Đồng Nai: Hỗ trợ cho nông dân trong quá trình sản xuất nông nghiệp

Khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo là một động lực, nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Khơi nguồn, nhân rộng Phong trào Khởi nghiệp trong nông dân (ND) có ý nghĩa quan trọng góp phần xây dựng nền nông nghiệp hiện đại.

Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai xây dựng nhiều mô hình giúp nông dân khởi nghiệp sáng tạo

Thời gian qua, Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai đã tích cực đồng hành cùng nông dân khởi nghiệp sáng tạo, xây dựng nhiều mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao. Các mô hình này đã cho hiệu quả kinh tế cao, mang lại thu nhập tiền tỷ cho nhiều nông dân Đồng Nai.

Cụ thể, mô hình trồng dưa lưới công nghệ cao của anh Mai Thế Hiển (35 tuổi, ngụ ấp Vĩnh Cửu, xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) là điểm sáng trong phát triển kinh tế ở địa phương. Nhờ có kiến thức cùng quá trình đầu tư bài bản nên vườn dưa lưới hơn 7.000m2 của anh Hiển đã cho lợi nhuận gần 1 tỷ đồng/năm. 

screenshot-2024-12-23-101800-1734924216.pngMô hình trồng dưa lưới ứng dụng công nghệ cao của anh Mai Thế Hiển (35 tuổi) ngụ ấp Vĩnh Cửu, xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.

Khi mới khởi nghiệp mô hình, anh Hiển tích cực tham gia các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật và các chuyến thăm quan các mô hình thực tế do Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai tổ chức để có thêm kiến thức, kinh nghiệm trồng dưa lưới trong nhà màng. Anh Hiển cũng tự nuôi ong để thụ phấn cho dưa lưới nhằm tiết kiệm sức người và tăng năng suất cho vườn dưa lưới.

Theo anh Hiển, vườn dưa lưới đã làm được 8 vụ, trung bình mỗi vụ thu hoạch từ 4,5 - 5 tấn, giá bán sỉ là 25.000 đồng/kg, bán lẻ là 40.000 - 45.000 đồng/kg.

Khi mới khởi nghiệp mô hình, anh Hiển tích cực tham gia các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật và các chuyến thăm quan các mô hình thực tế do Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai tổ chức để có thêm kiến thức, kinh nghiệm trồng dưa lưới trong nhà màng. Anh Hiển cũng tự nuôi ong để thụ phấn cho dưa lưới nhằm tiết kiệm sức người và tăng năng suất cho vườn dưa lưới.

Theo anh Hiển, vườn dưa lưới đã làm được 8 vụ, trung bình mỗi vụ thu hoạch từ 4,5 - 5 tấn, giá bán sỉ là 25.000 đồng/kg, bán lẻ là 40.000 - 45.000 đồng/kg.

Ngoài mô hình trồng dưa, nuôi bò sinh sản rồi mạnh dạn chuyển sang nuôi bò vỗ béo cũng mang lại nhiều kết quả khả quan cho mô hình này. Hiện trang trại của gia đình anh thường xuyên duy trì 200 con bò, mỗi năm cho doanh thu tiền tỷ.

Để chuyên nghiệp hóa trong việc chăn nuôi đàn bò vỗ béo 200 con, anh Lâm đã tìm hiểu về các thiết bị cơ giới phục vụ sản xuất nông nghiệp, mày mò mua thiết bị về tự chế. Từ một chiếc máy cày thông thường, anh đã đầu tư gắn thêm dàn xúc và thiết kế thêm một cái máy băm làm tăng tính năng sử dụng của máy cày. Chiếc máy này gồm có 4 chức năng là băm các chế phẩm nông nghiệp như cỏ, cây bắp, cây mì, mía; trộn thức ăn; xúc thức ăn vận chuyển đến vị trí cho bò ăn và dọn dẹp phân bò.

Năm 2021 anh Lâm đã đoạt giải Nhất tại Hội thi Nông dân giỏi ứng dụng tiến bộ khoa học và kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp tỉnh Đồng Nai với việc ứng dụng công nghệ trong chăn nuôi bò vỗ béo.

Nhiều hoạt động hỗ trợ nông dân khởi nghiệp sáng tạo

Kết quả triển khai Đề án “Nâng cao vai trò của Hội Nông dân Việt Nam trong việc hỗ trợ nông dân khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo giai đoạn 2020-2025”, tại Hội thảo “Hỗ trợ hội viên nông dân trong quá trình sản xuất nông nghiệp ngày 17/12, Hội Nông dân tỉnh đã tập trung vào công tác tuyên truyền; công tác bồi dưỡng, tập huấn kiến thức và kỹ năng về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Trong đó, tư vấn, định hướng cho hội viên, nông dân lựa chọn mô hình phát triển sản xuất, kinh doanh; cung cấp kiến thức, kỹ năng; tổ chức các hoạt động hỗ trợ hội viên, nông dân khởi nghiệp, sáng tạo…

470679073-603613285398223-3128810234822223914-n-1734924254.jpgNhiều hoạt động hỗ trợ nông dân khởi nghiệp sáng tạo.

Cụ thể, trong năm 2024, Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức 377 đợt tập huấn với hơn 15,5 ngàn cán bộ, hội viên, nông dân tham gia. Kết quả, có 40 giải pháp, sáng kiến của hội viên, nông dân tham gia hội thi nông dân giỏi ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp tỉnh năm 2024 với 17 giải pháp đạt giải.

Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức các đoàn học tập kinh nghiệm cho cán bộ, hội viên, nông dân về nông nghiệp hữu cơ; nông nghiệp công nghệ cao; chuỗi liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP

Hội đã hỗ trợ nông dân vay vốn, mua vật tư nông nghiệp, máy nông cụ theo phương thức trả chậm với lãi suất ưu đãi; hướng dẫn phát triển các hình thức kinh tế tập thể… góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, tăng thêm hộ nông dân khá, giàu, tạo thêm công ăn việc làm và cải thiện đời sống cho hàng ngàn hộ nông dân.

470238180-603206412105577-7058585423673564985-n-1734924292.jpgHội Nông dân tỉnh đã tổ chức các đoàn học tập kinh nghiệm cho cán bộ, hội viên, nông dân về nông nghiệp hữu cơ; nông nghiệp công nghệ cao.

Đáng chú ý, thực hiện đề án "Nâng cao vai trò Hội Nông dân Việt Nam trong việc hỗ trợ nông dân khởi nghiệp sáng tạo giai đoạn 2020 – 2025", trên địa bàn tỉnh Đồng Nai xuất hiện ngày càng nhiều các mô hình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, cho thu nhập từ vài tỷ đến vài chục tỷ đồng/năm.

Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai cũng tăng cường các hoạt động bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng trong sản xuất, khởi nghiệp cho hàng chục ngàn lượt hội viên nông dân. Giai đoạn 2020-2023, Hội tổ chức nhiều đoàn tham quan học tập mô hình nông nghiệp công nghệ cao cho cán bộ, hội viên để tiếp cận các điển hình thành công và ứng dụng vào thực tế.

Ngoài ra, để hỗ trợ hội viên nông dân khởi nghiệp, Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai đã xây dựng Đề án thành lập Quỹ Hỗ trợ nông dân và được tỉnh cấp cho Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh là 40 tỷ đồng cho giai đoạn 2016-2020. Năm 2020, Hội Nông dân tỉnh tiếp tục xây dựng Đề án "Phát triển nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2025", được ngân sách tỉnh cấp 50 tỷ đồng cho giai đoạn 2021 – 2025.