Triết lý Kinh tế đủ đầy, vấn đề rút ra từ phát triển Nông nghiệp và Kinh tế nông thôn ở Thái Lan

Sau khi Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chính thức thành lâp, trong thư gửi Điền chủ Nông gia toàn quốc ngày 11 tháng 4 năm1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông dân ta thịnh thì nước ta thịnh. Quán triệt tư tưởng này, Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa XIII (Nghị quyết số 19-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045), đã quyết định nhiều nội dung quan trọng liên quan đến chiến lược phát triển Nông nghiêp, Nông dân và Nông thôn nước ta trong tiến trình hội nhập hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu.

BCH Trung ương đã khẳng định Nông nghiệp là lợi thế quốc gia, là trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế. Phát triển nông nghiệp hiệu quả, bền vững, tích hợp đa giá trị theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, năng lực cạnh tranh, gắn với đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản sau thu hoạch và phát triển thị trường nông sản, bảo đảm an toàn thực phẩm, an ninh lương thực quốc gia, bảo vệ môi trường sinh thái; khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ và tuần hoàn;

Chuyển mạnh tư duy sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với thị trường. Phát huy lợi thế vùng, miền, địa phương, tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp theo chuỗi giá trị, dựa trên nền tảng khoa học-công nghệ và đổi mới sáng tạo.

ab-1724421004.png

Hội nghị lần thứ năm BCH Trung ương Đảng khóa XIII

Nghị quyết đề ra mục tiêu tổng quát đến năm 2030, nông dân và cư dân nông thôn có trình độ, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao, làm chủ quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia với quy mô nông sản hàng hoá ngày càng lớn, bảo đảm môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu. phát triển nông thôn toàn diện, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, cơ cấu kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, môi trường sống an toàn, lành mạnh, giàu bản sắc văn hoá dân tộc

Trong hội nhập và hợp tác quốc tế Nghị quyết đã chỉ ra, mở rộng thị trường, thu hút nguồn lực và đẩy mạnh chuyển giao khoa học-công nghệ Theo đó, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, nguồn tài trợ của các nước, các tổ chức và cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế cho phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; khuyến khích đầu tư vào phát triển công nghiệp, dịch vụ nông thôn.;Mở rộng hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ mới tiên tiến, Tăng cường hợp tác quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh nguồn nước, phòng, chống dịch bệnh, ô nhiễm môi trường xuyên biên giới.

Nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế toàn cầu và trong khu vực, các nhà phân tích nhận thấy, một số tiêu chí cơ bản về Nông nghiệp, Nông dân và Nông thôn nước ta tương đồng với Thái Lan nhưng còn thấp thua nhiều lần về năng suất lao động. Học tâp kinh nghiệm phù hợp từ thực trạng phát triển Nông nghiệp và Nông thôn Thái Lan là việc làm cần thiết để xây dựng Nông thôn mới ở nước ta.

Trong mục tiêu phát triển Nông nghiệp, Nông thôn “Không để giàu có một mình” là phương châm người Thái theo đuổi. Mục tiêu này được định hình bởi Triết lý Kinh tế “Đủ đầy".cùng với nâng cao năng lực cạnh tranh nông sản được coi là động lực quan trọng của phát triển Nông nghiệp bền vững.

Nhằm tổng hợp những vấn đề tiếp thu, cảm nhậncvà học hỏi từ các chuyên gia, và những người bạn Thái trong chuyến khảo sát tháng 3 năm 2024. Và tuần làm việc gần đây với các chuyên gia của đoàn công tác do CP Group tổ chức; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Bộ NN&PTNT VN) Lê Minh Hoan và TS. Lê Đức Thinh Cục trưởng Cục Kinh tế Hợp tác thuộc Bộ NN&PTNTVN đã có Bài viết triết lý kinh tế đủ đầy nêu rõ cách người Thái tiêu thụ nông sản, hỗ trợ nâng cao năng lưc cộng đồng ở nông thôn và vai trò của Nhà nước trong hỗ trợ, nâng cao năng lực cộng đồng. Diễn đàn tổng hợp một số nội dung quan trọng để cùng trao đổi.

1, Khái quát về nông nghiệp và kinh tế Nông thôn Thái Lan

Là nền kinh tế thị trường công nghiệp mới, sự phát triển kinh tế Thái Lan phụ thuộc lớn vào du lịchxuất khẩu với kim ngạch hàng năm chiếm khoảng 60% GDP. Theo số liệu thống kê năm 2020 Thái Lan là nền kinh tế lớn thứ 2 trong khu vực ASEAN, xếp thứ 25 toàn cầu theo GDP danh nghĩa, thứ 21 theo sức mua tương đương, và thứ 28 về tổng giá trị thương hiệu quốc gia. Nền kinh tế Thái Lan dễ bị tổn thương do những tác động bên ngoài; sự hồi phục của nền kinh tế sau khủng hoảng tài chính châu Á (1997-98) chủ yếu dựa vào xuất khẩu do nhu cầu gia tăng từ Mỹ và thị trường ngoài nước

ac-1724421004.png

Trang trại trồng dâu với nền nông nghiệp 4.0 tại Thái Lan          

Thái Lan là quốc gia có nhiều loài động vật quý hiếm, nổi bật nhất là hổ voibò tót khổng lồ. Voi là biểu tượng quốc gia, nhưng số lượng voi đang suy giảm nghiêm trọng do nạn săn trộm để lấy ngà và lấy thịt.

Giống như nhiều quốc gia trong khu vực; Thái Lan được coi là quốc gia sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ và manh mún; điều kiện phát triển nông nghiệp, nông thôn Thái Lan tương đồng với Việt Nam. Tuy nhiên năng suất nông nghiệp của quốc gia này lại cao gấp trên 2,5 lần so với Việt Nam. Một số tiêu chí chủ yếu của nông nghiệp Thái Lan và Việt Nam được thể hiện trong bảng 1

Bảng 1 Tiêu chí chủ yếu của nông nghiệp Thái Lan và Việt Nam

anh-chup-man-hinh-2024-08-23-luc-204915-1724421069.png

Sự khác biệt của nông nghiệp Thai Lan và Việt Nam được phân biệt bởi triết lý Kinh tế đủ đầy làm rõ cách người Thái tiêu thụ nông sản, hỗ trợ nâng cao năng lưc cộng đồng và vai trò của Nhà nước trong hỗ trợ, nâng cao năng lực cộng đồng.nông thôn

Triết lý kinh tế đủ đầy được Nhà Vua Thái Lan Rama IX nêu ra, đã trở thành một nguyên tắc quan trọng trong phát triển kinh tế và xã hội bền vững. Thực tiễn triển khai các dự án và chính sách dựa trên triết lý này đã đem lại những kết quả tích cực

 Cụ thể hóa nguyên tắc này, giới phân tích cho rằng, các nhà hoạch định chính sách đã tôn trọng phát triển hợp lý, điều độ và nhấn mạnh tầm quan trọng của kiến thức và đạo đức kinh doanh. Những Quyết định kinh tế dựa trên lý trí đều được xem xét, phân tích kỹ cả về tác động xã hội, kinh tế và môi trường. Hành động và quyết định kinh tế được thực hiện trong phạm vi khả năng, không vượt quá giới hạn của tài nguyên và môi trường, bởi tài nguyên là hữu hạn, cần phải sử dụng tiết kiệm và hiệu quả.

Trên nguyên tắc Phát triển khả năng tự bảo vệ và chống chịu trước những thay đổi và biến động từ bên ngoài, nhất là khủng hoảng kinh tế và thiên tai.

Sử dụng kiến thức và sự học hỏi liên tục thông qua cộng đồng, sẵn sàng đưa ra các quyết định đúng đắn, giải quyết những khó khăn trong bối cảnh giữ vững và kiên định mục tiêu phát triển; duy trì đạo đức và giá trị xã hội trong mọi hoạt động kinh tế và phát triển là nội dung cốt lõi. Do vậy đã khuyến khích đạo đức kinh doanh và phát triển đội ngũ doanh nhân và  doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội.

2. Triết lý kinh tế đủ đầy trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn

Lãnh đạo Nhà nước Thái Lan xác định duy trì đạo đức và giá trị xã hội trong hoạt động kinh tế và phát triển nông thôn là vô cùng quan trọng, đã khuyến khích đạo đức kinh doanh và phát triển trong đội ngũ doanh nhân và các doanh nghiệp phải có trách nhiệm xã hội. Theo đó, Triết lý Kinh tế Đủ đầy đã trở thành nguyên tắc quan trọng trong phát triển kinh tế -xã hội bền vững. Thực tiễn triển khai dự án và chính sách nông thôn dựa trên triết lý nàyđã đem lại những kết quả rất tích cực.

Cải thiện cơ sở hạ tầng, giáo dục và y tế, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, du lịch cộng đồng nông thôn; hỗ trợ tài chính, kỹ thuật cho các doanh nghiệp; khuyến khích du lịch bền vững và mở rộng các hoạt động phi truyền thống qua: Quy hoạch hợp lý các vùng sản xuất, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, để phục vụ nhu cầu tiêu dùng; sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên đất, nước là những nội dung quan trọng trong các Dự án phát triển Nông nghiệp và xã hội Nông thôn.

Quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường được thực hiện thông qua: các dự án quản lý và bảo tồn nguồn nước, trồng rừng; chương trình tái chế và giảm thiểu chất thải. Theo đó, chỉnh trang các “đơn vị sản xuất cơ bản  có ý nghĩa quan trọng và lâu dài để phát triển nông thôn.

Một trong những ứng dụng rõ nét nhất của triết lý Kinh tế "Đủ đầy" trong phát triển nông nghiệp là các nhóm dự án: được Quy hoạch hợp lý trong các vùng đất sản xuất với chủ trương đa dạng hóa với mục tiêu trước tiên là phục vụ nhu cầu tại chỗ.

Quản lý sản xuất nông nghiệp dựa vào các dự án sản xuất nông nghiệp tự cung tự cấp,  phát triển nông thôn và cải thiện cơ sở hạ tầng, giáo dục đào tạo và y tế; phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, du lịch cộng đồng; hỗ trợ tài chính, kỹ thuật và khuyến khích phát triển doanh nghiệp nông thôn,.

Quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường là phần quan trọng. Ứng dụng rõ nét của triết lý Kinh tế "Đủ đầy" trong phát triển nông nghiệp và nông thôn được thể hiện trong các nhóm dự án. Việc Quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường nông nghiệp,nông thôn được tiến hành thông qua: các dự án quản lý và bảo tồn nguồn nước, trồng rừng; chương trình tái chế và giảm thiểu chất thải.

Có nhiều lý giải về triết lý kinh tế đủ đầy, song cách ít được chú ý là biến những sản phẩm nông nghiệp thông thường thành những thương phẩm trên thị trường, phát triền kinh tế dịch vụ, dựa vào năng lực cộng đồng nông thôn.

Các hộ gia đình đã sử dụng giống cây trồng và vật nuôi, như hoa và cây ăn quả (CAQ) với chất lượng tốt, họ đã sử dụng tiến bộ kỹ thuật nhất là xúc tiến thương mại hiệu quả để cụ thể bóa triết lý kinh tế đủ đầy, trong Nông ghiệp và kinh tế nông thôn. Triết lý này được phát triển theo nguyên tắc hợp lý, điều độ, nâng cao khả năng chống chịu và tầm quan trọng của kiến thức và đạo đức trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Mọi hành động và quyết định kinh tế được thực hiện trong phạm vi khả năng và không vượt quá giới hạn của tài nguyên và môi trường. Phát triển khả năng tự bảo vệ và chống chịu trước những thay đổi và biến động từ bên ngoài.

Tầm quan trọng của kiến thức và học hỏi liên tục của cộng đồng được hướng vào đưa ra các quyết định đúng đắn, giải quyết những khó khăn trong bối cảnh giữ vững và kiên định mục tiêu phát triển và các quy hoạch hợp lý.

Các dự án nông nghiệp gắn với phát triển nông thôn thường dựa vào cải thiện cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, du lịch cộng đồng tại nông thôn. Qua đó, đã hỗ trợ tài chính, kỹ thuật cho các doanh nghiệp, khuyến khích du lịch bền vững nông thôn.

Quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường thông qua: các dự án quản lý và bảo tồn
nguồn nước, trồng rừng; chương trình tái chế và giảm thiểu chất thải. Việc chỉnh trang các “đơn vị sản xuất cơ bản” trong nông nghiệp mang ý nghĩa quan trọng để phát triển nông nghiệp nông thôn lâu dài.

Một trong những ứng dụng rõ nét nhất của triết lý Kinh tế "Đủ đầy” trong Quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường là phần quan trọng để cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, giảm tỷ lệ nghèo đói và gia tăng thu nhập, giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường. Nhờ đó, Nông nghiệp quốc gia có khả năng chống chịu cao trước các biến động kinh tế và thiên tai.

Cải thiện chất lượng cuộc sống người dân, giảm tỷ lệ nghèo đói và gia tăng thu nhập, giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường, hệ sinh thái đã tạo thuận lợi để nền kinh tế có khả năng chống chịu trước những biến động từ bên ngoài.

3. Về tiêu thụ nông sản của nông dân

Đã có nhiều nghiên cứu lý giải vấn đề này, như người Thái sử dụng các giống cây trồng, vật nuôi, nhất là hoa và CAQ chất lượng tốt; áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật và đặc biệt là xúc tiến thương mại hiệu quả. Tuy nhiên cách giải thích ít được chú ý là cách người Thái đã biến những nông sản thông thường thành thương phẩm thông qua phát triền kinh tế dịch vụ dựa vào năng lực của cộng đồng nông thôn.

Tích hợp giá trị gia tăng từ “nông sản” sang “thương phẩm nông nghiệp” đã nâng cao Giá trị của sản phẩm nông nghiệp. Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra: Nếu giá trị sản phẩm nông nghiêp của nông trại chiếm 20% trong thương phẩm nông sản hang hóa thì sau chế biến, đóng gói và bảo quản lên trên50% và giá trị thương phẩm hàng hóa được quảng bá, có tích hợp các giá trị văn hóa lịch sử sẽ tới 90%.

Sản xuất hông nghiệp Thái Lan trước tiên là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại chỗ, dư thừa mới mang bán Điều này giúp nông dân ít chịu được tac động bất lợi của thị trường và bhững cú xốc thiên tai dịch bệnh Tuy nhiên, người dân nông th74ôn vẫn cố để tiêu thụ ổn định với lượng nông sảm hàng hóa từ 79% đến 80% sản lượng của các trang trại.

Làm thế nào để người Thái có thể đẩy mạnhchế biến, bảo quản, tích hợp giá trị tạo nên lượng nông sản hàng hoàng hóa lớn là vấn đề lớn đặt ra.

Để tiêu thụ nông sản hang hóa. người dân đã vận dụng giống cây trồng, vật nuôi tốt và áp dụng quytrình sản xuất mới để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao. Chất lượng và uy tín của sản phẩm nông sản được đảm bảo từ trồng trọt đến đóng gói theo điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). Dù ở công đoạn nào, sản phẩm nông sản cũng đều được quan tâm về chất lượng, Nhờ chất lượng cao. Thái Lan đã dễ dàng mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản chế biến sang các quốc gia Châu Âu và Châu Mỹ, Đồng thời tích cực thâm nhập vào thị trường các nước láng giềng như Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Singapore và Hồng Kông,…

Tiêu thụ nông sản là chìa khóa quan trọng nhất để nâng cao giá trị gia tăng, tích hợp đa giá trị trong sản xuất và thương mại nông sản.

Phương châm không ai bị bỏ lại phía sau, không ai giàu có một mình luôn được Nhà mước Thái Lan khuyến khích nhằm hợp tác, liên kết thành các tổ nhóm, hợp tác xã, doanh nghiệp cộng đồng để đảm bảo ổn định nguồn lực. Phát triển Nông nghiệp Nông thôn dựa vào liên kết hợp tác và phát triển cộng đồng nghề nghiệp phi nông luôn được các cấp chính quyền coi trọng. Các thành phần xã hội nghề nghiệp cùng hợp tác liên kết đã nâng cao giá trị gia tăng và lợi nhuận, để mọi thành viên đều được chia phần. Theo hướng phát triển này, Thái Lan đã tập trung vào tạo ra một cộng đồng đa dạng với nhiều loại hình tổ chức ở nông thôn.

4. Cộng đồng nông thôn và hỗ trợ nâng cao năng lực cộng đồng

Trong phát triển, người Thái không bắt đầu từ sản phẩm hay dịch vụ, mà từ Con mgười và các cộng đồng ở nông thôn. Đối với người Thái, điều quan trọng là phải biến những tiềm năng của những con người cụ thể thành sức mạnh của các cộng đồng. Người Thái thấu hiểu mỗi thành phần, mỗi cá thế sinh ra đều có chức năng, nhiệm vụ của mình;không ai làm thay được tất cả. Nông thôn với những cộng đồng dân cư to lớn không chỉ canh tác nông nghiệp nuôi dưỡng bản thân mà còn đảm bảo an toàn thực phẩm cho toàn xã hội, Nông thôn Thái Lan đã tập trung vào phát triển tư duy, tri thức và ý thức cộng đồng thay vì tập trung phát triển vật chất và cơ sở hạ tầng.

Cộng sống dân cư và xuất khẩu nông sản là nơi chứa đựng nguồn lực, những trầm tích của lịch sử, văn hóa, trật tự an ninh xã hội và bảo vệ môi trường ngày nay và mai sau, Theo đó, cộng đồng nông thôn là nơi chứa đựng những tiềm năng to lớn đối với phát triển tương lai nhưng chưa được khai thác.

Để phát triển nông nghiệp nông thôn, cách tốt nhất là khuyến khích, nâng cao năng lực cộng đồng để  đủ năng lực tự vươn lên làm chủ quá trình phát triển .

Đẩy mạnh hợp tác liên kết, huy động sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội tiếp sức cho nông dân và trang trại phát triển các chuỗi giá trị, hình thành nền kinh tế dịch vụ nông thôn là việc làm cần thiết.

Nhận thức rõ nâng cao nhận thức, khả năng tư duy, sáng tạo trong phát triển hơn là hỗ trợ phát triển sản phẩm cụ thể; nhà chức trách Thái Lan đã hướng vào thúc đẩy khả năng sáng tạo, nâng cao nhận thức và quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng năng lực cộng đồng, đặc biệt là khuyến khích, phát hiện và bồi dưỡng nhân lực, người lãnh đạo cộng đồng nghề nghiệp ở nông thôn.

Nâng cao nhận thức, tạo không gian và thiết chế phục vụ cho các cộng đồng trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp như xây dựng các trung tâm đào tạo cộng đồng, chợ giới thiệu nông sản chợ đầu mối nông sản và thiết chế khuyến  khích,trao quyền cho các cộng đồng nông thôn là việc làm cần thiết và điêù quan trọng hơn  đó là phải biết học hỏi,rút kinh nghiệm từ những  sai lầm và thất bại từng gặp phải.

Về yếu tố làm nên thành công của một cộng đồng. Theo các nhà phân tích, cộng đồng luôn quan tâm đến việc học tập và phát triển con người; sức mạnh cộng đồng nằm ở khả năng hợp tác làm vịệc cùng nhau. Vai trò trò của con người thể hiện qua tính kỷ luật và trách nhiệm cá nhân; Con người là nhân tố quyết định tạo nên năng lực cộng đồng. Tâm thế, niềm tin và khát vọng vươn lên phát triển thịnh vượng của mỗi con người sẽ giúp cộng đồng sáng tạo để cùng hợp tác phát triển, tạo nên được những thành công.

5. Vai trò Nhà nước trong hỗ trợ, nâng cao năng lực cộng đồng

Với phương châm ”không ở trên, không ở ngoài mà phải ở trong cộng đồng” tổ chức Nhà nước các cấp ở Thái Lan không chỉ để kiểm tra,đánh giá mà không phó mặc và liên tục đồng hành thúc đẩy  các dự án kinh doanh của các cộng đồng.

Thái Lan có Cục Phát triển Cộng đồng với số lượng biên chế khoảng 6.300 người. Trong số này, 6.200 làm việc ở các địa phương thực hiện nhiệm vụ và các nội dung phát triển cộng đồng theo các cơ quan chuyên môn của Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương .Nhiệm vụ của các cơ quan hỗ trợ cộng đồng tập  trung vào: giải quyết những  vấn đề của các thành viên; tạo không khí và môi trường thuận lợi cho mọi người trong cộng đồng phát huy hết tiềm năng và tạo ra những giá trị xã hội cần thiết . Ba nhiệm vụ này được thể hiện thông qua 8 nội dung cốt lõi của phát triển bền vững cộng đồng, đó là : tổ chức cộng đồng; quy trình học hỏi; kiến thức và kỹ năng; sử dụng tài nguyên; xây dựng cơ sở hạ tầng; nghề nông; ngành nghề phi nông; và tài chính tín dụng.

Trong hỗ trợ nâng cao năng lực cộng đòng vai trò quản lý của nhà nước được thể hiện rõ  qua 5 nguyên tắc cho người làm nhiệm vụ phát triển cộng đồng đó là Khả năng xây dựng, điều phối, quản lý,ra quyết định và giải quyết vấn đề; Có khả năng truyền thông , giao tiếp tốt; biết quan tâm chăm sóc; có tinh thần dũng cảm không ngại khó khăn và nhất là đổi mới sáng tạo.

Mặc dù vai trò nhà nước có thành công nhưng theo các nhà nghiên cứu đang còn những tồn tại  cần lưu ý là những hạn chế nặng về lý thuyết, hoc thuật, chuyển ngữ chưa phù hợp với với phương ngữ địa phương; chưa khuyến khích người cộng tác tại địa phương và trong cộng đồng cùng tham gia; cũng như hạn chế trong khuyến khích người dân tự học hỏi khêu gợi cảm hứng.

6. Thay cho lời kết

Chia sẻ kinh nghiệm của các quốc gia trong khu vực về phát triển Nông nghiệp và Nông thôn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Lê Minh Hoan từng ghi nhận, kiến thức rộng lớn của triết lý kinh tế dủ đầy sau vài tuần học hỏi chứa bao giờ là đủ, điều quan trọng là phải biêtschia sẻ và cùng làm. Bài viết hy vọng được các đồng nghiệp cùng nghiên cứu chiêm nghiệm để cùng thực hiện./