Ông Già Bến Ngự (Tiểu thuyết lịch sử) - Kỳ 21

Trân trọng giới thiệu tiếp với bạn đọc tác phẩm “Ông Già Bến Ngự” là Tập X trong Bộ tiểu thuyết lịch sử Việt Nam Diễn Nghĩa của PGS TS Cao Văn Liên do NXB Hồng Đức ấn hành năm 2023.

     Kỳ 21.

        Đặng Tử Kính hỏi:

              -Thế còn ngài Bá Tước Đại Ôi?

              Tăng Bạt Hổ đáp:

       -Bá tước Đại Ôi tên Nhật Bản là Okuma Shigenobu sinh ngày 11 tháng 3 năm 1836, là chính trị gia và là Thủ tướng thứ 8 (30-6-1898 đến 8-11-1898) của Nhật Bản, là một chính khách nổi tiếng nhất lúc bấy giờ. Ông chủ trương chấp nhận khoa học và văn hóa phương Tây, một trong những người sáng lập Trường đại học Wa se da.

         Sớm hôm sau, Tăng Bạt Hổ dẫn Phan Bội Châu và Đặng Tử Kính đi gặp chính khách, Nghị sĩ nghị Viện Khuyển Dưỡng nghị. Ba người đi trên đường phố Tô Ki ô tấp nập. Ô tô đi lại ngược xuôi dằng dặc trên đường phố. Tô ki ô còn gọi là Đông Kinh có nghĩa là thành phố phía đông đảo chính Honshi. Ngoài ra Tô ki ô còn bao trùm các quân đảo Izu và quần đảo Ogasawara. Tô ki ô trước có tên là E do, có nghĩa là cửa sông. Năm 1863 Thiên hoàng Minh Trị chuyển kinh đô về đây và Edo mới đổi thành Tokiô, kinh đô phía Đông. Phan Bội Châu đưa mắt nhìn xa xa, những dãy núi không xa Tôkiô mờ mờ màu xanh chìm trong mây khói. Tăng Bạt Hổ chỉ tay và nói:

      -Tên những ngọn núi đó là Katasu, Odake, Mitake, trong đó núi Kumotori là cao nhất: tới 2017m.

        Xa hơn nữa là những hòn đảo ngoài khơi phía nam vùng Cato thấp thoáng chìm trong mây nước. Ba ngươi đi qua những chiếc hồ rộng mặt lung linh như gương soi bóng phố sá đô thành. Đó là các hồ  Kunama sóng in trời xanh lung linh. Trên bờ hồ những cây Anh đào nở hoa trắng, hoa đỏ, hoa hồng rực rỡ nghiêng mình theo gió, hoa rớt xuống mặt hồ trôi dập dềnh như dệt lụa. Những chiếc du thuyền lướt trên sông  như trôi về vô định.

         Tăng Bạt Hổ nói:

        -Tôkiô đẹp nhưng đôi khi phải chịu những trận động đất kinh hoàng.

        Tăng Bạt Hổ dẫn Phan Bội Châu và Đặng Tử Kính đi đến biệt phủ của ngài cựu Thủ tướng thứ 8 của Nhật Bản, ngài Okuma Shigenobu, lãnh tụ đảng Lập Hiến, một trong những chính khách nổi tiếng nhất của Nhật Bản, người thành lập Trường Đại học Waseda.

         Khu biệt phủ mỗi chiều khoảng 500m, chung quanh có tường vây quanh và cây lá xanh tươi. Nhà cửa biệt phủ cao 4 tầng, mái lợp ngói, chung quanh tường gạch có cửa sổ thoáng mát. Tầng một lối vào có hai cánh cửa kéo. Trong căn phòng không rộng nhưng thoáng mát, cửa rộng mở. Ba người bước vào thì thấy Okyma mặc quần áo truyền thống Nhật Bản rộng thung thình màu gấm xanh, trạc khoảng 67 tuổi đang ngồi ở bàn vẻ chờ đợi. Ba người còn thấy có cả ngài Khuyển Dưỡng Nghị (Tsuy Oshu) khoảng 50 tuổi, lãnh tụ Đảng Quốc gia hiến pháp, thành viên Nghị viện Nhật Bản, cựu bộ Trưởng Bộ giáo dục, mặc trang phục truyền thống võ sĩ đạo. Thấy Phan Bội Châu, Đặng Tử Kính và Tăng Bạt Hổ  bước vào, hai người vội đứng dậy đón, tỏ vẻ vui mừng. Tăng Bạt Hổ chào bằng tiếng Nhật:

-Xin chào hai tiên sinh.

Phan Bội Châu và Đặng Tử Kính chào bằng tiếng Việt:

-Xin chào hai ngài.

Hai chính khách Nhật Bản bắt tay ba người. Họ bắt tay Tăng Bạt Hổ lâu hơn là vị bạn cũ gặp nhau. Hai người nói:

-Không ngờ lại được gặp ngài, rất hân hạnh được gặp ba ngài.

Ba người đáp:

-Chúng tôi cũng rất hân hạnh được gặp hai ngài là những chính khách nổi tiếng của Nhật Bản.

Năm người uống trà xong, khi đã đặt ly, Tăng Bạt Hổ giới thiệu với Okuma và Tsuy oshi:

-Tôi về Việt Nam đã gia nhập ngay vào Duy Tân hội, một chính đảng chủ trương đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc. Đây là ngài Phan Bội Châu nhà hoạt động văn hóa chính trị nổi tiếng cuả Việt Nam, Chủ tịch Duy Tân hội.

-Còn đây là ngài Đặng Tử Kính, nhà hoạt động chính trị, hội viên của Duy Tân hội.

Okuma hỏi Phan Bội Châu:

-Chúng tôi xin chào mừng ngài Chủ tịch Phan Bội Châu và hai thành viên của Duy Tân hội, ngài Tăng Bạt Hổ và ngài Đặng Tử Kính. Vậy ba vị tới Nhật Bản gặp chúng tôi có việc gì không?

Tăng Bạt Hổ dịch lại cho Phan Bội Châu và Đặng Tử kính nghe và nói với Phan Bội Châu:

-Tiên sinh nói đi, tôi sẽ dịch lại cho hai ngài đây nghe.

Phan Bội Châu nói:

-Thưa hai ngài, nước Việt Nam bị Pháp đánh chiếm từ năm 1858 và thiết lập ách thống trị cho đến nay đã gần 50 năm. Chúng ra sức đàn áp, bóc lột đồng hóa, giết hại dã man đồng bào Việt Nam không thương tiếc. Trong các nước châu Á, quý quốc đây đã làm được cách mạng 1868, sau đó tiến hành Minh Trị duy tân, giữ được độc lập, trở thành một quốc gia hùng mạnh, phát triển thành một cường quốc nhất châu Á. Chúng tôi vô cùng bái phục và ngưỡng vọng Nhật Bản. Nhật Bản với Việt Nam là đồng chủng, đồng văn. Cho nên chúng tôi sang đây là nhờ quý quốc giúp binh lực vũ khi đánh đuổi Pháp, giúp Việt Nam giành độc lập.

Nghe Tăng Bạt Hổ dịch xong, Okuma và Tsuy Ôshi cùng hỏi:

-Các Ngài muốn chúng tôi giúp như thế nào?

Phan Bội Châu đáp:

-Thưa hai ngài, chúng tôi muốn Nhật Bản đưa quân đội và vũ khí vào đánh Pháp tại Việt Nam.

Nghe Tăng Bạt Hổ dịch xong, Okuma và Tsuy Oshi im lặng vừa nhâm nhi ly nước trà vừa đăm chiêu suy nghĩ. Một lát sau Okuma nói với Tsuy Oshi:

-Chúng ta xin phép lên tầng hai bàn luận một lát.

Tăng Bạt Hổ dịch lại:

-Hai ngài lên tầng hai bàn bạc, một lát sau sẽ xuống, thưa Chủ tịch.

Bấy giờ Phan Bội Châu mới hết ngạc nhiên, ba người lại vừa uống trà vừa chờ đợi.

Canh giờ sau Okuma và Tsuy Oshi đi xuống, rót trà uống và nói:

-Vấn đề ngài Phan Bội Châu đề nghị là một vấn đề lớn. Hai chúng tôi đã gọi điện cho ngài Thủ tướng Nhật Bản Katsura Ta rô. Ngài Thủ tướng nói rằng quân đội Nhật không thể chiến tranh đánh Pháp vì Pháp và Nhật hiện này không có mâu thuẫn gì, quan hệ hai nước bình thường. Cho nên việc cho quân tác chiến ở Việt Nam là không thể được, làm như vậy Nhật sẽ đối đầu với các cường quốc phương Tây. Vì lý do đó, tôi và ngài Tsuy Oshi bàn nhau là hai chúng tôi sẽ hợp sức giúp các ngài đưa thanh niên Việt Nam đến du học lấy kiến thức khoa học quân sự, khoa học kỹ thuật, sau này về lo cho sự nghiệp của Duy Tân hội để giải phóng nước nhà. Ngày xưa, khi Cách mạng vừa thành công chúng tôi đã nhiều năm cử hàng nghìn thanh niên ưu tú Nhật Bản sang du học ở các nước phương Tây mới có ngày hôm nay.

Phan Bội Châu, Tăng Bạt Hổ, Đặng Tử Kính ngồi uống trà và suy nghĩ. Một lát sau Phan Bội Châu nói:

-Đa tạ hai ngài đã ra sức giúp đỡ. Hai ngài có thể giúp đỡ được bao nhiêu lưu học sinh Việt Nam?

Okuma nói:

-Ít thì một trăm, nhiều thì vài trăm, càng nhiều càng tốt cho tương lai của Việt Nam mà.

Phan Bội Châu hỏi:

 -Các ngài có chu cấp chỗ ăn ở cho lưu học sinh  Việt Nam được không?

Okuma đáp:

-Chúng tôi chỉ không thu học phí và cho chỗ ở. Còn tiền ăn uống, sinh hoạt đi lại thì các ngài phải chịu.

Phan Bội Châu đáp:

-Đa tạ hai ngài, chúng tôi sẽ tổ chức cho lưu học sinh Việt Nam sang quý quốc học tập, gọi là phong trào Đông du. Còn thủ tục nhập cảnh vào Nhật, đón tiếp và bố trí nhà ở thế nào nhờ hai ngài giúp đỡ.

Tsuy Oshi nói:

-Những việc đó chúng tôi sẽ giúp đỡ, ba ngài yên tâm. Trường của Nhật Bản nhưng đặt ở Tô giới của Nhật ở Thượng Hải Trung Quốc. Chúng tôi sẽ điện cho công sứ Nhật ở đó lo nhập cảnh và nhà ở.

Phan Bội Châu, Tăng Bạt Hổ, Đặng Tử Kính đứng dậy:

-Đa tạ hai ngài.

Ba người bắt tay Okuma và Tsuy Oshi và chào tạm biệt.

Buổi tối ở quán trọ ăn cơm xong, ba người ngồi uống trà. Phan Bội Châu hỏi Tăng Bạt Hổ:

-Tiên sinh đã liên hệ được với ngài Lương Khải Siêu chưa?

Tăng Bạt Hổ đáp:

-Thưa huynh, tôi đã liên hệ, ngài Lương hẹn ngày mai sẽ gặp chúng ta,

-Đệ biết nhiều về ngài Lương Khải Siêu không?

-Tôi có biết đại lược.

(Còn nữa)

CVL