Kinh tế xã hội 9 tháng năm 2024 và triển vọng phát triển

Trong tháng 9/2024, hầu hết các tổ chức quốc tế đều đã nâng triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu từ 0,1 đến 0,3 % với các dự báo đạt từ 2,7% đến 3,2%, tương đương mức tăng trưởng của năm 2023. Bão Yagi, một siêu bão lớn, đã đổ bộ vào các tỉnh phía Bắc Việt Nam, tàn phá nặng nề 26 tỉnh, thành phố lớn, gây tổn thất nghiêm trọng cả về người và tài sản, tổn thất ước tính tới 1,63 tỷ USD làm giảm 0,15% mức tăng trưởng GDP cả năm.

Với ý chí kiên cường, toàn dân Viêt Nam đã đoàn kết đồng lòng vượt qua những khó khan, thảm họa để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi. Trong tháng 9 nền kinh tế đã tăng trưởng trở lai với GDP đạt tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước, đánh dấu sự phục hồi mạnh mẽ nền kinh tế trong một năm đầy biến động trước các yếu tố bất ngờ. Chủ tịch EuroCham, Bruno Jaspaert nhận xét: “Bất chấp những căng thẳng kinh tế gần đây do bão Yagi gây ra, sự kiên cường và thích ứng của nền kinh tế Việt Nam và các doanh nghiệp châu Âu đang hoạt động tại đây, đã thể hiện rõ qua khảo sát. Kết quả này không chỉ là những con số tô điểm một bức tranh toàn cảnh mà đã nêu bật sự phát triển của Việt Nam như một trung tâm kinh doanh chiến lược". Ông ghi nhận Tác động của bão đã nhấn mạnh yêu cầu cấp bách về việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, và sự cần thiết phải tổ chức Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh (GEFE) 2024, nhằm thúc đẩy đối thoại về cách Việt Nam có thể duy trì khả năng cạnh tranh để phát triển.

Từ góc nhìn trong nước ngày 6 tháng10 năm 2024, Tổng cục Thống kê Việt Nam đã công bố Báo cáo tình hình kinh tế xã hội 9 tháng đầu năm 2024. Theo đó, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2024 tăng 7,40% so với cùng kỳ năm trước. Bài viết tổng hợp những vấn đề nổi bật của báo cáo này.

kinh-te-xa-hoi-9-thang-1729122603.png
 

I. Kinh tế xã hội Quý III và 9 tháng đầu năm 2024

1. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước

Theo Tổng cục Thống kê Viêt Nam, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III tăng 7,40% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,58%, đóng góp 4,08% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,11%, đóng góp 48,88%; và dịch vụ tăng 7,51%, đóng góp 47,04%.

Về sử dụng GDP quý III, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,02% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 59,78% vào tốc độ tăng chung của nền kinh tế; tích lũy tài sản tăng 7,08%, đóng góp 39,03%. Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 15,68%; nhập khẩu tăng 15,84%; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 1,19% vào tăng trưởng.

2. Về sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

Nhìn chung, diện tích gieo trồng lúa hè thu,lúa mùa và lúa đông xuân trong cả ước đều đạt kế hoạch với năng suât và sản lượng cao hơn mục tiêu đề ra. Trong đó, Đồng bằng sông Hồng và Cửu Long là những vùng sản xuất chính, năng suất và sản lượng đều cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Tính đến ngày 20/9/2024 cả nước thu hoạch được trên 1.800,4 nghìn ha lúa hè thu, chiếm 94,3% diện tích gieo cấy bằng 100,4% cùng kỳ năm trước, Riêng Đồng bằng sông Cửu Long thu hoạch trên 1.363 nghìn ha bằng 100,5%. cùng kỳ năm trước với năng suất và sản lượng đều cao hơn từ 1% đến 7%.

Do thời tiết biến động khó lường, đến ngày 20 tháng 9 diện tích gieo cấy lúa mùa cả nước mới  đạt 1.465 nghìn ha, bằng 99,6% cùng kỳ năm trước.

Đối với cây hàng năm: Diện tích gieo trồng một số cây như ngô, đậu tương, lạc, do hiệu quả kinh tế không cao người gieo trồng thu hẹp sản xuất nên giảm sút so với cùng kỳ năm trước.

Với cây lâu năm: Do ảnh hưởng của bão, mưa lũ, sản xuất cây lâu năm quý III có sút giảm, nhưng tính chung, 9 tháng tháng đầu năm vẫn đạt khá; cây ăn quả trồng mới từ những năm trước đã vào kỳ thu hoạch; sản phẩm tiêu thụ thuận lợi, giá ổn định, người trồng có lợi nhuận nên yên tâm sản xuất. Tổng diện tích cây lâu năm đạt 3.795,6 nghìn ha, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm trước.

Về Chăn nuôi: Trâu, bò có xu hướng giảm; chăn nuôi gia cầm duy trì tăng trưởng ổn định, dịch bệnh được kiểm soát tốt.

Trong quý III, diện tích rừng trồng tập trung ước đạt 70,8 nghìn ha, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước; diện tích rừng bị thiệt hại 174,7 ha, giảm 58,7%. Tính chung chín tháng đầu năm, diện tích rừng trồng tập trung ước đạt 200,0 nghìn ha, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 71,3 triệu cây, tăng 3,3%; sản lượng gỗ khai thác đạt 16.068,9 nghìn m3, tăng 7,0%; diện tích rừng bị thiệt hại là 1.445,7 ha, giảm 9,3%.

Sản lượng thủy sản quý III đạt 2.638,4 nghìn tấn, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng đầu năm, sản lượng thủy sản đạt 4.045 nghìn tấn, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng thủy sản khai thác tăng 0,7%; sản lượng thủy sản khác tăng 0,8% so với cùng kỳ năm trước.

3. Đối với sản xuất công nghiệp

Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp 9 tháng đầu năm tăng 8,34% so với cùng kỳ năm trước (quý I tăng 6,47%; quý II tăng 8,78%; quý III tăng 9,59%). riêng công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,76%  đóng góp 2,44 % vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành khai khoáng giảm 7,01%, làm giảm 0,22 % trong mức tăng trưởng chung.

Chỉ số sản xuất công nghiệp 9 tháng đầu năm tăng ở 60 địa phương và giảm ở 3 địa phương so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ số tiêu thụ của công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 9 năm 2024 giảm 2,1% so với tháng trước, nhưng tăng 12,7% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng đầu năm, chỉ số tiêu thụ công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2023.

Vế chỉ số tồn kho. Đến ngày 30/9/2024 chỉ số tồn kho của công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5,2% so với cùng kỳ tháng trước và tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 9 tháng dầu năm tỷ lệ tồn kho cuả công nghệp chế biến, chế tạo là 76,8% , thấp hơn mức bình quân 85,3% của cùng kỳ năm 2023.

Số lao động làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp ở thời điểm 01/9/2024 tăng 1,1% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước.

4. Về hoạt động của doanh nghiệp

a) Tình hình đăng ký kinh doanh[5]

Trong tháng 9 cả nước có 11,2 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, giảm 16,3% so với tháng trước và giảm 5,0% so với cùng kỳ năm trước; khoảng 6,5 nghìn doanh nghiệp trở lại hoạt động, giảm 23,7% so với tháng trước và tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước so với cùng kỳ năm trước.

Cả nước có trên 4.230 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, giảm 20,6% và tăng 2,6%;7.410 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 43,6% và tăng 40,5%;

Trong 9 tháng đầu năm, cả nước có hơn 183 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và trở lại hoạt động, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2023. Bình quân một tháng có hơn 20,3 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và trở lại hoạt động. Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 163,8 nghìn doanh nghiệp, tăng 21,5% so với cùng kỳ năm trước; bình quân một tháng có 18,2 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

kinh-te-xa-hoi-9-thang-a-1729122604.png

Việt Nam trên đà tăng trưởng   (Ảnh con số và sự kiện)

b) Xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp

Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý III/2024 cho thấy: Có 34,7% số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn so với quý II/2024; 42,6% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và 22,7% số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn. Dự kiến trong quý IV/2024 42,2% doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên so với quý III/2024; 40,4% doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định và 17,4% doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn.

5. Hoạt động dịch vụ

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành tháng 9 đạt 535,8 nghìn tỷ đồng, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu nhóm hàng lương thực, thực phẩm tăng 10,6% và lưu trú, ăn uống tăng 7,9%. Trong quý III/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (giá hiện hành) đạt 1.591,0 nghìn tỷ đồng, tăng 1,7% so với quý trước và tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng đầu năm tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành đạt 4.703,4 nghìn tỷ đồng, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá chỉ tăng 5,8%.

Vận tải hành khách tháng 9 đạt 435,4 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 9,0% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển 23,5 tỷ lượt khách.km, tăng 18,0%. Quý III/2024 đạt 1.301,7 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển đạt 70,9 tỷ lượt khách.km, tăng 12,6%. Tính chung 9 tháng đầu năm vận tải hành khách đạt 3.660,2 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển 204,6 tỷ lượt khách.km, tăng 12,2%.

Vận tải hàng hóa tháng 9/2024 đạt 218,8 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển 44,9 tỷ tấn.km, tăng 7,3%; quý III/2024 đạt 659,0 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển 136,5 tỷ tấn.km, tăng 9,3%. Tính chung 9 tháng đầu năm, vận tải hàng hóa đạt 1.917,9 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển 393,4 tỷ tấn.km, tăng 10,5%.

Doanh thu hoạt động viễn thông quý III/2024 đạt 87,7 nghìn tỷ đồng, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng đầu năm 2024, doanh thu hoạt động viễn thông đạt 265,9 nghìn tỷ đồng, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá sẽ tăng 4,9%.

Khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 9/2024 đạt gần 1,3 triệu lượt người, tăng 20,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng đầu năm, khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 12,7 triệu lượt người, tăng 43,0% so với cùng kỳ năm trước.

Số lượt người Việt Nam xuất cảnh tháng 9/2024 là 421,8 nghìn lượt người, giảm 15,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng đầu năm 2024, số lượt người Việt Nam xuất cảnh đạt 4,1 triệu lượt người, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm trước.

6. Hoạt động ngân hàng, bảo hiểm và thị trường chứng khoán

Tính đến ngày 27/9/2024, tổng phương tiện thanh toán tăng 5,10% so với cuối năm 2023; huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 4,79% với tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 8,53%

Về thị trường bảo hiểm, tổng doanh thu phí bảo hiểm quý III/2024 đạt 56,4 nghìn tỷ đồng, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung 9 tháng đầu năm, tổng doanh thu phí bảo hiểm đạt 165,5 nghìn tỷ đồng, giảm 0,4%.

Về thị trường chứng khoán: Tính chung 9 tháng đầu năm giá trị giao dịch bình quân trên thị trường cổ phiếu đạt 22.655 tỷ đồng/phiên, tăng 28,9% so với bình quân năm trước; giá trị giao dịch bình quân trên thị trường trái phiếu đạt 10.807 tỷ đồng/phiên, tăng 65,9%; khối lượng giao dịch bình quân trên thị trường chứng khoán phái sinh đạt 215,7 nghìn hợp đồng/phiên, giảm 8,3%.

7. Đầu tư phát triển

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội quý III/2024 theo giá hiện hành đạt 966,7 nghìn tỷ đồng, tăng 7,0% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng đầu năm, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội (giá hiện hành) đạt 2.417,2 nghìn tỷ đồng, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký tính đến ngày 30/9/2024 bao gồm cả vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 24,78 tỷ USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện 9 tháng đầu năm 2024 đạt 17,34 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước.

Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 9 tháng đầu năm gồm105 dự án được cấp mới với tổng số vốn của phía Việt Nam là 177,5 triệu USD, giảm 27,5% so với cùng kỳ năm trước; có 20 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn điều chỉnh thêm12,0 triệu USD, giảm 93,0%. Tính chung, 9 tháng đầu năm tổng vốn đầu tư ra nước ngoài (kể cả vốn cấp mới và điều chỉnh) đạt 189,6 triệu USD, giảm 54,5% so với cùng kỳ năm trước.

8. Thu, chi ngân sách Nhà nước

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam,Tổng thu ngân sách Nhà nước tháng 9 năm 2024 đạt 94,3 nghìn tỷ đồng. Lũy kế tổng thu ngân sách Nhà nước 9 tháng đầu năm đạt 1.448,2 nghìn tỷ đồng, bằng 85,1% dự toán cả năm và tăng 17,9% so với cùng kỳ năm trước. Tổng chi ngân sách Nhà nước tháng 9 đạt153,3 nghìn tỷ đồng; lũy kế 9 tháng đầu năm đạt 1.256,3 nghìn tỷ đồng, bằng 59,3% dự toán cả năm và tăng 1,4% so với cùng kỳ năm trước.

9. Xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ7]

a) Xuất nhập khẩu hàng hóa

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 9 đạt 34,05 tỷ USD, giảm 9,9% so với tháng trước nhưng đã tăng 10,7%so với cùng kỳ năm trước. Trong quý III/2024, kim ngạch xuất khẩu đạt 108,6 tỷ USD, tăng 10,6% so với quý II của năm và tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 299,63 tỷ USD,tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 83,47 tỷ USD, tăng 20,7%, chiếm 27,9% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 216,16 tỷ USD, tăng 13,4%, chiếm 72,1%. tổng kim ngạch xuất khẩu

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 9 tháng đầu năm nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt 263,47 tỷ USD, chiếm 87,9%.

b. Nhập khẩu hàng hóa: 

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 9 đạt 31,76 tỷ USD, giảm 5,9% so với tháng trước và tăng 11,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong quý III/2024, kim ngạch nhập khẩu đạt 99,74 tỷ USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng đầu năm kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 278,84 tỷ USD, tăng 6,1% so với quý II và tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 100,85 tỷ USD, tăng 18,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 177,99 tỷ USD, tăng 16,5%.

Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu chín tháng đầu năm nhóm hàng tư liệu sản xuất đtạt 261,5 tỷ USD, chiếm 93,8%.

Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa 9 tháng đầu năm, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 89,5 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 105 tỷ USD.

Cán cân thương mại hàng hóa tháng 9 xuất siêu 2,29 tỷ USD. Tính chung 9 tháng đầu năm xuất siêu 20,79 tỷ USD Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 17,38 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu 38,17 tỷ USD.

b) Xuất, nhập khẩu dịch vụ

Trong quý III/2024, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ ước đạt 5,9 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2023 và tăng 4,2% so với quý trước; kim ngạch nhập khẩu dịch vụ ước đạt 9,8 tỷ USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước và tăng 11,8% so với quý trước.

Tính chung 9 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ đạt 17,4 tỷ USD, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó dịch vụ du lịch đạt 8,8 tỷ USD (chiếm 50,6% tổng kim ngạch), tăng 33,4% so với cùng kỳ năm trước; dịch vụ vận tải đạt 4,9 tUSD (chiếm 28,1%), tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch nhập khẩu dịch vụ 9 tháng đầu năm 2024 đạt 26,6 tỷ USD tăng 26,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó,dịchvụ vận tải đạt 10,7 tỷ USD (chiếm 40,2%), tăng 17,7%; dịch vụ du lịch đạt 9,3 tỷ USD (chiếm 34,7%), tăng 68%  Nhập siêu dịch vụ chín tháng năm 2024 là 9,2 tỷ USD.

10. Chỉ số giá

a) Chỉ số giá tiêu dùng, giá vàng và giá đô la Mỹ

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2024 tăng 0,29% so với tháng trước. So với tháng 12/2023, CPI tháng Chín tăng 2,18% và so với cùng kỳ năm trước tăng 2,63%. CPI bình quân quý III/2024 tăng 3,48% so với quý III/2023. Tính chung 9 tháng đầu năm nay, CPI tăng 3,88% so với cùng kỳ năm trước và lạm phát cơ bản tăng 2,69%.

Chỉ số giá vàng tháng 9/2024 tăng 1,88% so với tháng trước; tăng 22,66% so với tháng 12/2023 và tăng 32,27% so với cùng kỳ năm trước; bình quân 9 tháng đầu năm, chỉ số giá vàng tăng 26,27% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 9/2024 giảm 1,79% so với tháng trước; tăng 1,7% so với tháng 12/2023; tăng 2,4% và bình quân 9 tháng đầu năm tăng 5,46%.so với cùng kỳ năm trước.

b) Chỉ số giá sản xuất

Chỉ số giá sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, công nghiệp, dịch vụ, nguyên nhiên vật liệu quý III và 9 tháng đầu năm 2024 có xu hướng tăng so với cùng kỳ năm trước, trong khi chỉ số giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa lại giảm theo thị trường thế giới.Tính chung 9 tháng đầu năm 2024, chỉ số giá sản xuất sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 8,07% so với cùng kỳ năm trước; chỉ số giá sản xuất sản phẩm công nghiệp tăng 0,67%; chỉ số giá sản xuất dịch vụ tăng 6,6%; chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất tăng 2,65%; chỉ số giá xuất khẩu hàng hóa giảm 1,44%; chỉ số giá nhập khẩu hàng hóa giảm 1,73%.

II. Về tình hình xã hội

1) Lao động và việc làm

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước quý III/2024ước tính là 52,7 triệu người, tăng 114,1 nghìn người so với quý trước và tăng 238,8 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng đấu năm, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 52,5 triệu người, tăng 210,6 nghìn người so với cùng kỳ năm trước; tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là 68,5%, giảm 0,4 %.

Lao động có việc làm quý III/2024 khoảng 51,6 triệu người, tăng 114,6 nghìn so với quý trước và tăng 244,6 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng đầu năm, lao động có việc làm là 51,4 triệu người, tăng 212 nghìn người so với cùng kỳ năm trước.

Tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động cả nước quý III/2024 là 1,87%, giảm 0,19 % so với quý trước và so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng đầu năm tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động là 1,99%, giảm 0,03 % so với cùng kỳ năm trước; trong đó, tỷ lệ thiếu việc làm khu vực thành thị là 1,28%, giảm 0,32 % và ở khu vực nông thôn là 2,46%, tăng 0,18% %.

Thu nhập bình quân của người lao động quý III/2024 đạt 7,6 triệu đồng/tháng, tăng 176 nghìn đồng so với quý trước và tăng 519 nghìn đồng so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung 9 tháng đầu năm thu nhập bình quân của người lao động là 7,6 triệu đồng/tháng, tăng 7,4%, (tăng 519 nghìn đồng) so với cùng kỳ năm trước.

Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý III/2024 là 2,24%, giảm 0,05 % so với quý trước và giảm 0,06 % so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động 9 tháng đầu năm 2024 là 2,26%, giảm 0,02 % so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực thành thị là 2,55%; khu vực nông thôn là 2,07%.

b) Đời sống dân cư và bảo đảm an sinh xã hội

Trong quý III năm 2024, tình hình đời sống dân cư vẫn được duy trì ổn định, tỷ lệ hộ đánh giá có thu nhập trongcác tháng của quý III tăng lên là 33,1%, tăng 2,1% so với quý trước và tăng 5,8 % so với cùng kỳ năm trước.

Công tác bảo đảm an sinh xã hội luôn được các cấp, ngành thực hiện kịp thời, hiệu quả. Theo báo cáo từ các địa phương, 9 tháng đầu năm (tính đến 25/9/2024), lãnh đạo trung ương và địa phương, các ban, ngành, đoàn thể, các nhà hảo tâm đã tổ chức thăm hỏi, động viên và tặng quà cho nhiều đối tượng bảo trợ xã hội (theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021) trị già 19,6 nghìn tỷ đồng; các hộ nghèo, cận nghèo trên 4 nghìn tỷ đồng; và người có công, thân nhân người có công với cách mạng là gần 26,6 nghìn tỷ đồng; hỗ trợ đột xuất, bất thường phát sinh tại địa phương là 1,84 nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, bảo hiểm xã hội đã cấp phát hơn 26,6 triệu thẻ BHYT, thẻ khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng thụ hưởng. Theo thông tin từ Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, tính đến ngày 25/9/2024, Chính phủ đã quyết định cấp 432,6 tấn gạo hỗ trợ cho người dân chịu ảnh hưởng nặng nề trong cơn bão số 3.

Trong 9 tháng đầu năm, Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đã hỗ trợ người dân gần 21,8 nghìn tấn gạo cứu đói nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn; hỗ trợ hơn 5,9 nghìn tấn gạo cứu đói giáp hạt và 432,6 tấn gạo cho gần người dânchịu ảnh hưởng do thiên tai.

c) Hoạt động văn hóa, thể thao

Trong quý III diễn ra nhiều hoạt động văn hóa kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh Liệt sỹ (27/7/1947-27/7/2024), lãnh đạo các cấp đã tổ chức lễ dâng hương và thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ tại các nghĩa trang liệt sĩ . Bên cạnh đó, tại các địa phương đã diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi về văn hóa chào mừng kỷ niệm 79 năm ngày Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9.

d) Tai nạn giao thông

Từ 26/8/đến 25/9/2024, cả nước đã xảy ra 1.760 vụ tai nạn giao thông, làm chết 906 người và bị thương 1.252 người. Tính chung 9 tháng đầu năm, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 17.629 vụ tai nạn giao thông, làm chết 8.045 người, bị thương 13.167 người. So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thông đã tăng 7,2%; số người chết giảm 9,7%; số người bị thương tăng 17,4%. Bình quân một ngày trong 9 tháng đầu năm cả nước đã xảy ra hơn 64 vụ tai nạn giao thông, làm chết 29 người, bị thương 48 người.

đ) Thiệt hại do thiên tai

Thiên tai trong tháng Chín và 9 tháng đầu năm chủ yếu do ảnh hưởng mưa lũ và bão, đặc biệt là cơn bão số 3. Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tính đến ngày 30/9/2024, cơn bão số 3 làm 345 người chết, mất tích; 1.978 người bị thương; 4.713 nhà sập đổ; 401.275 nhà bị hư hại, ngập nước; khoảng 286,6 nghìn ha lúa, hơn 63,3 nghìn ha hoa màu bị hư hại; 44,5 nghìn con gia súc, hơn 5,76 triệu con gia cầm bị chết hoăc lũ cuốn trôi. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng của các địa phương nơi cơn bão đi qua và hoàn lưu sau bão đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng: Hệ thống giao thông bị chia cắt, thông tin liên lạc mất kết nối; trường, lớp học bị thiệt hại ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh, cây xanh đô thị bị gãy đổ nhiều. Ước tính giá trị thiệt hại lên tới 81,8 nghìn tỷ đồng.

e) Bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ

Theo các Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được các Cục Thống kê tổng hợp; trong tháng 9, các cơ quan chức năng đã phát hiện 1.530 vụ vi phạm môi trường. Tính chung 9 tháng đầu năm đã phát hiện 17.342 vụ vi phạm môi trường, trong đó xử lý 15.852vụ với tổng số tiền phạt là 224,7 tỷ đồng, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước.

Trong tháng 9 cả nước đã xảy ra 336 vụ cháy, nổ làm 5 người chết và 6 người bị thương, thiệt hại ước tính 67,7 tỷ đồng, gấp 6,4 lần tháng trước và gấp 4,2 lần cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng đầu năm nay, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 3.193 vụ cháy, nổ, làm 85 người chết và 87 người bị thương, thiệt hại ước tính 217,4 tỷ đồng, giảm 39,8% so với cùng kỳ năm trước.

III. Thay lời kết luận

Trong bối cảnh kinh tế, chính trị thế giới biến động khó lường, thiên tai, bão lũ diễn biến phức tạp, gây hậu quả nghiêm trọng, nhưng với sự vào sự cuộc của cả hệ thống chính trị với, sự chỉ đạo, điều hành kịp thời, quyết liệt, sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nỗ lực của các cấp, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và đông đảo Nhân dân cả nước, kinh tế 9 tháng đầu nămđạt mức tăng trưởng 6,82%. Đây là mức tăng trưởng tích cực, thể hiện sự quyết tâm và nỗ lực của toàn hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm, vụ giải pháp phát triển kinh tế – xã hội và thích ứng nhanh, kịp thời với những biến động của kinh tế thế giới, khắc phục hậu quả nặng nề của thiên tai.

Quốc hội nước CHXHCN Viêt Nam đã thông qua kế hoạch phát triển KT-XH năm 2924 với chỉ tiêu vĩ mô cần đạt tới là tăng trưởng GDP từ 6% đén 6,5%. Trong báo cáo Điểm lại ấn hành cuối tháng 6, Ngân hàng Thế giớí (W.B) dự báo nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,1% trong năm 2024 và lên 6,5% trong năm 2025 và năm 2026, mức dự báo này tiếp tục được ghi mhận trong báo caó điểm lại của W.B trong tháng 10, 2024. Nhiều tổ chức tài chính thế giới cũng đồng tình với nhân định này.

Từ những nhìn nhận khách quan của nhiều tổ chức quốc tế và những nghiên cứu tâm huyết của các nhà khoa học và quản lý  trong nước, cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị với sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và những nỗ lực của các cấp, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và đông đảo Nhân dân cả nước, kinh tế 9 tháng đầu năm  đã đạt mức tăng trưởng 6,82% giúp chúng ta có niềm tin vững chắc để thực hiện thắng lợi mục tiêu đến 2030 trở thành nước thu nhập trung bình cao và đến 2045 đất nước sẽ bước vào đội ngũ các quốc gia phát triển có thu nhập cao.