TS. Lê Thành Ý: An ninh lương thực trong xu thế mới (Kỳ 2)

Tại Việt Nam, các nhà khoa học cho rẳng “ANLT là tình trạng khi tất cả mọi người lúc nào cũng tiếp cận được về mặt vật lý, xã hội và kinh tế đối với nguồn LTTP đầy đủ, an toàn và đủ chất dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu bữa ăn và sở thích nhằm đảm bảo cuộc sống năng động và khỏe mạnh”  (Đào Thế Anh 2022)..

Kỳ 2 Thực trạng và vấn đề đặt ra trong Nghị quyết của Chính phủ Việt Nam

ANLT là vấn đề quan trọng trước mắt và lâu dài. Để triển khai thực hiện Kết luận số 81-KL/TW của Bộ Chính trị, ngày 25 tháng 03 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ban hànhNghị quyết34/NQ-CPvề“Bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030”,

553-1655704041.jpg
Cùng với lương thực, sản lượng thịt hơi các loại tăng 1,3 lần, sữa tăng 3,36 lần, trứng 2,13 lần và sản lượng thủy sản tăng 1,7 lần.

4.1.Thực trạng an ninh lương thực quốc gia,

Các nhà nghiên cứu và quản lý có chung nhận xét,

Sản xuất lương thực, thực phẩm dã liên tục phát triển; sản lượng lúa từ 39,17 triệu tấn(năm 2009) đã tăng lên 43,45 triệu tấn (2019) và bình quân lương thực đầu người trong cùng thời gian đã từ 497 kg/năm lên trên 525 kg/năm, đưa Việt Nam vào nhóm nước hàng đầu về sản xuất lương thực, là một trong 6 nước đang phát triển đứng đầu thế giới về lương thực tính theo calo bình quân đầu người.

Cùng với lương thực, sản lượng thịt hơi các loại tăng 1,3 lần, sữa tăng 3,36 lần, trứng 2,13 lần và sản lượng thủy sản tăng 1,7 lần.

Với hệ thống cơ sở hạ tầng sản xuất, lưu thông, dự trữ LTTP được nâng cấp và các kênh phân phối không ngừng hoàn thiện; năng lực sản xuất, lưu thông và khả năng tiếp cận LTTP của người dân đã được nâng cao

Từ sản xuất phát triển và hệ thống lưu thông cải thiện, tình trạng thiếu dinh dưỡng đã giảm xuống 10,8% và tỷ lệ người mất an ninh lương thực còn dưới 10%.

Nhìn chung,đời sống người dân nông thôn đã được nâng cao rõ rệt với thu nhập tăng 3,65 lần. Tuy nhiên, vấn đề an ninh LTTP vẫn còn nhiều hạn chế và yếu kém. Việc sản xuất chưa theo quy hoạch, thu nhập người trồng lúa còn thấp, đời sống nông hộ gặp khó khăn; đặc biệt tổ chức sản xuất, chế biến, thương mại và đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm còn nhiều bất cập.

 

4.2. Chủ trương của lãnh đạo nhà nước

Vấn đề an ninh LTTP luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Kết luận 81-KL/TW tháng 7 năm 2020 đã nhằm vào nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, giữ ổn dịnh đất lúa để đảm bảo ít nhất 35 triệu tấn thóc/năm, làm nòng cốt cho ANLT quốc gia; nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân, đảm bảo khả năng tiếp cận và chi trả cho nhu cầu LTTP thiết yếu; bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng với khẩu phần ăn cân đối; giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi và thể nhẹ cân (BCHTrung ương Đảng 2020)

Đề án An ninh lương thực quốc gia đến năm 2020 đạt được những thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, vấn đề an ninh LTTP vẫn còn nhiều hạn chế. Việc sản xuất chưa theo quy hoạch dẫn đến dư thừa cục bộ ảnh hưởng đến thu nhập của người sản xuất; đời sống của bộ phận không nhỏ nông dân gặp khó khăn; tổ chức sản xuất, chế biến, thương mại và đảm bảo chất lượng còn nhiều bất cập, Ngoài ra, tầm vóc, thể trạng người Việt chậm cải thiện; an ninh LTTP hộ gia đình chưa vững chắc; khả năng tiếp cận đa dạng, đủ dinh dưỡng vẫn còn là thách thức lớn đối với người dân ở vùng sâu, vùng xa và nhất là dân tộc ít người(Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao 2021)

Để triển khai thực hiện Kết luận số 81-KL/TW của Bộ Chính trị. Chính phủ Việt Nam  đã ban hànhNghị quyết số 34/ NQ-CP về “Bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030”,

4.3. Mục tiêu và định hướng cơ bản của Nghị quyết 34 /NQ-CP

Nhằm đảm bảo đủ lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước trong mọi tình huống và một phần cho xuất khẩu; nâng cao thu nhập cho người dân để bảo đảm tiếp cận được lương thực chất lượng, an toàn thực phẩm; từng bước nâng cao tầm vóc, thể lực, trí lực người dân Việt Nam.. Mục tiêu cụ thể của Nghị quyết đã tập trung vào

Bảo đảm nguồn cung LTTP bằng sử dụng linh hoạt quỹ đất lúa; nâng cao hiệu quả sử dụng, giữ ổn định 3,5 triệu ha để sản xuất 35 triệu tấn thóc/năm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, chế biến, dự trữ và xuất khẩu.

Phát triển rau đậu các loại đạt sản lượng 23 - 24 triệu tấn, cây ăn quả 16 - 17 triệu tấn; sản lượg thịt xẻ 6,0 - 6,5 triệu tấn, sữa tươi 2,6 triệu tấn, trứng gia cầm 23 tỷ quả và sản lượng thủy sản từ 9 đến 10 triệu tấn hàng năm.

Trên cơ sở phát triển sản xuất, bảo đảm khả năng tiếp cận lương thực của người dân  phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng, hệ thống lưu thông, phân phối để tăng cường cơ hội tiếp cận lương thực cho người dân.

Ở những vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung quy mô lớn; đảm bảo để người sản xuất có lãi bình quân trên 35% so với giá thành.

Khi thu nhập của người dân nông thôn cao hơn 2 lần sẽ đảm bảo nhu cầu về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm với khẩu phần ăn cân đối, giảm tỷ trọng sử dụng gạo, tăng sử dụng thịt, sữa, trứng, cá, rau, quả các loại để nâng cao chất lượng cuộc sống, đặc biệt là giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi ở thể thấp còi và nhẹ cân (Chính phủ 2021)

An ninh lương thực quốc gia thực hiện trên nguyên tắc gắn với cơ cấu lại nền kinh tế; bảo đảm đủ lương thực cho người dân trong mọi tình huống là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền và toàn xã hội. Hoạt động này không chỉ tập trung vào tính sẵn có và khả năng tiếp cận, mà còn phải bảo đảm cân bằng dinh dưỡng, an toàn thực phẩm.

Việc giữ đất lúa là cần thiết để bảo đảm ANLT, nhưng phải bảo đảm sinh kế, thu nhập cho người trồng lúa.

Trên cơ sở phát huy nguồn lực của Nhà nước, nhân dân và các thành phần kinh tế.cần gắn ANLT với an toàn nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với BĐKH và phát triển bền vững.

Ưu tiên nguồn lực cho nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ nhằm đa dạng hóa sản phẩm LTTP, bảo đảm cân bằng dinh dưỡng, an toàn thực phẩm trong khẩu phần ăn của mọi người dân.

Với mục tiêu bảo đảm đủ LTTP cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; cần nâng cao thu nhập cho người dân để bảo đảm tiếp cận được lương thực chất lượng, an toàn thực phẩm; từng bước nâng cao tầm vóc, thể lực, trí lực người dân.

4.4. Về nhiêm vụ và giải pháp

Nghị quyết Chính phủ đã tập trung vào những nhiệm vu và giai pháp chủ yếu cần làm.

554-1655704058.jpg
Với các vùng không chuyên cần hướng vào tích tụ, tập trung ruộng đất và tăng quy mô sản xuất, tạo thuận lợi để hỗ trợ cả về giống và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật.

Trước hết là đẩy mạnh phát triển, cơ cấu lại sản xuất gắn với thị trường Theo đó, cơ cấu lại trồng trọt theo hướng sản xuất tập trung, quy mô lớn, trên cơ sở phát huy lợi thế vùng, miền; gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị, đáp ứng thị trường và thích ứng với BĐKH

Cùng với trồng trọt; phát triển chăn nuôi theo phương thức công nghiệp và bán công nghiệp trong các trang trại và hộ chăn nuôi chuyên nghiệp; ứng dụng công nghệ cao, quy trình sản xuất tiên tiến, an toàn sinh học và thân thiện với môi trường.

Trong ngành thủy sản, phương thức nuôi trồng đi theo hướng đa dạng đối tượng gắn với mã vùng, truy xuất nguồn gốc;giảm khai thác ven bờ, phát triển khai thác hải sản xa bờ

Về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; tiếp tục đầu tư, xây dựng, sửa chữa, nâng cấp hệ thống thủy lợi hiện đại, đồng bộ; bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn hồ đập nhằm tưới tiêu chủ động cho đất chuyên trồng lúa và tăng diện tích tưới cây trồng cạn. Phát triển thủy lợi đa mục tiêu, ưu tiên đầu tư xây dựng công trình phục vụ cho nuôi trồng thủy sản;. tập trung đầu tư phát triển cảng cá kết hợp với khu neo đậu, tránh trú bão.

Đối với việc nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến và bảo quản tập trung vào nghiên cứu, chọn tạo, phát triển các giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản năng suất, chất lượng cao, chống chịu dịch bệnh và thích ứng với BĐKH.

Về cây lương thực và rau quả cần hướng vào chọn tạo các giống giàu dinh dưỡng, chịu mặn, chịu hạn và chịu úng.

Trong chăn nuôi, cần nghiên cứu vắc xin thế hệ mới phòng các bệnh nguy hiểm; phát triển công nghệ chế biến sâu sản phẩm vật nuôi đáp ứng thị trường trong nước và xuất khẩu.

Theo những nhiệm vụ đề ra sẽ xây dựng, phát triển nhiều vùng sản xuất tập trung, an toàn dịch bệnh; ứng dụng công nghệ cao, áp dụng quy trình thực hành sản xuất tốt (GAP), gắn với cấp mã số vùng sản xuất, chỉ dẫn địa lý và truy xuất nguồn gốc,đồng thời với đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa, tự động hóa đồng bộ từ sản xuất đến thu hoạch, bảo quản và chế biến;

Thu hút và hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu, đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ trong sản xuất, chế biến và bảo quản LTTP; thúc đẩy mạnh liên kết hợp tác sản xuất theo chuỗi giá trị.

Nhằm đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất, Nghị quyết Chính phủ đã nhấn mạnh  việc sắp xếp tổ chức sản xuất, nâng cao năng lực và vai trò của các tổ chức nông dân trong sản xuất và chế biến LTTP.

Với vùng chuyên canh, ưu tiên tổ chức lại sản xuất gắn với phát triển các sản phẩm chủ lực như lúa gạo, chăn nuôi và thủy sản.

Với các vùng không chuyên cần hướng vào tích tụ, tập trung ruộng đất và tăng quy mô sản xuất, tạo thuận lợi để hỗ trợ cả về giống và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật.

Hỗ trợ nông dân và các hợp tác xã đẩy mạnh hợp tác, liên kết sản xuất với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị là giải pháp cần thiết để dẫn dắt nông dân bảo đảm ANLT quốc gia và gia tăng thu nhập cho các thành viên.

Giải pháp hỗ trợ được tiến hành trên cơ sở eăng cường sự tham gia của các hội, hiệp hội ngành hàng trong chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là phát triển sản xuất, chế biến, và tiêu thụ LTTP. Qua đó, đẩy mạnh liên kết vùng và giữa các địa phương trong sản xuất, chế biến nhằm khai thác lợi thế của sản xuất hàng hóa quy mô lớn theo chuỗi giá trị và tăng cường năng lực cạnh tranh hội nhập.

Về chất lượng nguồn nhân lực, Nghị quyết của Chính phủ nhấn mạnh nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu ngành theo hướng hiện đại, công nghệ cao, hữu cơ và thông minh; tăng cường thu hút chuyên gia và lao động có tay nghề cao để đảm bảo đủ năng lực tiếp thu, vận hành và tiếp nhận công nghệ mới trong sản xuất. Việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn cần tiếp tục theo hướng phục vụ tái cơ cấu ngành và xây dựng nông thôn mới bền vững

Những giải pháp nêu ra chỉ có thể thực hiện tốt khi có cơ chế chính sách đảm bảo an ninh phù hợp. Theo đó, Nghị quyết đã tập trung vào điều chỉnh chính sách hỗ trợ địa phương, hộ gia đình bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất lúa và thực hiện chuyển đổi linh hoạt cơ cấu cây trồng, vật nuôi; bổ sung chính sách bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các địa phương phát triển công nghiệp với các địa phương chuyên trồng lúa; hỗ trợ thỏa đáng cho các địa phương và hộ nông dân sản xuất nông nghiệp;

Có chính sách thu hút các thành phần kinh tế đầu tư nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ, phát triển hệ thống dự trữ, bảo quản và chế biến LTTP.

Từ những chính sách đề ra, Nghị quyết Chính phủ nhấn mạnh việc lồng ghép thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ phát triển sản xuất LTTP trong các Chương trình mục tiêu quốc gia gắn với đầu tư công. Trên cơ sở đó rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách trợ cấp lương thực cho hộ đồng bào dân tộc ít người và ở miền núi; tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ người dân ở vùng thiếu đói do ảnh hưởng của thiên tai và dịch bệnh.

Phát triển hệ thống lưu thông, nâng cao khả năng tiếp cận LTTP cho người dân ở mọi lúc, mọi nơi là một đòi hỏi cấp bách. Nghị quyết Chinh phủ đã đề cập đến việc đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ; nâng cấp hạ tầng bảo quản, chế biến sau thu hoạch, nhất là các kho dự trữ, bảo quản, kho chứa LTTP, đặc biệt là các kho dự trữ lúa gạo quốc gia.

Đầu tư, hoàn thiện hệ thống lưu thông LTTP tạo điều kiện cho người tiêu dùng có khả năng tiếp cận trong mọi tình huống là cơ sở để thực hiện tốt công tác dự báo về sản xuất và tiêu thụ; nâng cao hiệu quả quản lý lưu thông và dự trữ quốc gia để phòng ngừa thiên tai và bình ổn thị trường.

Thực hiện cơ chế điều hành và quản lý xuất khẩu linh hoạt,phu hợp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả xuất khẩu sẽ củng cố vững chắc khả năng an tòan và tao thuận lợi cho ngành tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, nâng cao khả năng thích ứng với BĐKH và phòng chống thiên tai. Nghị quyết Chinh phủ đã tâp trung vào nâng cao hiệu quả quản lý; sử dụng tiết kiệm, bền vững tài nguyên đất, nước, rừng,biển và chấm dứt tình trạng bỏ hoang đất nông nghiệp.

Đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý, bố trí, sử dụng đất đai hiệu quả và bền vững hướng vào tiếp tục đầu tư, nâng cấp hệ thống hồ chứa nước, công trình, hệ thống kiểm soát nước mặn, ngọt, đập ngăn đảm bảo an ninh nguồn nước cho sản xuất, chế biến; nâng cao khả năng thích ứng với BĐKH và phòng chống thiên tai; áp dụng các biện pháp thâm canh; bảo tồn và sử dụng bền vững các nguồn gen cây trồng, vật nuôi; thực hiện tốt các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đông thời với sử dụng hợp lý phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật nhằm bảo vệ và cải thiện môi trường đất và nước ngầm.

Thay lời kết luận

An ninh lương thực quốc gia là vấn đề quan trọng, thiết yếu của một đất nước, đặc biệt khi nguồn cung chịu tác động lớn của BĐKH, thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường và quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa.

Từ xu thế toàn cầu và thực tiễn nước ta, để bảo đảm ANLT trong mọi tình huống, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đã có kết luận và Chính Phủ nước CHXHCN Việt Nam đã có Nghị quyết về bảo đảm ANLT quốc gia đến năm 2030. Theo đó, đã xác định đến năm 2030 giữ ổn định quỹ đất trồng lúa, bảo đảm hàng năm có ít nhất 35 triệu tấn thóc, làm cơ sở bảo đảm ANLT quốc gia; cung cấp đầy đủ các loại thực phẩm với chất lượng cao, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, ổn định chính trị, xã hội trong mọi tình huống;

Kết luận của Đảng và Nghi quyết của Chinh phủ đã chỉ rõ mục tiêu, nội dung cụ thể và những giải pháp cần làm. Hy vọng với tinh thần khẩn trương thực hiện, sự nghiệp an ninh lương thực quốc gia sẽ sớm thành công, góp phần thiết thực vào công cuộc chống đói nghèo trên toàn thế giới./.

Địa chỉ liên lạc Lê Thành Ý19b/668 Đường Lạc Long Quân, Nhật Tân ;Q.Tây Hồ, Hà Nội

Mob 0829848231; Email lethanhy05@gmail.com

 

Fle An ninh lương thực (Diễn đàn NT&PT) 6.2022 (P2)