Nông nghiệp đô thị và những vấn đề đặt ra trên địa bàn thành phố Hà Nội (Kỳ 10)

V. Hiệu quả và tác động của đề án phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội

Đánh giá hiệu quả và tác động của Đề án phát triển Nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội

5.1. Về kinh tế       

  - Gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp trên một đơn vị diện tích sản xuất, chăn nuôi tại khu vực đô thị Hà Nội.

- Khuyến khích phát triển các mô hình, dịch vụ nông nghiệp đô thị mới như du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm, du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng.

- Đóng góp vào tăng trưởng GRDP của thành phố Hà Nội. Năm 2023, GRDP của Hà Nội tăng 6,11% và Hà Nội đã đặt mục tiêu năm 2024 GRDP tăng khoảng 6,5-7,0%

637494949066192391-lanhodiep-4861-1659663292-1200x0-1718853991.jpg
Ảnh minh hoạ

5.2. Về xã hội

  - Đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm cho thành phố Hà Nội với dân số tính đến năm 2023 là 8.587.620 người và dự báo đến năm đến năm 2030 là khoảng 10,5 triệu người. 

- Góp phần thực hiện các chính sách của Nhà nước và của thành phố về phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Cải thiện sinh kế cho bộ phận dân cư, nhất là cư dân ở cùng ven đô và chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu dân số, đang trực tiếp tham gia sản xuất nông lâm nghiệp.

- Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử tại các làng nghề gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.  

5.3. Về môi trường 

- Góp phần bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan sinh thái, bảo vệ và phát triển các vườn quốc gia, khu bảo tồn nhiên nhiên.

- Tận dụng các nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất nông nghiệp tại địa phương giúp giảm thiểu ô nhiễm trong quá trình vận chuyển, tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường vừa gia tăng lợi ích kinh tế

- Góp phần bảo vệ môi trường ở đô thị và nông thôn, trong sản xuất nông nghiệp theo Điều 57, 58, 61 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

5.4.  Đánh giá tính khả thi và một số tác động không mong muốn của đề án và đề xuất hướng khắc phục

- Một số tác động không mong muốn

+ Phát triển nông nghiệp đô thị không đồng bộ với quy hoạch phát triển các ngành, nghề, dịch vụ khác, gây tốn kém về chi phí đầu tư và hiệu quả kinh tế thấp.

+ Nguồn vốn đầu tư không đáp ứng đủ nhu cầu vận hành và phát triển nông nghiệp đô thị.

+ Nguồn nhân lực tham gia các hoạt động nông nghiệp đô thị không đáp ứng về chất lượng và số lượng.

+ Thiếu kết nối, đồng bộ trong công tác quản lý, vận hành nông nghiệp đô thị tại các cơ quan quản lý; Hệ thống thông tin, liên lạc giữa các tác nhân tham gia nông nghiệp đô thị không được kết nối đồng bộ.

- Biện pháp khắc phục, giảm thiểu

+ Đưa nông nghiệp đô thị vào các quy hoạch xây dựng và phát triển chung của Thủ đô; Lồng ghép đề án nông nghiệp đô thị với các chính sách của trung ương, các đề án, chương trình và dự án đang triển khai trên địa bàn thành phố Hà Nội.

+ Thành phố Hà Nội cần bố trí nguồn vốn đầu tư công dành riêng cho phát triển nông nghiệp đô thị. Ngoài ra, cần tích cực thực hiện hình thức đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) để tận dụng nguồn vốn của các doanh nghiệp, tìm kiếm nguồn tài trợ từ các tổ chức quốc tế, các quỹ đầu tư nông nghiệp.

+ Tăng cường năng lực cho các tác nhân tham gia quản lý, vận hành các hoạt động của nông nghiệp đô thị.

+ Tích cực thực hiện chuyển đổi số trong công tác quản lý nhà nước, xây dựng cơ sở dữ liệu về nông nghiệp đô thị; Hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ nông sản, đẩy mạnh giao thương từ mô hình chợ truyền thống sang thương mại điện tử. 

Còn tiếp...!