Diễn đàn Kinh tế Xanh Hà Nội 2023 – Tương lai phát triển bền vững ở Việt Nam

Giữ vai trò then chốt đối với các doanh nghiệp châu Âu quan tâm đến thị trường Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam mong muốn mở rộng hoạt động thị trường tại Châu Âu. EuroCham, là cầu nối lợi ích theo Hiệp định Thương mại Tự do giữa Liên minh Châu Âu và Việt Nam (EVFTA). Với trên 1.400 thành viên, EuroCham là “hiệp hội của các hiệp hội” nước ngoài tiêu biểu, đại diện cho các doanh nghiệp từ vừa và nhỏ đến các công ty đa quốc gia với trên 150.000 lao động. Tổ chức này giữ vai trò như một hiệp hội “bảo trợ”, 9 hiệp hội doanh nghiệp và các Phòng Thương mại và Công nghiệp của các quốc gia thuộc liên minh Châu Âu ở Việt Nam. Sự đa dạng về tổ chức giúp EuroCham bảo vệ được lợi ích của nhiều ngành công nghiệp và doanh nghiệp, đưa tiếng nói và tầm ảnh hưởng của họ lên cao.

Cuối năm 2023, tại Hà Nội, EuroCham đã tổ chức Diễn đàn Kinh tế Xanh (GEF 2023) với trên 700 người tham dự. Diễn đàn đã thu hút được sự chú ý của đông đảo doanh nghiệp quốc tế với sự hiện diện của lãnh đạo cấp cao Việt Nam, Ủy ban châu Âu và Thủ tướng Hà Lan. Diễn đàn đã nhấn mạnh cam kết thống nhất của các doanh nghiệp, tổ chức quốc tế, cơ quan chính phủ và cộng đồng donh nghiệp trong thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh ở Việt Nam và Hà Nội. Bài viết đề cập đến một số nội dung nổi bật tại Diễn đàn này.

anh-chup-man-hinh-2024-06-09-luc-154216-1717922560.png
Lãnh đạo Diễn đàn GEF Hà Nội 2023 (Ảnh EuroCham)

Diễn đàn với sự tham gia của lãnh đạo quốc tế và Việt Nam

Diễn đàn Kinh tế Xanh Hà Nội 2023 đã thu hút được sự tham gia của đông đảo doanh nghiệp châu Âu và Việt Nam với sự hiện diện của lãnh đạo cấp cao như các Bộ, Thứ trưởng một số ngành, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính, Phó Chủ tịch điều hành Ủy ban châu Âu Valdis Dombrovskis và Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte. GEF 2023 đã thu hút hơn 700 đại biểu tham dự. Diễn đàn đã nhấn mạnh cam kết thống nhất của các doanh nghiệp, tổ chức quốc tế, cơ quan Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp trong thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh tại Việt Nam.

Trong phiên khai mạc, các nhà lãnh đạo và doanh nghiệp đã gợi ra những hiểu biết sâu sắc về quá trình chuyển đổi xanh, lồng ghép những quan điểm toàn cầu với hành trình phát triển bền vững ở Việt Nam. Sự kiện này còn có sự góp mặt của các diễn giả là đại diện của các bộ ngành Việt Nam gồm có Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Thứ trưởng Bộ Công Thương.

Thay mặt cho ngành Nông nghiệp Việt Nam, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã nhấn mạnh: Những năm qua,ngành Nông nghiệp Việt Nam đã liên tục tăng trưởng, phát triển toàn diện và đạt được những thành tựu to lớn. Sản lượng lương thực, thực phẩm tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng, bảo đảm nguồn cung dồi dào, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Mặc dù vậy, Nông nghiệp Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều thách thức như diện tích đất sản xuất bị thu hẹp, nhu cầu lương thực tăng nhanh và chưa quan tâm đúng mức đến phát triển bền vững; chưa triệt để giải quyết lượng tồn dư trong thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; sử dụng quá mức phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật hóa học, tổn thất sau thu hoạch còn cao… gây rủi ro, nguy hại đối với môi trường. Để giải quyết những hạn chế này, tăng trưởng xanh và nông nghiệp xanh đã trở thành xu thế lựa chọn tất yếu, đây là mục tiêu mà mọi quốc gia đều đang hướng tới.

Thực hiện Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, Việt Nam và Thủ đô Hà Nội đang triển khai mạnh mẽ chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm từ sản xuất, chế biến, phân phối đến tiêu dùng theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững. Nhiều địa phương, cơ sở đã đi tiên phong trong xây dựng hệ thống lương thực thực phẩm bền vững và có khả năng chống chịu để giải quyết vấn đề an ninh lương thực, dinh dưỡng, thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) và đa dạng sinh học. Có thể nói, phát triển nông nghiệp gắn với tăng trưởng xanh là phương hướng đi tới. Tuy nhiên, để phát triển nông nghiệp xanh còn nhiều khó khăn và thách thức, cần học hỏi nhiều kinh nghiệm từ bạn bè quốc tế. Diễn đàn đã tập trung chia sẻ kinh nghiệm và thảo luận những định hướng về phát triển nông nghiệp xanh và bền vững.

Tại phiên trao đổi, do Chủ tịch Ban Cố vấn EuroCham Alain Cany điều hành, nhiều vấn đề gợi ra đã tập trung vào tăng cường hơn nữa mối quan hệ với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. EuroCham đã trao đổi những biên bản ghi nhớ với các hiệp hội ngành hàng Việt Nam để tập trung xây dựng năng lực hướng tới các quy định của Thỏa thuận Xanh Châu Âu và thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh ở Việt Nam.

Tham dự diễn đàn, các đai biểu đã có cơ hội trao đổi tại12 phiên họp chuyên đề, đề cập đến các vấn đề như năng lượng tái tạo, tài chính xanh, giảm phát thải và nông nghiệp bền vững. Hơn 80 chuyên gia từ nhiều lĩnh vực khác nhau đã chủ trì những cuộc thảo luận, bao gồm các tập đoàn quốc tế lớn, các  tổ chức toàn cầu như Ngân hàng Đầu tư, Chương trình Phát triển Liên hợp tư quốc (UNDP), Ngân hàng Thế giới(W.B).

Lãnh đạo Nhà nước Việt Nam đã cùng các chuyên gia đến từ nhiều trường đại học Việt Nam, các tổ chức như Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam, lãnh đạo các doanh nghiệp đến từ nhiều lĩnh vực đã sôi nổi thảo luận, nhằm tìm giải pháp thích hợp  cho tăng trưởng xanh.

anh-chup-man-hinh-2024-06-09-luc-154222-1717922560.png
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Diễn đàn     (Ảnh EurooCham)

Đối với Thỏa thuận Xanh châu Âu, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte nhấn mạnh, những lợi thế sắp tới đối với các nhà xuất khẩu và nhà cung cấp bền vững, từ đó kêu gọi các nhà sản xuất Việt Nam và Hà Lan tại Việt Nam hết sức tận dụng những cơ hội này.

Sự kiện GEF 2023 đã khép lại bằng phiên họp toàn thể với các bài phát biểu quan trọng của Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính, Phó Chủ tịch điều hành Ủy ban Châu Âu Valdis Dombrovskis, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte, Đại sứ Liên minh Châu Âu tại Việt Nam Julien Guerrier và Chủ tịch EuroCham Gabor Fluit.

Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ đối tác giữa Việt Nam với Nhóm châu Âu trong thúc đẩy các sáng kiến xanh. Thủ tướng đã ca ngợi cam kết của EU về tương lai không carbon vào năm 2050 và vạch ra mục tiêu của Việt Nam là đạt phát thải ròng bằng 0 trong năm 2050. Ông nhấn mạnh tiềm năng năng lượng tái tạo của Việt Nam, kêu gọi tăng cường hợp tác thương mại và đầu tư, đặc biệt trong các lĩnh vực như năng lượng tái tạo và chuyển đổi kỹ thuật số, để cả Việt Nam và EU cùng đạt được những lợi ích chung.

Phó Chủ tịch Điều hành Ủy ban Châu Âu Valdis Dombrovskis nhấn mạnh mối quan hệ bền chặt giữa EU và Việt Nam. Ông ghi nhận mức tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng của Việt Nam sang EU và nhấn mạnh mối liên hệ giữa thương mại bền vữngtrong tương lai xanh, cung như mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, đồng thời ông ủng hộ việc tăng cường hợp tác thực hiện Thỏa thuận xanh châu Âu và kêu gọi Việt Nam duy trì các cam kết về năng lượng tái tạo để phục hồi môi trường và có năng lượng sạch.

Đại sứ EU tại Việt Nam, Julien Guerrier, nhấn mạnh tầm nhìn thống nhất giữa EU và Việt Nam về một tương lai xanh. Ông ngợi ca vị thế dẫn đầu về năng lượng sạch của Việt Nam ở Đông Nam Á, đồng thời nhấn mạnh những thành tựu của Thỏa thuận xanh châu Âu và tầm quan trọng của nền kinh tế tuần hoàn.

Trong bài phát biểu của mình, Chủ tịch EuroCham Gabor Fluit nhận xét "Cam kết của EuroCham ngày càng mạnh mẽ, nhất là khi chuẩn bị kỷ niệm 25 năm thành lập. Ông nhấn mạnh: “Sứ mệnh của chúng tôi là kết hợp chuyên môn của Châu Âu với sự năng động của Việt Nam để đạt mục tiêu chung”. Với kinh nghiệm, có chiều sâu trong quá trình chuyển đổi xanh và đổi mới của Việt Nam, EuroCham đã hỗ trợ chuyển giao công nghệ, chia sẻ kiến thức chuyên môn, phát triển nguồn nhân lực chất lượng và các sáng kiến xanh tiên tiến.

Hợp tác chặt chẽ với Chính phủ trong quá trình chuyển đổi xanh, và hơn thế nữa, EuroCham đang hợp tác chặt chẽ với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là những ngành chủ chốt, nhằm mang lại công nghệ và giúp họ trong quá trình chuyển đổi xanh. Ông cho rằng Tất cả mới là bước khởi đầu cho một hành trình hợp tác lâu dài”.

Thay cho lời kết

GEF 2023 được tổ chức trước thềm Hội nghị Biến đổi Khí hậu toàn cầu (COP28). Diễn đàn nhằm thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia Châu Âu với Việt Nam, cũng như định hướng về tính bền vững của Việt Nam và Thủ đô Hà Nội phù hợp với các cam kết khí hậu. Dựa vào thành công của GEF 2023, EuroCham đã thông báo sẽ trở lại Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh (GEFE) vào QuýIV năm 2024 tại Việt Nam.

Mở rộng điạ bàn Thủ đô đã đưa diện tích đất nông nghiệp Hà Nội đã lên trên 197.793 ha, chiếm 58,9% diện tích tự nhiên và 4,3 triệu dân nông thôn với trên  2,27 triệu lao động chiếm 56% lực lượng lao động toàn Thành phố. Hà Nội trở thành địa phương có nền sản xuất nông nghiệp lớn ở vùng đồng bằng sông Hồng. Thực hiện các Nghị Quyết của Hội đồng Nhân dân Thành phố, UBND Hà Nội đã xây dựng những chương trình và kế hoạch hành đông cụ thể nhằm thực hiện mục tiêu đưa Thành phố trở thành một thành phố xanh thông minh. Theo đó, ngành nông nghiệp Thủ đô đã xây dựng Đề án phát triển Nông nghiệp Đô thị trong giai đoạn từ 2022 đến 2026, nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng thành phố thông minh, xanh, sạch đẹp trong quá trình chuyển đổi xanh ở Việt Nam.

Thành công của diễn đàn GEF 2023 bắt nguồn từ nỗ lực hợp tác của những đối tác Châu Âu với các nhiều doanh nghiệp tham gia, trong thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh ở Việt Nam Nam GEF sẽ trở lại vào Quý 4 năm 2924 tại Việt Nam. Hy vọng, những việc làm thiết thực này sẽ góp phần tích cực vào thưc hiện mục tiêu tăng trưởng Xanh, đưa Việt Nam và Hà Nội sớm hoàn thành mục tiêu BĐKH toàn cầu./.