Kiên Giang: Huyện Hòn Đất thực hiện nhiều giải pháp phát triển kinh tế xã hội

Để đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 đạt kế hoạch đề ra, huyện Hòn Đất (Kiên Giang) thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, định hướng quy hoạch, phát triển cụ thể từng vùng sản xuất gắn với những cây trồng, vật nuôi thế mạnh, có giá trị kinh tế phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và những giải pháp cụ thể để phát triển hiệu quả gắn với xây dựng nông thôn mới.

Để đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 đạt kế hoạch đề ra, huyện Hòn Đất (Kiên Giang) thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, định hướng quy hoạch, phát triển cụ thể từng vùng sản xuất gắn với những cây trồng, vật nuôi thế mạnh, có giá trị kinh tế phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và những giải pháp cụ thể để phát triển hiệu quả gắn với xây dựng nông thôn mới.

chu-kien-giang-huyen-hon-dat-1645797130.jpg

Mô hình Cánh đồng lớn góp phần nâng cao giá trị nông sản, thay đổi cơ cấu nền kinh tế của huyện Hoàn Đất.

Đồng thời, huyện xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông, thủy sản chủ lực, đặc biệt là sản phẩm OCOP, trong đó, tiếp tục xác định cây lúa là thế mạnh để phát triển sản xuất; nghiên cứu xây dựng mô hình mới, trồng giống cây mới, nuôi loài mới để tạo đột phát trong phát triển ngành nông nghiệp của huyện (mô hình kinh tế vườn, kinh tế ven biển, dưới tán rừng gắn với du lịch, tôm - lúa...) theo hướng tập trung, quy mô lớn theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Khuyến khích phát triển nông nghiệp sạch, sinh thái, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Huyện theo dõi, cập nhật thông tin giá cả thị trường để định hướng phát triển sản xuất hợp lý, hiệu qụả theo nhu cầu của thị trường. Phát triển mạnh kinh tế tập thể, rà soát, củng cố, kiện toàn để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của từng HTX. Thường xuyên theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HTX giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động; xem xét giải thể những HTX yếu kém, hoạt động không hiệu quả và vận động thành viên mở rộng quy mô, diện tích hợp tác đối với các HTX thế mạnh, hoạt động hiệu quả và hỗ trợ hợp tác xã hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp.

Huyện nâng cao hiệu quả nghề khai thác thủy, hải sản gắn liền với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, đẩy mạnh công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, kiểm tra công tác lắp đặt thiết bị giám sát tàu cá hành trình, giám sát chặt chẽ các chủ tàu cá chưa lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá, đánh dấu tàu cá và kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm; tuần tra, kiểm soát ngăn chặn, xử lý các vi phạm trong hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven biển và nội đồng, nhất là các hành vi cào bờ, xiệt mé, dùng xung điện,... để khai thác tận diệt nguồn lợi thủy sản.

Huyện sẽ chỉ đạo các xã, thị trấn ven biển thống kê danh sách hộ nuôi, hiện trạng, nhu cầu sử dụng khu vực biển để nuôi trồng thủy sản; bố trí, sắp xếp theo hướng tập trung, liên kết sản xuất bền vững, phù hợp với điều kiện của từng khu vực gắn với triển khai giao khu vực biển cho cá nhân theo thẩm quyền được giao.

Huyện tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; phấn đấu thực hiện hoàn thành 19/19 tiêu chí đối với 02 xã Bình Sơn và Sơn Bình trong năm 2022 và duy trì, nâng cao chất lượng đối với các xã đã đạt chuẩn, tiến tới xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu và hoàn thành huyện nông thôn mới vào năm 2025.