Kinh tế vĩ mô Việt Nam giữa quý II năm 2024 - Những chuyển biến mới dưới góc nhìn của định chế tài chính toàn cầu

Bước vào năm 2024, kinh tế thế giới tiếp tục gặp nhiều khó khăn với tổng cầu suy giảm, đã tác động trực tiếp tới nhiều nền kinh tế. Trong bối cảnh kinh tế suy giảm; sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ và hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị; sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ cùng với sự chỉ đạo tập trung của các cấp, các ngành; sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp; tình hình kinh tế-xã hội nước ta đã phục hồi ổn định; lạm phát trong tầm kiểm soát, các cân đối lớn được đảm bảo, nhiều lĩnh vực quan trọng đều đạt mục tiêu đề ra.

GDP cả nước tăng trưởng 5,05%. Tiếp tục đà hồi phục của năm 2023, kinh tế xã hội và đời sống dân cư trong quý I/2024 được cải thiện rõ rệt với tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 5,66%, cao hơn mức tăng của những năm 2020-2023 và thu nhập bình quân đầu người đạt 5,2 triệu đồng/tháng, tăng trên 10% so với cùng kỳ năm trước. Từ thực trang phát triển kinh tế xã hội gần đây, các định chế kinh tế lớn toàn cầu đã nhận định Việt Nam tiếp tục là điểm sáng của kinh tế khu vực và thế giới với dự báo kinh tế sẽ tăng trưởng từ 6,0% đến 6,5% trong năm 2024. Bài viết tổng hợp nhưng nét mới của tháng bản lề của Quý 2 năm 2024.

kinh-te-vi-mo-viet-nam-1719187454.jpeg

Kinh tế vĩ mô Việt Nam năm 2023  (Ảnh tạp chí NGân hàng)

Thực trạng kinh tế xã hội Việt Nam trong tháng giữa Qúy 2

Cập nhật nhanh Kinh tế vĩ mô tháng 5 năm/2024 cho thấy, lạm phát gây lo ngại nhưng nhập siêu lại có những tín hiệu hồi phục tích cực với những động lực tăng trưởng truyền thống như công nghiệp chế biến chế tạo tăng 10,6%; vốn FDI giải ngân duy trì ổn định tăng 9,4%  so với cùng kỳ năm trước (n/n); xuất nhập khẩu( XNK) gia tăng trở lại với xuất khẩu của nhóm doanh nghiiệp đầu tư nước ngoài (FDI) hồi phục mạnh hơn, tăng trên 10,8% so với cùng kỳ năm trước (n/n); Lượng khách du lịch gia tăng trở lại so với mức tăng trước dịch  (khách quốc tế đến Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2024 tăng 3,9% so với 5 tháng đầu năm 2019), hoạt động lữ hành tăng hơn 23% so với cùng kỳ của năm 2019. Tuy nhiên, sự hồi phục của tổng cầu còn yếu do nhu cầu tiêu dùng hồi phục chậm và doanh thu bán lẻ hàng hóa trong tháng 5/2024 chỉ tăng 8,2% (dưới mức trung bình giai đoạn trước đại dịch là 11%) và tổng thể doanh thu bán lẻ hàng hóa & dịch vụ cũng chỉ tăng 8,7% (n/n) trong 5 tháng đầu năm 2024 (nếu loại trừ yếu tố giá chỉ tăng 5,2% (n/n.).

Lạm phát tiếp tục là yếu tố đáng quan ngại, khi trung bình 5 tháng đầu năm 2024 đã chạm mốc 4% trong khi giá thực phẩm trên đà gia tăng (5 tháng đầu năm giá lợn hơi tăng 40% n/n và đạt mốc cao nhất kể từ năm 2020). Bên cạnh đó, giá xăng dầu cũng khó có xu hướng giảm, bởi giá dầu thế giới đang vào giai đoạn nhu cầu tăng mạnh do hoạt động di chuyển, tiêu dùng và tích trữ cho mùa đông cuối năm. Theo nhiều dự báo, lạm phát Việt Nam có thể lên  4,5% trong cả năm.

Kinh tế vĩ mô Viêt Nam dưới góc nhìn của Ngân hàng Thế giới

Là một đối tác toàn cầu hoạt động vì các giải pháp bền vững, nhằm xóa đói giảm nghèo và xây dựng sự thịnh vượng chung ở các nước đang phát triển. WB đã xây dựng Chiến lược Hỗ trợ Quốc gia (CAS) làm cơ sở để triển khai các hoạt động hỗ trợ Việt Nam. Từ năm 2012, CAS chuyển thành Chiến lược Hợp tác Quốc gia (CPS) để phản ánh đúng tầm quan hệ đối tác cùng với phát triển và hỗ trợ Việt Nam xây dựng và thực hiện Khung Đối tác Quốc gia (CPF) hướng tới mục tiêu thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ vào năm 2035. Hằng năm và trong từng tháng W.B đều có báo cáo cập nhật kinh tế vĩ mô Việt nam.

kinh-te-vi-mo-viet-nam-2-1719187454.png
Văn phòng Ngân hàng Thế giới tại Washington DC      (Ảnh W.B)

Dựa vào giả định xuất khẩu hàng chế tạo tiếp tục phục hồi, nhu cầu thế giới từng bước cải thiện và thị trường bất động sản đổi chiều vào cuối năm 2024. Trong điều kiện xuất khẩu và thị trường bất động sản từng bước phục hồi, nhu cầu trong nước theo hướng gia tăng trở lại, tổng đầu tư cũng như tiêu dùng tư nhân sẽ tăng tương ứng ở mức 5,5% và 5%. Với những dấu hiệu/phục hồi tích cực và tiếp tục gia tăng tăng trong năm 2024. Xuất khẩu, tiêu dùng và đầu tư phục hồi sẽ là động lực cho tăng trưởng kinh tế; Báo cáo cập nhât kinh tế vĩ mô Việt Nam ấn hành cuối tháng 5.2024 của W.B dự báo, kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 5,5% năm 2024 và tăng lên 6% trong năm 2025

Phân tích triển vọng kinh tế Việt Nam, TS. Dorsati Madani, chuyên gia kinh tế cao cấp của WB cho biết, triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những năm tới là tích cực, trong đó, rủi ro và cơ hội trong viễn cảnh được dự báo cân bằng.

Báo cáo cập nhật của W.B đã làm nổi bật những điểm mới đó là: Sản xuất công nghiệp tăng mạnh nhờ xuất khẩu được cải thiện. Theo đó, so với tháng trước (m/m)  chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 5/2024 tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước( y/y), tăng 8,9%. Tuy nhiên, hiệu suất giữa các tiểu ngành không đồng nhất, mức tăng trưởng hàng tháng(m/m) không đồng đều, máy móc và thiết bị tăng 8,1%, máy tính và sản phẩm điện 4,6%, sản phẩm gỗ,4% và xe có động cơ 3,2% Chỉ số quản lý mua hàng (PMI) đã tăng trở lại trên 50, đạt 50,3 cho thấy, triển vọng sản xuất công nghiệp được cải thiện nhờ số lượng đơn đặt hàng mới phục hồi từ trong tháng 4.

Doanh số bán lẻ gia tăng khiêm tốn so với cùng kỳ năm trước cho thấy, nhu cầu tiêu dùng trong nước còn yếu. Doanh số bán lẻ chỉ tăng 1,2% so với tháng trước (m/m) và 3,3% so với cùng kỳ năm trước (y/.y). Hoạt động thương mại có nhiều chuyển biến với xuất, nhập khẩu hàng hóa được cải thiện. Xuất khẩu hàng hóa tăng 6,5% (m/m), đồng thời với nhập khẩu gia tăng 9,5% (m/m). So với cùng kỳ năm 2023(y/y), cả xuất khẩu và nhập khẩu đều đạt tốc độ tăng trưởng khá, lần lượt là 15,8% và 29,9%.

FDI tiếp tục gia tăng ổn định. Đến cuối tháng 5 cam kết FDI đạt 11,07 tỷ USD  cao hơn 2% so với cùng kỳ năm trước, giải ngân FDI lũy kế đạt 8,3 tỷ USD, cao hơn 7,8% so với cùng kỳ năm 2023. vốn FDI tiếp tục tập trung vào ngành chế biến chế tạo và bất động sản.

Lạm phát toàn phần không thay đổi, lạm phát cơ bản giảm nhẹ. Mức tăng CPI so cùng kỳ năm trước (y/y) duy trì ở mức 4,4%. Tỷ giá tiếp tục chịu áp lực với lãi suất bình quân liên ngân hàng qua đêm ở mức cao, đã phản ánh chính sách thanh khoản thắt chặt của Ngân hàng Nhà nước.

Trong phát triển kinh tế xã hội, Chính phủ đã đề xuất nhiều biện pháp hỗ trợ kinh tế trong nước bao gồm, kéo dài thời gian giảm thuế, giảm lãi suất cho vay và đẩy sớm hiệu lực thi hành Luật bất động sản sửa đổi. Để hỗ trợ tiêu dùng, ngày 23/4/2024, Chính phủ đã đề xuất kéo dài thời gian ưu đãi giảm thuế VAT đến hết năm 2024. Nhằm khuyến khích đầu tư tư nhân trong nước, ngày 30/5/2024, NHNN ban hành văn bản số 4462/NHNN-CSTT đề nghị các tổ chức tín dụng phấn đấu để hạ lãi suất cho vay từ 1đến 2%.

Trong những chỉ tiêu vĩ mô của nền kinh tế, thu chi cân đối ngân sách và đâu tư công là những nội dung được quan tâm. Theo W.B, thu ngân sách trong tháng 5, đạt 898,4 nghìn tỷ đồng (bằng 52,8% mức dự toán) và lũy kế 5 tháng đầu năm 2024 đã tăng 14,8% so với cùng kỳ năm trước Chi tiêu công chậm lại, trong 5 tháng đầu năm 2024 đạt khoảng 656,7 nghìn tỷ đồng, bằng 31% mức dự toán, cao hơn 0,5% so với cùng kỳ năm 2023. Giải ngân đầu tư công ước đạt 148,3 nghìn tỷ đồng, bằng 22,3% dự toán được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tăng 5% so với cùng kỳ năm trước.

Thay lời kết luận

Mặc dù các định chế tài chính quốc tế đánh giá lạc quan về tăng trưởng kinhtế vĩ mô Việt Nam, nhưng đi sâu phân tích toàn diện kinh tế xã hội đất nước những tháng đầu năm 20124, giới nghiên cứu đã chỉ ra ‘Nhu cầu quốc tế có tín hiệu phục hồi nhưng cầu trong nước, đặc biệt là tiêu dùng những tháng đầu năm 2024, chưa chắc chắn và vẫn còn yếu. Chính phủ đã thực hiện một số biện pháp hỗ trợ nền kinh tế trong nước. Tuy nhiên, trước bối cảnh đồng USD mạnh lên, việc giảm lãi suất để hỗ trợ đầu tư có thể làm tăng áp lực lên tỷ giá. Do vậy, cần tiếp tục hỗ trợ tổng cầu thông qua chi đầu tư công.

Hy vọng. từ quyết tâm cao của lãnh đạo nhà nước, sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của Chính phủ, các ngành, các cấp và sự ủng hộ, thực sự hành động của các doanh nghiệp và mọi tầng lớp nhân dân, kinh tế nước nhà sẽ vượt qua được mọi thách thức, khó khăn nhằm đưa nước nhà sớm trở thành một quốc gia phát triển có thu nhập cao./.