Xóa đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội là nội dung cơ bản, Quan điểm nhất quán của đảng ta, Được cụ thể bằng chính sách, Pháp luật và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Đến nay, Việt Nam đã giành được nhiều thành tựu trong lĩnh vực này. Để đảm bảo lương thực, thực phẩm, đáp ứng đủ dinh dưỡng nâng cao thể trạng, trí tuệ, tầm vóc con người Việt Nam; Đồng thời thực hiện mục tiêu phát triển bền vững mà nước ta cam kết với Tổ chức Liên Hợp Quốc, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 712 về Chương trình hành động Quốc gia "Không còn nạn đói' đến năm 2025. Dù mới triển khai 3 năm, nhưng chương trình đã có những tác động to lớn giúp đồng bào miền núi thoát nghèo.
Chương trình hành động quốc gia "không còn nạm đói" được tỉnh Đăk Nông xác định đến năm 2025; giảm tỷ lệ hộ gia đình có mức năng lượng ăn vào dưới 1.800kcal/người , tăng mức tiêu thụ rau, củ. quả trên 400g/ngay/người; giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng, thấp còi ở trẻ em dưới hai tuổi xuống dưới 20% và vùng đồng bào DTTS dưới 25%. Để đạt được mục tiêu này thì dinh dưỡng hợp lý trong những năm đầu đời của trẻ em là yếu tố quan trọng. Trên cơ sở đó, tỉnh Đắk Nông đã triển khai phong trào phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dựa vào cộng đồng.
Theo đó những hộ nghèo tại địa phương triển khai dự án trên địa bàn tỉnh Đắk Nông được thực hành theo hướng dẫn của cán bộ y tế, để cải thiện dinh dưỡng trong từng bữa ăn cho hai con của mình. Thông qua cầm tay chỉ việc, những người phụ nữ người đồng bào dân tộc thiểu số đã biết cách chế biến thức ăn cho con từ những loại thực phẩm có sẵn, khi sinh bé đầu chị chưa có kinh nghiệm chăm sóc con, đến lúc sinh bé thứ 2 được sự tư vấn của cán bộ y tế xã, chị đã thay đổi được cách chăm con, thay đổi khẩu phần ăn cho con, bổ sung đạm, chất béo, hoa quả, sữa chua, bữa phụ...Bé đầu phát triển không tốt bằng bé sau. Bé sau ăn ngon, ngủ ngon, không quấy khóc.
Để có những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, việc cung cấp đa dạng thực phẩm cho gia đình đóng vai trò quan trọng. Tại vùng nông thôn, các hộ có thể tự sản xuất hoặc mua thực phẩm. Khi gia đình có diện tích đất sản xuất có thể cung cấp 50% nhu cầu về rau củ quả. Phát triển vườn hộ tốt sẽ giúp các gia đình có nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng quanh năm. Những gia đình có chuồng trại để chăn nuôi cũng có nguồn chất đạm cơ bản từ thịt, trứng, sữa.
Thông qua Dự án, đồng bào các dân tộc thiểu số tại Đắk Nông nơi thụ hưởng từ Chương trình hành động Quốc gia "Không còn nạn đối" đã tiếp cận việc trồng rau xanh, nuôi thêm con gà để tự cung tự cấp, tăng thêm thức ăn cho gia đình. Bên cạnh phong trào phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dựa vào cộng đồng, tỉnh Đắk Nông còn đẩy mạnh các chiến dịch: "Tuần lễ dinh dưỡng và phát triển" "Tuần lễ nuôi con bằng sữa mẹ"...Các hoạt động này làm thay đổi nhận thức của phụ nữ trong việc chăm sóc sức khỏe khi mang thai và nuôi con nhỏ. Qua thống kê phụ nữ có thai được khám, tư vấn và chăm sóc tại trạm y tế xã đạt trên 90%. Hàng nghìn lượt bà mẹ được tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ trên 80% trẻ được theo dõi tăng trưởng hàng tháng. Phụ nữ có con dưới 2 tuổi và người chăm sóc trẻ được tuyên truyền cách chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ.
Theo theo báo cáo của tỉnh Đắk Nông, số hộ là người DTTS chiếm 50% trình độ phát triển và nhận thức không đồng đều, một số bà mẹ chăm sóc con theo phong tục truyền thống của đồng bào, những nhà khó khăn thì mình động viên họ tăng gia sản xuất để cải thiện bữa ăn cho trẻ. Để từng bước giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ em, ngành y tế tỉnh Đắk Nông phối hợp với các trường thực hiện chương trình cải thiện bữa ăn cho học sinh. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền vận động người giảm tỷ lệ sinh con thứ 3. Tuy tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em tại Đắk Nông có giảm hàng năm nhưng vẫn còn ở mức cao. Cụ thể, suy dinh dưỡng thể cân nặng ở trẻ dưới 5 tuổi chiếm 19,5% và thể thấp còi là 29,5%. Đồng bào DTTS còn ít kiến thức về chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho đối tượng phụ nữ và trẻ nhỏ. nhiều bà mẹ chỉ biết cho con ăn no bụng chưa quan tâm đến thành phần dinh dưỡng trong bữa ăn. Vì vậy công tác phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em cần sự chung tay, góp sức của cả cộng đồng. Từ đó rút ngắn chênh lệch phát triển giữa trẻ em thành thị và nông thôn, miền núi.
Theo các chuyên gia, đối với những hộ gia đình DTTS sinh con đúng chính sách, cần tập trung tuyên truyền động viên để họ chỉ sinh đúng 2 con. Không chỉ vài hộ mà cả những hộ xung quanh, để họ thấy hộ đó được chính phủ quan tâm để làm theo. Đặc biệt cần truyền thông rộng rãi trong cộng đồng đến những đối tượng ở vùng sâu, vùng xa, DTTS để họ tiếp cận thông tin. Địa phương nên thông tin để người dân hiểu, phải hỗ trợ người dân nghèo, trẻ em nghèo cung cấp sản phẩm dinh dưỡng để phòng chống suy dinh dưỡng. Nhằm hỗ trợ nhân dân, đặc biệt là người nghèo nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện dinh dưỡng, đồng thời tăng thu nhập, Nhà nước đã triển khai hàng loạt chương trình phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Chính việc lồng ghép các chính sách giảm nghèo bền vững, các dự án hỗ trợ sinh kế cho đồng bào DTTS vào chương trình hành động quốc gia không còn nạn đói đã thúc đẩy sản xuất, nâng cao thu nhập cho người nghèo.
Một trong những mô hình khá thành công tại nhiều địa phương, đó là nuôi bò nhốt thâm canh. Quanh năm mưu sinh nhờ 1ha cà phê và trồng thêm lúa rẫy. Những hộ nghèo khi tham gia mô hình nuôi bò nhốt thâm canh có thêm hi vọng thoát nghèo khó. Ưu điểm của nuôi bò nhốt thâm canh là bảo đảm vệ sinh môi trường, tránh lây lan dịch bệnh khi chăn thả ngoài đồng, tiết kiệm thời gian và sức lao động. Bò được nuôi trong chuồng thay vì thả rông thì được ăn cỏ tươi mỗi ngày. Nguồn cỏ được các hộ gia đình trồng trong vườn hoặc ngoài ruộng, rẫy. Sau 18-20 tháng, bò có thể xuất bán. Cách làm này mang lại kinh tế cao hơn nhiều so với chăn thả trước đây.
Hiện nay, giá phân bón rất cao, bà con không có tiền mua. Nhờ nuôi con bò mà đỡ tốn phân. Bán bò mình mua được gạo, đủ thứ , mua đồng phục hay sắm đồ cho con đi học. Hơn thế, đồng bào dân tộc thiểu số còn tham gia vào các mô hình trồng trọt, chăn nuôi theo nhóm cộng đồng, hình thành các tổ hợp tác để đảm bảo thu nhập ổn định và hưởng phúc lợi từ các chính sách của Trung ương.
Việt Nam là một trong số 34 quốc gia đang phải đối mặt với gánh nặng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ. Theo Tổng Điều tra dinh dưỡng Quốc gia năm 2019, khoảng 42% trẻ em từ 6-23 tháng tuổi ở Việt Nam có chế độ ăn đúng và đủ. Tuy nhiên, con số này ở các vùng nông thôn và miền núi chỉ đạt gần 30% và ở Tây Nguyên là 23%. Thế nên, không chỉ đẩy nhanh tiến độ xóa nghèo mà vấn đề đảm bảo lương thực tại khu vực Tây Nguyên cũng được Chính phủ đặc biệt quan tâm. Cứ đến dịp Tế Nguyên đán, mùa giáp hạt hay các đợt thiên tai, dịch bệnh…hàng nghìn người nghèo tại Tây Nguyên được Chính phủ hỗ trợ gạo từ nguồn gạo dự trữ quốc gia. Việc xuất gạo dự trữ quốc gia cấp cho người nghèo, những hộ dân còn thiếu đói, gặp khó khăn… luôn là nguồn động viên nhân dân vượt qua thời điểm khó khăn, ổn định đời sống. Với hệ thống chính trị ổn định, pháp lý vững chắc, quyết tâm thực hiện cao, triển khai đồng bộ các giải pháp, Việt Nam đã đạt thành tựu to lớn về xóa đói giảm nghèo, bảo đảm vững chắc quyền con người ngày càng tốt hơn. Đồng thời tiến đến hoàn thành các mục tiêu trong Chương trình hành động quốc gia “Không còn nạn đói” đến năm 2025