Thị trường carbon: Tiềm năng và triển vọng của Việt Nam

29/03/2023 15:40

Nghiên cứu - Trao đổiTư liệu

Việt Nam đã tham gia và tích cực chuẩn bị cho quá trình hình thành và phát triển thị trường carbon trong nước, tiến tới hội nhập với khu vực và thế giới.

cacbon-1680079115.jpg

Ngày 07/01/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định giảm nhẹ phát thải KNK và bảo vệ tầng ozon. Theo đó, từ nay đến hết năm 2027, Việt Nam sẽ xây dựng các hệ thống quy định, chính sách tạo nền tảng cho thị trường vận hành cũng như thành lập và tổ chức vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon. Việt Nam hướng đến chính thức vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon từ năm 2028.

Trong đó, thị trường carbon rừng của Việt Nam có tiềm năng mang lại nhiều lợi ích lớn, không chỉ cho mục tiêu giảm phát thải mà còn góp phần phát triển kinh tế – xã hội cho hơn 25 triệu người dân có sinh kế phụ thuộc vào rừng. Với tổng diện tích rừng khoảng 14,7 triệu ha, độ che phủ rừng 42%, ước tính mỗi năm rừng của chúng ta hấp thụ trung bình khoảng 69,8 triệu tấn carbon (CO2). Thông qua thị trường carbon, rừng có thể mang lại một nguồn thu đáng kể phục vụ công tác quản lý, bảo vệ cũng như nâng cao thu nhập cho các cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng.

Bản tin Chính sách số 33 của PanNature thảo luận các khía cạnh khác nhau liên quan đến việc xây dựng thị trường carbon ở Việt Nam, bao gồm thị trường carbon rừng. Chúng tôi hy vọng các thảo luận và khuyến nghị chính sách sẽ đóng góp một cách có ý nghĩa cho quá trình xây dựng thị trường carbon ở Việt Nam, hướng đến mục tiêu mở ra một dòng tài chính mới phục vụ mục tiêu giảm phát thải KNK, góp phần giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

Chân thành cảm ơn Mạng lưới Nông nghiệp Bền vững và Tài nguyên Sinh học châu Á (#ANSAB) và Quỹ Đối tác Carbon trong Lâm nghiệp (#FCPF) đã hỗ trợ chúng tôi thực hiện ấn phẩm này.

Đọc trực tuyến phía dưới hoặc tải ấn phẩm TẠI ĐÂY

Thông tin liên quan

Đối thoại chính sách: 30 năm công ước đa dạng sinh học và sự tham gia của Việt Nam

Sau gần 30 năm, Việt Nam ký kết tham gia Công ước Toàn cầu về #Đa_dạng_Sinh_học (#CBD) và Công ước về Buôn bán Quốc tế các loài Động Thực vật Hoang dã bị Nguy cấp (CITES), tình trạng săn bắt, buôn bán động vật hoang dã tại Việt Nam vẫn đang diễn ra khá phức tạp, tác động tiêu cực tới ĐDSH. Liệu có phải chúng ta vẫn còn khoảng trống pháp luật hay cần phải quyết liệt hơn nữa trong công tác thực thi pháp luật? Toạ đàm Đối thoại chính sách: “30 Năm Công ước Đa dạng sinh học và sự tham gia của Việt Nam” do Truyền hình Quốc hội Việt Nam thực hiện phần nào giải đáp những băn khoăn về vấn đề này. Với vai trò là một tổ chức đã và đang thực hiện nhiều hoạt động và dự án bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học của Việt Nam, đại diện Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) cũng có một số nhìn nhận và chia sẻ.

Chợ rùa trên mạng: Sôi động thị trường rùa trên Facebook và Youtube ở Việt Nam

Nhằm cung cấp các khuyến nghị cho các bên liên quan, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) và Chương trình Bảo tồn Rùa châu Á (ATP) thuộc Tổ chức Indo-Myanmar Conservation (IMC) phối hợp thực hiện khảo sát thực trạng buôn bán rùa trên mạng xã hội tại Việt Nam trên hai nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất ở Việt Nam là Facebook và YouTube. Nghiên cứu tập trung vào hoạt động buôn bán rùa sống, làm cảnh trong năm 2021, không đánh giá các hoạt động buôn bán các bộ phận từ rùa khác như: trứng, da, mai, thịt. Báo cáo này có thể là nguồn tham khảo hữu ích cho các cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm soát buôn bán rùa trái phép trên mạng xã hội cũng như các bên thực hiện các chiến dịch nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi buôn bán, tiêu dùng rùa và các sản phẩm liên quan.

Mô hình Làng nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu Tây Bắc

Mô hình Làng nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) được giới thiệu và thử nghiệm trong Dự án “Tăng cường tiếng nói và năng lực của các nhóm nông dân dân tộc thiểu số dễ bị tổn thương trong ứng phó biến đổi khí hậu tại Tây Bắc Việt Nam (VOF)”. Dự án do Hiệp hội tổ chức xã hội dân sự Đan Mạch (CISU) tài trợ thông qua Tổ chức phát triển nông nghiệp Đan Mạch châu Á (ADDA) và do Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) điều phối, thực hiện cùng Hội Nông dân tỉnh Sơn La, Lai Châu. Địa bàn được lựa chọn là 6 bản nằm trên 6 huyện thuộc hai tỉnh Sơn La, Lai Châu trong thời gian từ năm 2020 đến năm 2022.

Về PanNature

PanNature là tổ chức phi lợi nhuận ngoài công lập, hoạt động nhằm bảo vệ môi trường, bảo tồn sự đa dạng và phong phú của thiên nhiên ...

Địa chỉ Số 39 ngõ 68, phố Trung Kính,Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

ĐT: 024 3556-4001 | Fax: 024 3556-8941

Email: contact@nature.org.vn

 

THỊ TRƯỜNG CARBON: TIỀM NĂNG VÀ TRIỂN VỌNG CỦA VIỆT NAM

Lời giới thiệu Chịu trách nhiệm về nội dung và xuất bản: Trung tâm Con người và Thiên nhiên. Giấy phép xuất bản số 45-GP-XBBT do Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 23/3/2022. ISSN 0866 - 7810. In xong và nộp lưu chiểu Quý I/2023. Ảnh bìa: Pixource/pixabay.com Ảnh trong ấn phẩm: PanNature BAN BIÊN TẬP Trịnh Lê Nguyên Nguyễn Hải Vân Nguyễn Thúy Hằng Phan Bích Hường Ấn phẩm do Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) xuất bản. Các bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, không nhất thiết đại diện quan điểm của PanNature hay các tổ chức liên quan. Trong số này 04 Quyền carbon trong phát triển sạch 10 Chuyển nhượng carbon rừng: Thách thức & Khuyến nghị 22 Định hình thị trường carbon tại Việt Nam 32 Tín chỉ carbon rừng: Tiềm năng & Cơ hội cho Việt Nam 38 Định giá carbon và các công cụ định giá carbon 48 Xu hướng áp dụng Thuế carbon và bài học cho Việt Nam 54 Sản xuất cao su bền vững hướng tới phát thải thấp Việt Nam cũng đã tham gia và tích cực chuẩn bị cho quá trình hình thành và phát triển thị trường carbon trong nước, tiến tới hội nhập với khu vực và thế giới. Ngày 07/01/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định 06/2022/NĐCP quy định giảm nhẹ phát thải KNK và bảo vệ tầng ozon. Theo đó, từ nay đến hết năm 2027, Việt Nam sẽ xây dựng các hệ thống quy định, chính sách tạo nền tảng cho thị trường vận hành cũng như thành lập và tổ chức vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon. Việt Nam hướng đến chính thức vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon từ năm 2028. Trong đó, thị trường carbon rừng của Việt Nam có tiềm năng mang lại nhiều lợi ích lớn, không chỉ cho mục tiêu giảm phát thải mà còn góp phần phát triển kinh tế - xã hội cho hơn 25 triệu người dân có sinh kế phụ thuộc vào rừng. Với tổng diện tích rừng khoảng 14,7 triệu ha, độ che phủ rừng 42%, ước tính mỗi năm rừng của chúng ta hấp thụ trung bình khoảng 69,8 triệu tấn carbon (CO 2 ). Thông qua thị trường carbon, rừng có thể mang lại một nguồn thu đáng kể phục vụ công tác quản lý, bảo vệ cũng như nâng cao thu nhập cho các cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng. Bản tin Chính sách số này thảo luận các khía cạnh khác nhau liên quan đến việc xây dựng thị trường carbon ở Việt Nam, trong đó bao gồm thị trường carbon rừng. Chúng tôi hy vọng các thảo luận và khuyến nghị chính sách sẽ đóng góp một cách có ý nghĩa cho quá trình xây dựng thị trường carbon ở Việt Nam, hướng đến mục tiêu mở ra một dòng tài chính mới phục vụ mục tiêu giảm phát thải KNK, góp phần giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Đến nay, thế giới đã cơ bản thống nhất nhận thức chung về sự cấp thiết phải hành động để phòng tránh một cuộc khủng hoảng khí hậu. Tuy nhiên, sau rất nhiều cam kết của các nhà lãnh đạo thế giới, khí hậu toàn cầu vẫn đang diễn biến nguy hiểm. Báo cáo gần đây của Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) cho thấy lượng phát thải khí nhà kính (KNK) vẫn đang gia tăng trên tất cả các lĩnh vực chính trên toàn cầu, dù với tốc độ chậm hơn trước. Các nhà khoa học cảnh báo ngưỡng nhiệt độ tăng thêm 2°C sẽ bị vượt qua trong thế kỷ 21 trừ khi tất cả các quốc gia đồng lòng để đạt được mức giảm sâu phát thải KNK từ thời điểm này. Các giải pháp giảm phát thải đáp ứng yêu cầu giảm sâu lượng KNK đòi hỏi mức độ đầu tư lớn và hiệu quả. Theo ước tính, các nước đang phát triển cần đến 6 nghìn tỉ USD để hoàn thành một nửa các mục tiêu đặt ra trong Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC). Theo IPCC, cho đến nay chưa có quốc gia nào đáp ứng được nguồn tài chính cho biến đổi khí hậu. Thách thức đặt ra hiện nay là giải quyết nhu cầu tài chính biến đổi khí hậu để đảm bảo hành tinh chúng ta không bị rơi vào cuộc khủng hoảng khí hậu. Thị trường carbon đang được xem là một trong những giải pháp cho thách thức này. Thỏa thuận Paris, được thông qua tại Hội nghị về Biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc 2015, tạo tiền đề cho cơ chế thị trường carbon tại Điều 6. Cho đến nay, thế giới đã đạt được nhiều đồng thuận về các quy trình và phương thức để tiếp cận thị trường carbon. Nhiều quốc gia đã và đang xúc tiến xây dựng thị trường này để tạo nguồn tài chính cho các hành động giảm phát thải KNK. Tuy nhiên, lộ trình này ở cấp độ quốc gia cũng như toàn cầu đang gặp nhiều thách thức khác nhau.

TS. Lê Thành Ý
Bạn đang đọc bài viết "Thị trường carbon: Tiềm năng và triển vọng của Việt Nam" tại chuyên mục TS. Lê Thành Ý. Hotline: 0846460404 - Liên hệ Quảng cáo: 0912563309