Phạm Lê Bảo Châu - Học sinh trường Wilbraham and Monson Academy (Mỹ) trở về Quảng Ngãi để tìm hiểu về vùng đất trồng cau quê mình. Dù hiện nay em đang học ở Mỹ nhưng Châu rất muốn làm một dự án lan tỏa giá trị nông sản bản địa của Việt Nam. Em đã chọn cây cau, quả cau vốn đã gắn bó với gia đình mình và người dân Quảng Ngãi từ bao đời nay. Trong mùa hè này, Châu cùng với 2 bạn học sinh là Trương Minh Hoàng (THPT Trần Đại Nghĩa) và Ngô Hoàng Khánh Dương, Trường British International tại TP. Hồ Chí Minh đã cùng bắt tay vào làm “dự án Nước Súc miệng từ quả cau”.
Phạm Lê Bảo Châu - Học sinh trường Wilbraham and Monson Academy (Mỹ) vừa trở về Quảng Ngãi để tìm hiểu về vùng đất trồng cau quê mình
Nhóm Arecau đã đến vời vùng nguyên liệu Xứ Cau, xã Đình Cương (trước khi sát nhập là xã Hành Đức, huyện Nghĩa Hành). Bắt đầu từ vườn ươm trồng cau, nhóm học sinh đã cùng với bà con nông dân xã Hành Đức chăm sóc cây giống và tìm hiểu vòng đời của cây cau. Cây giống sau khi được ươm từ quả cau sẽ cho lá và thân khỏe mạnh. Tiếp đó, sẽ được đánh về trồng tại các trang trại của nông dân. Tại Đình Cương có nhiều vườm ươm giống để cùng cấp các giống cau cho các vùng trồng cau khắp Việt Nam.
Học sinh tìm hiểu về quá trình trồng cau lấy quả tại vùng Cau, xã Đình Cương, tỉnh Quảng Ngãi
Cau trồng khoảng 3 năm thì cau cho hoa và quả, tuy nhiên có loại cau lùn thì cho quả sớm hơn. Từ đó bà con có thể khai thác cau để làm ra nhiều sản phẩm phục vụ cho cuộc sống như: Hoa cau, quả cau tươi dùng trong nghi lễ thờ cúng tổ tiên của người Việt, Mo cau dùng để làm các phẩm như cốc, dĩa rất thân thiện và bảo vệ môi trường. Quả cau sấy khô dùng làm nước súc miệng cũng chính là dự án đầu tay mà nhóm học sinh đang nghiên cứu để triển khai trong thời gian tới.
Nhóm học sinh của dự án Arecau “ Sản xuất nước súc miệng từ quả cau” thực hành làm sản phẩm
Dự án Arecau “ Sản xuất nước súc miệng từ quả cau” như một phần góp sức cùng bà con nông dân Quảng Ngãi có nhiều sản phẩm từ cau có giá trị phục vụ cuộc sống. Bảo Châu cho biết: Vùng đất trồng cau rất gần gũi và gắn bó với tuổi thơ của nhiều người Việt Nam. Hồi xưa em có nhớ tới hình ảnh của ông bà ngoại, ông bà nội nhai trầu vào buổi tối thay vào việc đánh răng. Những hàng cau, những cây cau ở ngoài sân vườn cũng tạo nên không khí làng quê rất là đặc trưng. Về tiềm năng của cây cau thì em thấy quả cau là một nguồn nguyên liệu rất là đặc biệt. Ờ quả cau có tính làm sạch tự nhiên, kháng khuẩn và rất là tốt cho răng miệng.
Tháng 7 này, vùng Cau, xã Đình Cương, tỉnh Quảng Ngãi đang vào quả và sắp thu hoạch cau tươi
Nhiều nơi còn dùng cây cau để làm những sản phẩm như là kẹo cau, bồ câu, trà cau, thuốc nam cho tiêu hóa và tẩy giun. Việc tìm hiểu những thông tin này, em cũng đã muốn phát triển dự án theo một cách hiện đại và mới mẻ hơn. Vì thế em đã dùng chiết xuất cau để tạo ra nước súc miệng, với mong muốn là mọi người ở mọi lứa tuổi có thể biết tới và trải nghiệm được lợi ích của quả cau qua một cách mới mẻ, dễ dàng, an toàn hơn và nhưng vẫn giữ được nét văn hóa đặc trưng của làng quê.
Nhóm học sinh cùng nghiên cứu và đánh giá sản xuất nước súc miệng chiết xuất từ cau mới thành phẩm
Hơn một năm nghiên cứu, nhóm Arecau đã tìm hiểu cau có nhiều thành phần dược tính và có lợi cho con người, từ đó chiết xuất làm nước súc miệng cau. Học sinh Trương Minh Hoàng - Trường THPT Trần Đại Nghĩa TP.HCM cho biết: Nước súc miệng từ quả cau mà các em đang triển khai cũng chính từ tận dụng các thành phần kháng khuẩn trong quả cau tươi, sau khi sấy khô sẽ ngâm rượu nồng độ thấp, chiết xuất tạo thành dung dịch nước súc miệng truyền thống, an toàn, dễ sử dụng ..
Ngô Hoàng Khánh Dương, Trường British International tại TP. Hồ Chí Minh với sản phẩm đầu tay của nhóm
Nhóm học sinh trải nghiệm quy trình trồng và thu hoạch cau để thấu hiểu hơn vòng đời kinh tế của quả cau từ vùng nguyên liệu đến thành phẩm trong tiêu dùng. Từ đó hợp tác với bà con nông dân để mua cau tươi, cau sấy khô làm nguyên liệu cho dự án “Nước súc miệng từ cau”. Học sinh Ngô Hoàng Khánh Dương, British International School Ho Chi Minh City chia sẻ: Hình ảnh trái cau gần gũi với người Việt Nam, từ nhai trầu đến dùng trong những lễ cưới truyền thống. Dự án của chúng em mong muốn giữ gìn văn hóa Việt Nam. Ngoài ra có ý nghĩa mong muốn phát triển kinh tế cho người nông dân, giúp người nông dân trồng cau có thể sản xuất những sản phẩm để bán. Và thông qua này tụi em đã mong muốn nâng cấp chất lượng sống cuộc sống ở vùng quê...
Trong mùa hè này, Nhóm Arecau đã đến nhà máy của công ty Mega Eco tại Quảng Ngãi để trải nghiệm các sản phẩm làm từ cây cau
Cau ở Quảng Ngãi là đầu nguồn nguyên liệu mà Dự án Arecau nhập về để sản xuất Nước súc miệng
Hiện nay cau đang chuẩn bị vào mùa thu hoạch và sẽ nở rộ vào tháng 8. Với mức bán 80 ngàn/1kg, hi vọng bà con nông dân sẽ có được sinh kế ổn định. Vùng trồng cau Quảng Ngãi cũng là nguồn nguyên liệu giúp giới trẻ khởi nghiệp với các sản phẩm từ quà cau, lan tỏa giá trị về cau trong đời sống của người Việt và bạn bè quốc tế.