Suy thoái kinh tế ảnh hưởng đến các nước đang phát triển và Đông Á - Thái BÌnh Dương

14/01/2023 15:37

Trong thông cáo báo chí phát đi từ WASHINGTON, ngày 10 tháng 1 năm 2023 Ngân hàng Thế giới (W.B) cho biết, tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang chậm lại do lạm phát tăng cao, lãi suất gia tăng, đầu tư suy giảm và gián đoạn do xung đột kéo dài. Theo báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu công bố mới đây, tăng trưởng toàn cầu năm 2023 sẽ giảm từ mức dự kiến 3% vào 6 tháng trước xuống còn 1,7%.

Do điều kiện kinh tế mong manh, bất kỳ diễn biến bất lợi nào như lạm phát cao, lãi suất tăng đột ngột, bùng phát trở lại của đại dịch COVID-19 hoặc căng thẳng địa chính trị leo thang đều  dẫn kinh tế rơi vào suy thoái. Kinh tế toàn cầu được dự báo tăng trưởng thấp trong năm 2023, và sẽ lan rộng với mức điều chỉnh giảm ở 95% nền kinh tế phát triển và trong gần 70% thị trường mới nổi cùng với những nền kinh tế đang phát triển (EMDE).

anh-chup-man-hinh-2023-01-14-luc-153621-1673685391.png

Xu thế suy thoái kinh tế toàn cầu và những ảnh hưởng

Theo nhiều phân tích, 2 năm tới, tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người ở các thị trường mới nổi và những nền kinh tế đang phát triển ở mức 2,8%; thấp hơn 1% so với bình quân giai đoạn 2010-2019. Tại châu Phi Hạ Sahara, nơi khoảng 60% số người nghèo cùng cực đang sinh sống, thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 2023-2024 chỉ tăng 1,2%, khiến tỷ lệ nghèo gia tăng chứ không giảm được. Tại những nền kinh tế phát triển, mức tăng trưởng được dự báo sẽ chậm lại, từ 2,5% vào năm 2022 xuống còn 0,5% trong năm 2023; sự suy giảm lớn này báo trước một cuộc suy thoái toàn cầu. Tăng trưởng được dự báo xuống 0,5% ở Mỹ trong năm 2023, là mức tăng thấp nhất kể từ năm 1970. Cũng trong năm 2023, tăng trưởng của khu vực đồng Euro được dự báo ở mức 0%. Tại Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng chỉ đạ t4,3% trong năm 2023, thấp hơn 0,9% so với những  dự báo trước.

Nếu loại trừ Trung Quốc, tăng trưởng ở các thị trường mới nổi và những nền kinh tế đang phát triển dự kiến sẽ giảm từ 3,8% xuống còn  2,7% trong năm 2023. Động thái này phản ánh nhu cầu thị trường giảm đáng kể cộng với đà lạm phát tăng cao, đồng tiền mất giá, điều kiện tài chính thắt chặt và nhiều khó khăn khác. Theo đó, cuối năm 2024, GDP đạt được ở thị trường mới nổi và những nền kinh tế đang phát triển sẽ thấp hơn 6% so với dự kiến trước đại dịch. Mặc dù dự kiến vừa phải, nhưng lạm phát toàn cầu sẽ vẫn cao hơn mức trước đại dịch.

Theo các nhà nghiên cứu, Các khu vực trên toàn cầu có mức độ phát triển khác nhau, Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương mức tăng trưởng được dự báo đạt 4,3% trong năm 2023 trước khi tăng lên 4,9% vào năm 2024; tương tự khu vực Nam Á sẽ giảm xuống 5,5% trong năm 2023 trước khi tăng lên 5,8% vào năm 2024; châu Âu và Trung Á được dự báo giảm xuống mức 0,1% trong năm 2023 trước khi tăng lên 2,8% vào năm 2024; Châu Mỹ Latinh và Ca-ri-bê tăng trưởng dự kiến xuống 1,3 % trong năm 2023 trước khi phục hồi đạt 2,4% vào năm 2024; Trung Đông và Bắc Phi sẽ chậm lại vào năm 2023 và lên 2,7% vào năm 2024. RiêngChâu Phi cận Sahara: tăng trưởng chậm lại đạt mức 3,6% trong năm 2023.

anh-chup-man-hinh-2023-01-14-luc-154549-1673685964.png
Kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái (Ảnh VTV.vn)

Đông Á - Thái Bình Dương, nét riêng trong bối cảnh toàn cầu

Là khu vực năng động trong nền kinh tế toàn cầu, tăng trưởng khu vực Đông Á-Thái Bình Dương (ĐA- TBD) bị chậm lại trong năm 2022, xuống còn 3,2%,. Tăng trưởng chậm là do Trung Quốc, nước chiếm 85% GDP toàn khu vực, giảm mạnh. Trung Quốc phải đối mặt với những đợt bùng phát dịchCOVID-19 tái diễn và hạn chế di chuyển, hạn hán chưa từng có và căng thẳng kéo dài trong lĩnh vực bất động sản,

Ngoại trừ Trung Quốc, khu vực đã tăng trưởng 5,6% trong năm 2022. Các hoạt động kinh tế được hỗ trợ do nhu cầu bị dồn nén đã được giải phóng khi dỡ bỏ các hạn chế di chuyển và cấm đi lại liên quan đến đại dịch. Tăng trưởng khu vực không bao gồm Trung Quốc vào năm 2022 cao hơn 0,8 % so với dự báo tháng 6/2022, phản ánh tốc độ tăng trưởng tích cực của Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam, nhờ hưởng lợi từ sự phục hồi mạnh mẽ của xuất khẩu hàng hóa. Lạm phát, giá tiêu dùng gia tăng trên toàn khu vực vào năm 2022 nhưng áp lực giá cả nhìn chung vẫn thấp hơn so với các khu vực khác. Điều này phản ánh sự kết hợp của tiềm năng tăng trưởng tương đối cao và quá trình phục hồi kéo dài cũng như việc kiểm soát giá và trợ cấp vẫn phổ biến. Tăng trưởng toàn khu vực được dự báo sẽ ổn định ở mức 4,3% trong năm 2023 khi việc nới lỏng các hạn chế liên quan đến đại dịch cho phép hoạt động của Trung Quốc dần phục hồi. Những điều chỉnh giảm diễn ra trên diện rộng phản ánh sự gián đoạn liên quan đến đại dịch COVID cũng như hoạt động yếu kém kéo dài trong lĩnh vực bất động sản và tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa dự kiến trên toàn khu vực.

Tốc độ tăng trưởng khu vực (loại trừ Trung Quốc) được dự đoán sẽ chậm lại ở mức tăng 4,7% vào năm 2023 do nhu cầu bị dồn nén không còn và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa giảm do sự phục hồi chậm của ngành du lịch và lữ hành. Với sản lượng dự kiến vào năm 2023 thấp hơn đáng kể so với xu hướng trước đại dịch, mặt khác giá lương thực, năng lượng và các yếu tố đầu vào tăng cao cũng như việc thắt chặt chính sách tiền tệ. Tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người ở ĐA-TBD được dự báo giảm còn 3,6% trong giai đoạn 2020-2023,so với mức trung bình 6,2% trong thập kỷ trước đại dịch.

Sau khi phục hồi mạnh mẽ vào năm 2022, tăng trưởng ở Malaysia, Philippines và Việt Nam sẽ ở mức vừa phải do tăng trưởng xuất khẩu sang các thị trường chính chậm lại. Tốc độ tăng trưởng được dự báo ở mức 4% tại Malaysia, 5,4% tạiPhilippines và 6,3% tạiViệt Nam. Ngược lại, Thái Lan được dự báo chỉ tăng 3,6% vào năm 2023, do các ngành như du lịch và vận tải có tốc độ phục hồi chậm. Tăng trưởng sản lượng tại các quốc đảo Thái Bình Dương phụ thuộc vào du lịch cũng được kỳ vọng sẽ tăng cao nhờ nới lỏng những hạn chế biên giới và gia tăng lượng khách du lịch quốc tế.

Rủi ro suy giảm đối với khu vực bao gồm: khả năng xảy ra gián đoạn liên quan đến đại dịch, khó khăn trong lĩnh vực bất động sản kéo dài ở Trung Quốc, điều kiện tài chính toàn cầu thắt chặt; tăng trưởng toàn cầu giảm và các hiện tượng thời tiết liên quan đến biến đổi khí hậu xảy ra thường xuyên hơn. Cuộc chiến kéo dài ở Ukraine và những bất ổn địa chính trị ngày một gia tăng có thể làm giảm niềm tin của doanh nghiệp và người tiêu dùng toàn cầu, đồng thời dẫn đến tăng trưởng xuất khẩu của khu vực giảm mạnh so với dự kiến. Các nền kinh tế phụ thuộc vào hàng hóa và xuất khẩu như Campuchia, Malaysia, Mông Cổ và Việt Nam đặc biệt dễ bị tổn thương do nhu cầu xuất khẩu giảm. Khu vực ĐA-TBD tiếp tục phải hứng chịu các hiện tượng thời tiết liên quan đến biến đổi khí hậu gây hậu quả nghiêm trọng với tần suất ngày một tăng cao. Theo đó, các quốc đảo nhỏ, tổn thất khoảng 1% GDP mỗi năm do thiên tai, nhất là dễ bị tổn thương trước những tác động cực đoan.

Nhìn nhận của định chế tài chính toàn cầu và các nhà quản lý

Báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu 2023 của Ngân hàngThế Giới đã đưa ra đánh giá toàn diện về triển vọng trung hạn đối với tăng trưởng đầu tư tại các thị trường mới nổi và những nền kinh tế đang phát triển. Với vốn đầu tư vào những nền kinh tế này chỉ tăng khoảng 3,5% mỗi năm trong giai đoạn 2022-2024, giảm trên 1/2, so với bình quân trong 2 thập kỷ trước, W.B  đã đề xuất một loạt các phương án cho các nhà hoạch định chính sách, nhằm thúc đẩy tăng trưởng đầu tư. Theo đó, “Đầu tư bị chững lại là vấn đề đáng quan ngại liên quan đến năng suất và thương mại suy giảm, đồng thời làm giảm triển vọng kinh tế nói chung. Nếu không có tăng trưởng đầu tư mạnh mẽ và bền vững sẽ khó có thể có bước tiến có ý nghĩa để đạt được các mục tiêu phát triển và khí hậu rộng hơn”.

Giám đốc Nhóm Triển vọng của Ngân hàng Thế giới Ayhan Kose cho biết:  “Các chính sách quốc gia nhằm thúc đẩy tăng trưởng đầu tư cần phải được điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh của đất nước, luôn bắt đầu bằng việc thiết lập các khuôn khổ chính sách tài chính và tiền tệ lành mạnh cũng như thực hiện các cải cách toàn diện trong môi trường đầu tư.”

Báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu cũng làm sáng tỏ tình thế khó khăn của 37 quốc gia nhỏ, có dân số từ 1,5 triệu người trở xuống bị suy thoái do đại dịch COVID-19 nghiêm trọng và khả năng phục hồi yếu do hoạt động du lịch bị gián đoạn kéo dài. Vào năm 2020, sản lượng kinh tế ở các nước này đã bị giảm hơn 11% (cao  gấp 7 lần các thị trường mới nổi và  nhiều nền kinh tế đang phát triển khác). Những nước nhỏ thường chịu tổn thất liên quan đến thiên tai. Điều này tạo ra những trở ngại nghiêm trọng cho phát triển kinh tế.

W.B cũng đã rút ra các nhà hoạch định chính sách ở những nước nhỏ có thể cải thiện triển vọng tăng trưởng dài hạn bằng cách tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, thúc đẩy đa dạng hóa kinh tế hiệu quả và nâng cao hiệu quả của chính phủ và kêu gọi cộng đồng toàn cầu hỗ trợ các quốc gia nhỏ bằng cách duy trì dòng vốn hỗ trợ chính thức để giúp nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và giúp khôi phục tính bền vững của nợ công.

Trong bối cảnh toàn cầu, nỗ lực phát triển đang phải đối mặt với nhiều khó khăn khi triển vọng tăng trưởng trong chiều hướng xấu đi, Chủ tịch Nhóm Ngân hàngThế giới Malpass cho rằng: “Các thị trường mới nổi và những nền kinh tế đang phát triển đang phải đối mặt với giai đoạn tăng trưởng chậm kéo dài nhiều năm do gánh nặng nợ nần chồng chất và đầu tư kém hiệu quả vì lượng vốn toàn cầu sẽ chủ yếu đổ về các nền kinh tế phát triển khi các nước này đang đối mặt với mức nợ chính phủ cao và lãi suất tăng mạnh. Yếu kém trong tăng trưởng và môi trường đầu tư kinh doanh sẽ làm trầm trọng thêm những thay đổi ngược vốn đã có tác động tiêu cực trong giáo dục, y tế, nghèo đói và cơ sở hạ tầng, cũng như nhu cầu ngày càng tăng do biến đổi khí hậu.”

Trung Đức