Các Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp đã cam kết giảm mức phát thải xuống bằng 0 vào năm 2050, sự phát triển này còn được đẩy mạnh do như cầu đảm bảo nguồn cung cho tiêu dùng. Nguồn năng lượng tái tạo với giá cạnh tranh đang cớ cơ hội mở rộng cả về nhu cầu và quy mô phát triển. Quá trình chuyển dịch năng lượng cho phép các nhà đầu tư tham gia trực tiếp vào tiến trình giảm phát thải khí nhà kính của những ngành công nghiệp khó giảm phát thải.
Từ giá trị bền vững tạo ra của tập đoàn Copenhagen Infrastructure Parteners(CIP) trong đầu tư và đóng góp vào mục tiêu ứng phó với BĐKH, bài viết đề cập đến một số khía cạnh nổi bật để cùng suy ngẫm.
Ảnh minh họa. (Nguồn:tietkiemnangluong.com.vn)
CIP tập doàn năng lượng tái tạo hàng đầu với niềm tin của nhà đầu tư
Được thành lập vào năm 2012 với tư cách là nhà thầu và quản lý Quỹ đầu tư trong lĩnh vực năng lượng, CIP đã đi tiên phong trên thị trường với sự phát triển vượt trội. Sau 10 năm xây dựng, tập đoàn đã trở nên nổi tiếng về đầu tư vào năng lượng xanh và cơ sở hạ tầng với số vốn quản lý từ 1 tỷ tăng dần lên 19 tỷ và dự kiến sẽ đạt 100 tỷ euro vào năm 2030. Có thể thấy sự tăng trưởng của CIP qua biểu 1 dưới đây:
Biểu 1: Sự phát triển gia tăng của CIP trong giai đoạn 2012-2022
Danh mục |
Số lượng 2012 |
Số lượng 2022 |
Tỷ lệ tăng trưởng (%) |
Số văn phòng |
01 |
09 |
900 |
Nhân viên (người) |
04 |
400 |
10.000 |
Số quỹ |
01 |
10 |
1000 |
Số nhà đầu tư |
01 |
135 |
13500 |
Tiền vốn (tỷ euro) |
01 |
19 |
1900 |
Số dự án |
0 |
90 |
- |
Nguồn CIP 20223
Quá trình chuyển dịch năng lượng của tập đoàn đã được đẩy mạnh trong chiến lược phát triển những quỹ riêng biệt. Những quỹ này đã tập trung vào khai thác và để các nhà đầu tư được tham gia vào quá trình giảm phát thải khí nhà kính. Tất cả các quỹ của CIP đều hướng đầu tư vào những dự án hạ tầng phục vụ năng lượng tái tạo, nhằm hỗ trợ dịch chuyển sang nền kinh tế net zero toàn cầu, xu hướng này đã minh chứng sự gia tăng đáng kể về năng lượng tái tạo. CIP tạo cơ hội để nhà đầu tư đều được tham gia vào tiến trình chuyển dịch năng lượng thông qua giảm thiểu lượng phát thải. Các quỹ Đầu tư trọng điểm như Thị trường mới (NMF-I), Tín dụng xanh (GCF-I), Chuyển dịch năng lượng (ETF-I) và Năng lượng sinh học tiên tiến (ABF-I) đều khai thác triệt để xu hướng chuyển dịch thông qua phát triển công nghệ và hệ thống năng lượng tái tạo tích hợp. Các loại quỹ này đã giúp nhà đầu tư tiếp cận được nguồn vốn hấp dẫn để tác động tích cực đến môi trường xã hội. Chiến lược đa quỹ của CIP cho phép nhà đầu tư được đóng góp trực tiếp vào giảm thiểu tác hại của BĐKH và góp vốn vào giảm phát thải carbon trong chuyển đổi xanh. Là một tập đoàn quản lý quỹ, phương pháp tiếp cận của CIP được thiết lập dựa vào mối liên kết giữa tiêu chuẩn về môi trường, xã hội với việc quản trị cũng như tạo được giá trị lâu dài. Theo đó, những khoản đầu tư đã tác động đáng kể đến môi trường, cung cấp hạ tầng xã hội và nâng cao chất lượng việc làm.
Nắm bắt cơ hội đầu tư vào năng lượng xanh, bằng cách tập trung loại bỏ rủi ro, tận dụng sự hiện diện toàn cầu và mạng lưới đối tác, CIP đã tạo được giá trị gia tăng bằng cách nắm bắt kịp thời cơ hội đầu tư. Từ năm 2012, tập đoàn đã tạo giá trị cho nhà đầu tư bằng liên kết nguồn vốn với các dự án năng lượng. CIP đảm bảo tốc độ và sự linh hoạt cần thiết trong đầu tư và triển khai các dự án từ ngay giai đoạn đầu khởi sự. Phần quan trọng trong tạo giá trị gia tăng là khả năng nắm bắt và tạo được cơ hội đầu tư với cấu trúc ít rủi ro.
Mạng lưới quan hệ và khả năng chuyên môn giúp CIP luôn tìm được những dự án độc đáo, tạo danh mục đầu tư hấp dẫn, tập trung vào giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa.Thông qua đánh giá, giảm thiểu rủi ro và tận dụng mạng lưới đối tác toàn cầu, CIP đảm bảo cho nhà đầu tư thu được lợi nhuận cao, tạo được niềm tin và sự gắn bó của họ trong suốt quá trình phát triển.
Vai trò chuyển dịch năng lượng trong quá trình phát triển
Ngày nay, công nghệ năng lượng tái tạo đã phát triển mạnh với chi phí cạnh tranh so với các nguồn năng lượng truyền thống trên thị trường, đang tạo nhu cầu đặc biệt về đầu tư xây dựng hạ tầng dịch vụ năng lượng tái tạo và chuyển đổi xanh.
Những nền kinh tế lớn đều đã cam kết thực hiện mục tiêu giảm phát thải carbon. Chính phủ nhiều nước đang cùng cộng đồng doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng nhằm đạt phát thải khí nhà kính bằng 0 vào năm 2050. Năng lượng tái tạo có chi phí cạnh tranh đang tạo cơ hội mở rộng cả về nhu cầu và quy mô đầu tư. Theo nhiều dự báo trong 3 thập niên tới, sản lượng điện năng lượng tái tạo sẽ tăng ở mức 2 con số. Được thúc đẩy bởi quá trình giảm thiểu phát thải, cùng với điện khí hóa giao thông, công nghiệp và xây dựng, năng lượng xanh đang là xu thế phát triển toàn cầu.
Phát triển năng lượng tái tạo là xu thế tất yếu
Cả 2 quỹ ABF-I và ETF-I đều tập trung vào giảm phát thải trong các lĩnh vực khó giảm thông qua sản xuất nhiên liệu xanh và nguyên liệu để làm phân bón, nhiên liệu vận tải cũng như phát triển nhiều ngành công nghiệp khác. Quỹ đầu tư trọng điểm như NMF-I và GCF-I hướng đầu tư vào giảm phát thải carbon thông qua tích hợp năng lượng tái tạo (từ điện gió ngoài khơi, điện gió trong đất liền đến năng lượng mặt trời). Việc tích hợp vào lưới điện được thực hiện thông qua các dự án lưu trữ và những lưới điện quy mô lớn sẽ mở ra triển vọng rộng lớn cho ngành năng lượng tái tạo.
Chiến lược khai thác triệt để xu hướng chuyển đổi trong giai đoạn 2020- 2050 diễn ra theo cơ cấu, khoảng 30% là năng lượng tái tạo và nhiên liệu hóa thạch còn dao động đến gần 80% vào năm 2020. Tuy nhiên, đến năm 2050, năng lượng tái tạo sẽ được sử dụng phổ biến với 15 đến 20% thị trường sử dụng hydrogene, ammonia, methanol; năng lượng sinh học tiên tiến bao gồm cả nhiên liệu khí, lỏng chiếm 15% đến 20%, còn lại 10% là nhiên liệu hóa thạch. Theo đó, CIP dự báo đến năm 2030 sẽ đạt khoảng 150 GW công suất năng lượng xanh, giảm được 150 triệu tấn khí thải CO2 và trên 70 triệu hộ gia đình được dùng điện sạch.
Năm 2021, Liên minh châu Âu (EU) đã ban hành quy định công khai tài chính nhằm nâng cao tính minh bạch về rủi ro và tác động đến phát triển bền vững trong quy trình đầu tư. Đây là một phần của thỏa thuận xanh, hướng đầu tư vào những hoạt động bền vững và hỗ trợ các quốc gia thành viên đạt được mục tiêu BĐKH. Vào năm 2022, CIP đã lập bản đồ chi tiết về lượng khí thải carbon theo từng dự án và sẽ sử dụng những kết quả này nhằm giảm lượng phát thải trong các chuỗi cung ứng. Thông qua kiến thức chuyên ngành và khả năng đổi mới, tập đoàn CIP đảm bảo độ linh hoạt cần thiết trong đầu tư và triển khai các dự án. Nắm bắt được cơ hội đầu tư xanh và tập trung vào giảm thiểu rủi ro, tập đoàn đã thiết lập được mạng lưới toàn cầu về năng lượng năng lượng tái tạo để chuyển dịch theo hướng xanh hơn.
Chuyển dịch năng lượng ở Việt Nam từ góc nhìn doanh nghiệp nước ngoài
Việt Nam nên làm gì để khởi động thành công ngành năng lượng tái tạo? làm thế nào để thu hút được nguồn vốn đầu tư cần thiết và tạo dựng được sự tin cậy đối với sự phát triển? Đâu là những bài học và kinh nghiệm quốc tế nên xem xét? Những vấn đề này đã được đặt ra và thảo luận tại nhiều hội thảo.
Tại hội thảo “Thúc Đẩy Phát Triển ngành Điện gió ngoài khơi Việt Nam: Kinh nghiệm Quốc tế và các gợi ý chính sách” diễn ra tại Hà Nội vào trung tuần tháng 3 năm 2023 dưới sự đồng chủ trì của ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Đảng (CEC) và ông Nicolai Prytz, Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam, đại biểu tham dự đã trao đổi để làm rõ vấn đề đặt ra.
Với mục đích tạo ra một diễn đàn đối thoại, trao đổi giữa các cơ quan, ban ngành với các tổ chức, chuyên gia, doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm chia sẻ kinh nghiệm và đề xuất cơ chế chính sách liên quan. Tập đoàn Copenhagen Infrastructure Partners (CIP), một nhà đầu tư hàng đầu thế giới về điện gió ngoài khơi và là nhà đầu tư chủ chốt của Dự án điện gió ngoài khơi lớn nhất Việt Nam đã có những trao đổi cởi mở, chân tình.
Năng lượng tái xu hướng phát triển của thế giớ và Việt Nam
Những thập kỷ gần đây, Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng GDP trung bình 7%/năm, đã làm gia tăng đáng kể nguồn lượng năng lượng tiêu thụ phát thải khí CO2. Điều quan trọng đối với Việt Nam lúc này là khả năng bóc tách mức tiêu thụ năng lượng và nhịp độ phát triển kinh tế, đồng thời chuyển đổi cấu trúc thành hệ thống bền vững thông qua đầu tư năng lượng tái tạo.
Theo các nhà phân tích, Việt Nam có nhiều thuận lợi để phát triển công nghiệp điện gió như đường bờ biển dài, nguồn gió dồi dào và vùng đáy biển tương đối phù hợp để xây dựng hệ thống móng cố định. Cả nước có các chuỗi cung ứng có thể sử dụng hoặc chuyển đổi để thực hiện nhiều công đoạn trong quá trình thiết lập hệ thống hạ tầng hoặc xây dựng những trang trại điện gió. Với khả năng cung cấp điện sạch khổng lồ có mức giá hấp dẫn, đồng thời tạo thêm nhiều việc làm và thu hút đầu tư, điện gió sẽ đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu năng lượng tương lai.
Đại sứ Đan Mạch Nicolai Prytz cho biết, Đan Mạch là quốc gia tiên phong và dẫn đầu thế giới về năng lượng gió ngoài khơi. Ngày nay, Đan Mạch đang đi đầu trong việc cắt giảm chi phí sản xuất để biến điện gió thành một trong những loại năng lượng tái tạo cạnh tranh nhất. Điều này là động lực tạo đà cho sự phát triển và mở rộng ngành công nghiệp điện gió của Việt Nam.
Đồng Giám đốc Điều hành của tập đoàn Copenhagen Offshore Partners (COP), Henrik Scheinemann bổ sung “Điều quan trọng là Việt Nam nên tập trung vào khởi động ngành năng lượng tái tạo, một ngành công nghiệp đã được chứng minh là có hiệu quả cao, đồng thời học hỏi kinh nghiệm từ các thị trường đã phát triển để chọn cho mình một mô hình điện gió ngoài khơi phù hợp với nhu cầu và kỹ năng của đất nước. Cũng như kinh nghiệm phát triển ở một số quốc gia như Đan Mạch, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đài Loan,… các cơ chế thí điểm, đặc biệt đối với các dự án phát triển điện gió ngoài khơi là những bài học có ý nghĩa. Điện gió có thể là một gợi ý chính sách đối với Việt Nam, khai thác nguồn tài nguyên này để bảo đảm an ninh năng lượng và giảm phát thải khí thải carbon là việc làm cần thiết.
Có thể thấy, đất nước ta có khả năng để thành lập ngành công nghiệp điện gió. Giờ là lúc cần thúc đẩy và cho phép thực hiện các dự án thí điểm và ban hành khung pháp lý cũng như tạo điều kiện để các nhà đầu tư và phát triển dự án chia sẻ nhằm xây dựng chuỗi cung ứng địa phương và giải quyết cơn khát năng lượng xanh ngày một gia tăng. Tập đoàn CIP cũng cam kết hỗ trợ Việt Nam trên hành trình lâu dài để phát triển ngành công nghiệp này.
Thay lời kết luận
Trong vòng 10 năm (2012-2022) tâp đoàn CIP (Đan Mạch) đã trở thành một tập đoàn nổi tiếng thế giới về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ năng lượng tái tạo, Cũng trong 10 năm đó, từ một văn phòng với 4 thành viên sáng lập ở Copenhagen, CIP đã phát triển đi lên với trên 400 nhân viên làm việc tại nhiều văn phòng ở Copenhagen, London, Hambourrg, Utrecht, New Yorrk, Tokyo, Singapore; Seoul và Melbourne.
Là một quỹ đầu tư tư nhân đồng thời cũng là nhà phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo, cốt lõi thành công của CIP là khả năng liên kết hiệu quả nguồn vốn với các dự án năng lượng. Cùng với đó là khả năng kết hợp hiểu biết chuyên ngành và tài chính với sự linh hoạt trong hoạt động để đảm bảo lợi nhuận được điều chỉnh theo những rủi ro đầu tư.
Tạo dựng giá trị bền vững, tập trung đầu tư vào các dự án hạ tầng phục vụ phát triển năng lượng tái tạo là hướng phát triển lâu dài. Với tham vọng đến 2030 huy động 100 tỷ euro đầu tư vào năng lượng xanh, CIP sẽ tiếp tục một thập niên tạo ra giá trị bền vững mới cho các đối tác của mình với tư cách của một tập đoàn năng lượng tái tạo hàng đầu thế giới. Kinh nghiệm rút ra từ tập đoàn này có thể là bài học trong bước khởi đầu của ngành điện gió nước nhà./.