vốn được dịch chuyển giữa các ngành, lĩnh vực sẽ đem lại thành quả cao về năng suất.

Tương tự, chính sách nhằm giảm chi phí thương mại và cải thiện hiệu quả của thị trường vốn và tài chính có thể kích thích đầu tư và hình thành tài sản xã hội tốt hơn.

Gia tăng tỷ lệ tham gia của lực lượng lao động có thể giúp tốc độ tăng trưởng tiềm năng tăng thêm 0,28 điểm phần trăm mỗi năm.

Bên cạnh đó, thích ứng với biến đổi khí hậu có thể giảm nhẹ tác động bất lợi của biến đổi khí hậu đối với tăng trưởng năng suất tổng hợp các yếu tố và làm cho tăng trưởng GDP tiềm năng của khu vực tăng thêm trong thập niên tới./.