Nông nghiệp sinh thái
Chương trình nghệ thuật chào mừng 325 năm hình thành và phát triển vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai
Tối 28-12, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.Biên Hòa tổ chức chương trình nghệ thuật chào mừng 325 năm hình thành và phát triển vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai.
Làm gì để chuyển đổi tư duy nông nghiệp sinh thái tại Việt Nam
Nền nông nghiệp sinh thái là một nền nông nghiệp dựa chủ yếu vào việc khai thác các tiềm năng của nguồn lợi tự nhiên và tiềm năng lao động. Đầu tư phải tập trung vào việc khai thác các tiềm năng trên, chủ yếu dựa vào các biện pháp sinh học, "chứa nhiều chất xám", hơn là các biện pháp "chứa nhiều vật tư".
EBOOK: Tạp chí Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam tháng 12 năm 2022
Trong tháng 12, Tạp chí Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam ra số 71 đã lựa chọn 06 bài phóng sự chính luận và 07 tin bài giới thiệu những mô hình tốt, cách làm hay đạt hiệu quả cao trong quá trình triển khai Dự án GIC, cũng như kịp thời ghi nhận những ý kiến phân tích chuyên sâu và đề ra các giải pháp thúc đẩy Dự án GIC trong giai đoạn tới của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, đại diện cơ quan quản lý, đơn vị tài trợ cho Dự án GIC.
PGS.TS Đào Thế Anh chia sẻ về Nông nghiệp sinh thái trên Báo Nông nghiệp
Nongthonvaphattrien - Nông nghiệp hiện nay đóng vai trò rất quan trọng trong việc đang nuôi sống 7 tỷ người trên trái đất. Nhưng chính nông nghiệp lại là một trong những hoạt động làm tổn thương trái đất nghiêm trọng nhất. Xa hơn nông nghiệp hữu cơ chính là nông nghiệp sinh thái. Nông nghiệp sinh thái được xem là phương thức trồng trọt cao nhất trong các dạng nông nghiệp bền vững. Nông nghiệp sinh thái sử dụng những phương pháp cho phép tái tạo và giữ gìn hệ sinh thái như trồng rừng, không làm đất (cày bừa), trồng đa canh, thuận theo tự nhiên…Để rõ hơn về vấn đề này, Báo Nông nghiệp tổ chức Talkshow về chủ đề này.
Nông nghiệp sinh thái "linh hồn" của nông nghiệp bền vững
Việt Nam đang cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững, tối ưu hoá chi phí sản xuất có tính đến các yếu tố mới nảy sinh như tự do hoá thương mại, biến đổi khí hậu, rủi ro dịch bệnh, kiểm soát thất thoát lương thực thực phẩm và đáp ứng tốt nhu cầu thị trường
Sinh vật cảnh đang trở thành ngành kinh tế sinh thái
Nongthonvaphattrien - Phát huy phong trào Tết trồng cây do Bác Hồ phát động những năm 60 của thế kỷ trước, trải qua hơn 30 năm các cấp Hội Sinh Vật Cảnh góp phần đưa Sinh Vật Cảnh trở thành ngành kinh tế sinh thái, khẳng định Sinh Vật Cảnh là một cuộc cách mạng cảnh quan thiên nhiên và môi trường sinh thái.
Bản tin Nông thôn và Phát triển ngày 22/02/2022
Bản tin Nông thôn và Phát triển ngày 22/02/2022
Mô hình sản xuất cốm từ lúa Khẩu nua lếch tại huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn
Gạo nếp Khẩu Nua Lếch là giống lúa nếp bản địa của người đồng bào dân tộc Tày, có lịch sử phát triển hàng trăm năm, được trồng vào vụ mùa tại các xã Thượng Quan, Thượng Ân, Cốc Đán,… của huyện Ngân Sơn. Gạo nếp Khẩu Nua Lếch có nhiều đặc tính quý, hàm lượng dinh dưỡng cao và đặc biệt là mùi thơm đặc trưng của nếp và được sử dụng làm nguyên liệu tạo nhiều sản phẩm đặc sản như: cốm, xôi, bánh chưng... Độ thơm, mềm, dẻo, ngọt của gạo nếp Khẩu Nua Lếch được coi là một trong những loại gạo ngon nhất trong các giống gạo nếp của Việt Nam. Từ kết quả của đề tài Phục tráng và phát triển giống lúa Khẩu nua lếch tại huyện Ngân Sơn năm 2014, huyện đã bắt đầu mở rộng diện tích gieo trồng giống lúa Khẩu nua lếch theo kỹ thuật canh tác lúa cải tiến SRI. Đến vụ mùa năm 2020 toàn huyện có tổng diện tích gieo trồng là 107 ha. Năm 2015, huyện Ngân Sơn đã đăng ký bảo hộ thành công nhãn hiệu tập thể “Gạo nếp Khẩu nua lếch Ngân Sơn” đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm gạo không chỉ ở thị trường truyền thống mà còn được kết nối và bày bán tại siêu thị Big C và các cửa hàng nông sản an toàn tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Năm 2019, sản phẩm Gạo nếp Khẩu Nua Lếch của HTX Khẩu Nua Lếch Thượng Quan được xếp hạng 3 sao OCOP cấp tỉnh. Ngoài sản phẩm gạo, trong vài năm trở lại đây, các hộ trồng lúa còn tiến hành sản xuất cốm từ thóc non của lúa Khẩu nua lếch để xuất bán không chỉ tại địa phương mà còn tại các tỉnh, thành phố trong miền Nam như Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh giá bán 90.000-100.000đ/kg. Đây là hướng đi mới giúp gia tăng giá trị cho lúa Khẩu nua lếch.
Mô hình nuôi cá chép trong ruộng bậc thang tại huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang
Dự án “Hợp tác Nam – Nam nhằm nhân rộng các sáng kiến chuỗi giá trị thích ứng với biến đổi khí hậu” do Cơ sở Hợp tác Tam giác và Nam-Nam (SSTC) của Trung Quốc-IFAD tài trợ, được triển khai tại 4 nước Lào, Campuchia, Trung Quốc và Việt Nam, đã lựa chọn được 60 mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả để triển khai nhân rộng. Trong đó, Việt Nam đóng góp 42 mô hình sản xuất chế biến nông sản thích ứng với biến đổi khí hậu…