Giải quyết bài toán về du lịch nông thôn

Du lịch nông nghiệp và nông thôn đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều địa phương nhưng chủ yếu chỉ dừng lại ở dịch vụ trải nghiệm và tham quan trong ngày, chưa thực sự thúc đẩy xây dựng nông thôn mới. Do đó, cần tái định hình mô hình này và xây dựng dựa trên nền tảng tri thức bản địa.

Xã Hồng Vân (Thường Tín, Hà Nội) đã chuyển từ sản xuất nông nghiệp thuần túy sang kết hợp với du lịch sinh thái, với nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao. Ông Nguyễn Hải Đăng, Bí thư Đảng uỷ xã Hồng Vân, cho biết từ năm 2012, xã đã đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế du lịch. Hợp tác xã Hoa, cây cảnh và dịch vụ xã Hồng Vân ra đời năm 2014, giúp xã chuyển mình, và đến năm 2018, xã Hồng Vân được công nhận là Điểm du lịch làng nghề. Năm 2019, xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao và đến nay đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu. Xã đã trồng hơn 30 tuyến đường hoa, thu hút khoảng 200.000 lượt khách du lịch. Tuy nhiên, du lịch nông nghiệp ở xã Hồng Vân chủ yếu là trải nghiệm trong ngày, chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Xã kiến nghị phát triển dịch vụ lưu trú và đầu tư hạ tầng.

z5519397190441-23e2fed603587a7ab32e4ce7fc99eb20-1718685389.jpgDu khách đến trải nghiệm du lịch nông thôn tại xã Hồng Vân

Ông Ngô Trường Sơn, Chánh Văn phòng Điều phối Nông thôn mới (NTM) Trung ương cho biết cho biết có 584 mô hình du lịch nông nghiệp đang hoạt động và Bộ Nông nghiệp đã phê duyệt 20 mô hình thí điểm đến năm 2025. Tuy nhiên, còn nhiều khó khăn như thiếu kế hoạch, giải pháp, quy hoạch và chất lượng dịch vụ chưa cao. Để du lịch nông nghiệp phát triển và trở thành động lực kinh tế, cần nhiều cải tiến và nỗ lực hơn.

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan đánh giá rằng du lịch nông nghiệp và nông thôn đang phát triển mạnh mẽ, mang lại luồng sinh khí mới cho các vùng nông thôn, thu hút sự quan tâm của du khách. Nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số trở nên tự tin, năng động hơn nhờ làm du lịch, góp phần hồi sinh làng quê và giảm tệ nạn xã hội. Mặc dù đã có một số nghị quyết và chính sách được ban hành, Bộ NN&PTNT và Bộ VHTT&DL vẫn cần hợp tác để "viết lại câu chuyện du lịch nông thôn," tạo ra một phiên bản mới dựa trên tri thức bản địa, từ đó phát triển các sản phẩm du lịch nông nghiệp mới. Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh rằng giá trị du lịch nông nghiệp là sự tích hợp văn hóa và tri thức bản địa, hy vọng sẽ mở ra những không gian giá trị mới cho nông thôn và mang lại lợi ích cho cộng đồng.

screenshot-2024-06-18-113437-1718685402.png
Bộ trưởng Lê Minh Hoan chia sẻ tại tọa đàm "Phát huy giá trị tích hợp du lịch nông nghiệp "Hai là một - Một của hai" 

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cũng đồng ý rằng cần làm rõ vai trò của cộng đồng trong phát triển du lịch, nhằm nâng cao đời sống nông dân và mở rộng giao lưu quốc tế. Sản phẩm du lịch nông nghiệp phải bắt nguồn từ văn hóa bản địa và thành tựu nông nghiệp, với sự quản lý cần thiết để nêu bật sự khác biệt và ưu thế của du lịch nông nghiệp.

Phó Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Nguyễn Lê Phúc nhận định rằng nhiều địa phương đang khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch, tạo ra các sản phẩm độc đáo gắn với văn hóa truyền thống và đặc sản địa phương. Du lịch nông nghiệp kết hợp với du lịch cộng đồng và văn hóa đặc biệt phát triển mạnh ở nhiều khu vực và đã đạt được các tiêu chí và giải thưởng quốc tế.

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, hai Bộ cần hợp tác để viết lại câu chuyện du lịch nông thôn, xây dựng các sản phẩm du lịch nông nghiệp dựa trên tri thức bản địa và hướng dẫn các địa phương, trang trại. Với sự quyết tâm của hai Bộ, hy vọng du lịch nông nghiệp và nông thôn sẽ có bước phát triển mới và trở thành thị trường tiêu thụ hiệu quả cho các sản phẩm OCOP.