Phó Thủ tướng giao UBND TP Hà Nội có trách nhiệm công bố và khen thưởng theo quy định. Đồng thời, chỉ đạo UBND huyện Mê Linh tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, chú trọng tiêu chí về sản xuất và môi trường, bảo đảm tính bền vững trong xây dựng nông thôn mới.
Sau hơn 10 năm triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, đến nay toàn huyện Mê Linh (TP Hà Nội) có 16/16 xã đạt chuẩn nông thôn mới và đạt 9/9 tiêu chí huyện nông thôn mới.
Huyện Mê Linh đã tập trung tối đa mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, quan tâm tổ chức sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi… Giai đoạn 2010 -2020 đã bố trí hơn 4.011 tỷ đồng, tập trung đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn.
Nông nghiệp trên địa bàn huyện phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, an toàn thực phẩm, bước đầu xây dựng được thương hiệu hàng hóa nông sản, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn: Giao thông nông thôn, điện, viễn thông, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa; giao thông, thủy lợi nội đồng được đầu tư nâng cấp; công tác quy hoạch được thực hiện đồng bộ, có hiệu quả; hệ thống chính trị được xây dựng vững mạnh, tình hình an ninh, trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong huyện được nâng lên. Tỷ lệ hài lòng của người dân trong xây dựng nông thôn mới đạt từ 96%- 99%.
Trước đó, ngày 26/4/2022, Đoàn thẩm định liên ngành Trung ương do đồng chí Trần Nhật Lam, Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới (NTM) Trung ương làm trưởng Đoàn đã tổ chức thẩm định hồ sơ đề nghị xét, công nhận huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới.
Tại buổi làm việc trên, ông Nguyễn Văn Chí – Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng điều phối NTM thành phố Hà Nội cho biết, năm 2010, huyện Mê Linh bước vào xây dựng NTM với xuất phát điểm thấp: Toàn huyện chỉ có 01/19 tiêu chí đạt (An ninh trật tự), các tiêu chí còn lại đều đạt thấp (02/19 tiêu chí đạt 70-90%, 05/19 tiêu chí đạt 50- 60%, 11/19 tiêu chí đạt dưới 50%). Sau hơn 10 năm triển khai xây dựng NTM, đến nay toàn huyện có 16/16 xã đạt chuẩn NTM và đạt 9/9 tiêu chí huyện NTM. Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của Nhân dân. Huyện tập trung tối đa mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, quan tâm tổ chức sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi… Giai đoạn 2010 -2020 đã bố trí 4.011.405 triệu đồng, tập trung đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn.
Cũng theo Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng điều phối NTM thành phố Hà Nội, về công tác tuyên truyền, huyện Mê Linh đã triển khai bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, tạo sự chuyển biến trong nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân, được nhân dân đồng thuận và hưởng ứng tích cực. Nông nghiệp trên địa bàn huyện phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, an toàn thực phẩm, bước đầu xây dựng được thương hiệu hàng hóa nông sản, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn: Giao thông nông thôn, điện, viễn thông, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa; giao thông, thủy lợi nội đồng được đầu tư nâng cấp; công tác quy hoạch được thực hiện đồng bộ, có hiệu quả; hệ thống chính trị được xây dựng vững mạnh, tình hình an ninh, trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong huyện được nâng lên. Tỷ lệ hài lòng của người dân trong xây dựng NTM đạt từ 96%- 99%.
Nhân dịp này, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng điều phối NTM thành phố Hà Nội cũng thống nhất với các thành viên trong đoàn kiểm tra khi cho rằng: "Đối với tiêu chí môi trường, Mê Linh cần có những giải pháp đồng bộ nhằm thực hiện tốt hơn công tác vệ sinh môi trường; duy trì phong trào trồng, chăm sóc các tuyến đường hoa; quan tâm bố trí, xây dựng không gian xanh,…Đồng thời huyện cần có chiến lược giảm nghèo bền vững; có kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sinh thái, công nghệ cao, đảm bảo an toàn thực phẩm; chú trọng phát huy lợi thế về du lịch, di tích lịch sử văn hóa; tiếp tục đầu tư hạ tầng cơ sở vật chất văn hóa, trường học, khu vui chơi, xây dựng cảnh quan đô thị, nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, văn minh,....".
Chủ tịch huyện Mê Linh Hoàng Anh Tuấn cho biết, xác định xây dựng nông thôn mới là quá trình có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc, chính vì vậy, huyện Mê Linh phấn đấu đến năm 2025 sẽ duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đối với huyện nông thôn mới, tiến tới xây dựng nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới kiểu mẫu để đảm bảo xây dựng nông thôn mới là quá trình thường xuyên, liên tục, hướng tới mục tiêu phát triển nông thôn bền vững: Kinh tế phát triển, hạ tầng kinh tế xã hội hiện đại; môi trường sinh thái trong lành; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa làng quê; chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn không ngừng nâng cao. Cụ thể, toàn huyện sẽ có từ 6 -8 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 1- 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Tốc độ trưởng ngành sản xuất nông nghiệp và thủy sản hàng năm đạt từ 2,5 -3,0%. Nâng cao thu nhập của nông dân khu vực nông thôn phấn đấu đạt trên 65 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt trên 95%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt từ 80 - 85%... |